Luyện tập sử dụng từ Ngữ văn 7

Nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em nâng cao kĩ năng về cách sử dụng từ ngữ. Từ đó, các em có thể vận dụng từ ngữ một cách phù hợp trong văn nói và văn viết. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Luyện tập sử dụng từ Ngữ văn 7

1. Khái quát lại nội dung

- Vai trò của vốn từ trong giao tiếp: Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, phải có vốn từ phong phú để chọn những từ chính xác và hay nhất.

- Khi sử dụng từ cần phải chú ý những yêu cầu sau:

+ Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả.

+ Sử dụng từ đúng nghĩa.

+ Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ.

+ Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm, hợp với tình huống giao tiếp.

+ Không lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt.

- Phân loại từ:

+ Từ loại: Danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ, phó từ, lượng từ, chỉ từ, quan hệ từ.

+ Cấu tạo: Từ đơn, từ phức (từ ghép - từ láy).

+ Về nguồn gốc: Từ thuần Việt, từ vay mượn (Hán Việt).

+ Về quan hệ so sánh ý nghĩa: Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm.

+ Các biện pháp tu từ: So sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá, điệp ngữ, chơi chữ.

2. Luyện tập

Câu 1: Em hãy đặt 3 câu có sử dụng từ trái nghĩa nhau.

Gợi ý trả lời:

- Hôm nay tôi rất vui vì được tặng quà, nhưng bạn thân tôi lại không có quà nên bạn rất buồn.

- Mẹ tôi bảo nên ăn no trước khi đi học, để không khéo lại bị đói.

- Cha tôi đã ngủ được một giấc nhưng tôi vẫn mải mê thức chơi game.

Câu 2: Em hãy phát hiện lỗi sai chính tả trong những câu văn dưới đây và chữa lại cho đúng.

(1) Cô ấy vẫn chứng nào tật nấy, đúng là gian sơn dễ đổi bản tính khó dời.

(2) Mẹ tôi hay dạy bảu tôi rằng: thật thà là một đức tính cần có trong cuộc sống.

(3) Nhân dân ta luôn đề cao truyền thống ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uốn nước nhớ nguồn.

Gợi ý trả lời:

(1) Cô ấy vẫn chứng nào tật nấy, đúng là giang sơn dễ đổi bản tính khó dời.

(2) Mẹ tôi hay dạy bảo tôi rằng: thật thà là một đức tính cần có trong cuộc sống.

(3) Nhân dân ta luôn đề cao truyền thống ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn.

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Phát hiện các lỗi sai về âm, chính tả, sắc thái ý nghĩa, từ đó biết sử dụng từ đúng.

- Sử dụng từ chính xác.

- Giáo dục ý thức, giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt.

Ngày:22/10/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM