Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Ngữ văn 7
Nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em cảm nhận được tình quê hương được biểu hiện một cách chân thành, sâu sắc qua bài thơ "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh" của Lí Bạch. Mời các em cùng tham khảo nhé!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
1.1. Tác giả
- Lí Bạch sinh ngày 19-5-701 sau Công nguyên tại Thành phố Tây Vực, nước Trung Quốc, mất ngày 30 tháng 11 năm 762 sau Công nguyên.
- Lý Bạch là một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất thời đường tại Trung Hoa.
- Năm 15 tuổi, nhà thơ Lý Bạch viết bài phú ngạo khá nổi tiếng, có tên "Tư Mã Tương Như" để gửi cho Hàn Kinh Châu.
- Năm 16 tuổi, cái tên Lý Bạch đã nổi tiếng khắp vùng Tứ Xuyên. Nhưng vì chán trần gian nên nhà thơ Lý Bạch đã bỏ lên núi Đái Thiên Sơn học đạo, bắt đầu cuộc đời ẩn sĩ.
- Ông sống và làm việc chủ yếu ở Thành phố Trường Giang, nước Trung Quốc.
1.2. Tác phẩm
- Bài thơ do Tương Như dịch, in trong thơ Đường - Tập II (1987).
- Thể thơ: Ngũ ngôn cổ thể:
+ 4 câu , mỗi câu có 5 chữ.
+ Không bị ràng buộc bởi những quy tắc chặt chẽ về niêm, luật, đối.
- Bố cục bài thơ có thể chia thành hai phần như sau:
+ Hai câu đầu.
+ Hai câu cuối.
2. Đọc - hiểu văn bản
2.1. Hai câu thơ đầu
- Hai câu thơ đầu đã làm hiện lên hình ảnh nhân vật trữ tình trong tâm trạng mơ màng, trằn trọc của chủ thể, chữ “nghi” (ngỡ là), chữ “sương” đã xuất hiện một cách hợp lí và tự nhiên -> nó thể hiện 1 khoảnh khắc suy nghĩ của con người chứ không phải chỉ là sự miêu tả cảnh đơn thuần.
- Hai câu thơ đã gợi ra cho người đọc một không gian vô cùng yên bình, không có bất cứ âm thanh gì, cảm giác đầu tiên đến với ta đó là sự yên tĩnh, vắng lặng và thời gian lúc này như đã khuya lắm rồi, tất cả như đang chìm sâu vào giấc ngủ, chỉ có ánh trăng âm thầm thực hiện nhiệm vụ của mình.
- Nhà thơ đã miêu tả ánh trăng tràn ra khắp mọi nơi, đầu tiên chúng ta sẽ thấy ánh trăng tràn vào nhà, soi rọi khắp nơi. Ánh trăng bằng bạc ấy khiến ông ngỡ như là sương đang la đà trên mặt đất. Hình ảnh ấy gợi cho người đọc một cảm giác cô đơn và trống vắng.
2.2. Hai câu thơ cuối
- Phép đối được sử dụng trong hai câu thơ cuối.
- Sử dụng một loạt động từ chỉ hoạt động, trạng thái, tính chất của sự vật -> gợi tả tâm trạng buồn, nhớ quê hương.
- Đối với tác giả không cần điều gì xa vời, trừu tượng, tác giả chỉ cần ngắm trăng, thấy ánh trăng trên bầu trời đêm cũng đủ để gợi cho ông những cảm xúc dạt dào, tha thiết về chốn cũ. Và ánh trăng “đêm nay” đã khiến cho tâm hồn ông trĩu nặng nỗi nhớ quê, nhớ về nơi ông sinh ra, ở đó có những người thân của ông, nơi đó có biết bao kỉ niệm về những ngày thơ ấu, những năm tháng thăng trầm của một đời người.
-> Khi thấy vầng trăng cũng đơn côi như mình lập tức lại “cúi đầu” không phải để nhìn một lần nữa sương trên mặt đất mà để suy ngẫm về quê hương.
- Tác giả đã kết hợp hài hòa giữa chi tiết thực và chi tiết ảo trong bài thơ. Chúng ta có thể nhận thấy chi tiết trăng rọi sáng đầu giường là thực; còn ngỡ mặt đất phủ sương là ảo. Nhà thơ nhìn ánh trăng mà ngỡ là sương bởi ánh trăng được nhìn qua làn nước mắt nhớ thương, sầu muộn đang rớm quanh mi. Nỗi cô đơn tột đỉnh đang thấm lạnh cả tâm tình khiến sương dâng trong hồn, sương giăng trước mắt.
3. Tổng kết
- Về nội dung: Tấm lòng quê mãi mãi như vầng trăng sáng. Lí Bạch mượn vầng trăng sáng để tỏ tấm lòng trong sáng của mình với quê hương. Qua đó, bộc lộ tình yêu quê hương đất nước tha thiết.
- Về nghệ thuật:
+ Từ ngữ giản dị, tinh luyện.
+ Miêu tả kết hợp với biểu cảm.
+ Sử dụng hình ảnh thiên nhiên gợi cảm cao.
4. Luyện tập
Câu 1: Em hãy viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về bài thơ "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh".
Gợi ý trả lời:
Sau khi đọc và tìm hiểu toàn bộ bài thơ chúng ta sẽ thấy được tấm lòng yêu quê hương, đất nước của tác giả, bài thơ cảnh và tình luôn song hành và gắn bó với nhau. Đối với Lí Bạch thiên nhiên luôn là người bạn đồng hành vừa có thể cùng ông vui chơi nhưng cũng có khi lại là nơi để ông trút nỗi tâm sự của mình. Tâm hồn ông luôn tha thiết với thiên nhiên và chính tấm lòng ấy đã gợi cho Lí Bạch những cái nhing khá độc đáo về thiên nhiên, từ thiên nhiên nhà thơ lại nhớ về quê hương thân yêu. Trong đó bài thơ "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh" có thể được coi là một bài thơ viết về tình yêu quê hương hay nhất, bởi tác giả rất tinh tế lấy ngoại cảnh, thiên nhiên để biểu hiện nỗi nhớ quê của mình. Bài thơ rất ngắn gọn nhưng mang ý nghĩa sâu sắc, nhớ quê là tâm trạng chung của tất cả những người phải sống xa quê.
Câu 2: Em có nhận xét gì về thể thơ và ngôn ngữ mà tác giả sử dụng trong bài thơ "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh":
Gợi ý trả lời:
- Tác giả đã sáng tác bài thơ bằng một lối thơ rất lạ so với thời đại tác giả sống. Bài thơ làm theo lối cổ thể, không bị ràng buộc bởi những quy tắc niêm luật chặt chẽ, nhưng vẫn có kết cấu phổ biến của một bài thơ Đường: hai câu đầu tả cảnh, hai câu sau sinh tình. Nghệ thuật đối tài tình làm nổi bật nỗi nhớ quê hương da diết, khắc khoải của tác giả.
- Ngôn ngữ bình dị, tự nhiên như buột miệng thành lời mà ý tứ hàm súc sâu xa. Với ngôn ngữ giàu chất biểu cảm, bài thơ đã thể hiện tình yêu quê hương tha thiết, sâu nặng của người con xa xứ. Đồng thời bài thơ còn cho thấy dù ở bất cứ nơi đâu thì tình yêu quê hương cũng là một tình cảm đẹp đẽ, sâu sắc nhất của mỗi con người.
5. Kết luận
Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:
- Tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ.
- Một số đặc điểm nghệ thuật nổi bật của bài thơ.
- Bước đầu thấy được bố cục thường gặp trong một bài thơ tuyệt cú.
- Luyện khả năng đọc, phân tích thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.
- Bước đầu so sánh phần âm chữ Hán với bản dịch thơ.
Tham khảo thêm
- doc Cổng trường mở ra Ngữ văn 7
- doc Mẹ tôi Ngữ văn 7
- doc Từ ghép Ngữ văn 7
- doc Liên kết trong văn bản Ngữ văn 7
- doc Cuộc chia tay của những con búp bê
- doc Bố cục trong văn bản Ngữ văn 7
- doc Mạch lạc trong văn bản Ngữ văn 7
- doc Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình
- doc Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
- doc Từ láy Ngữ văn 7
- doc Quá trình tạo lập văn bản Ngữ văn 7
- doc Những câu hát than thân
- doc Những câu hát châm biếm
- doc Đại từ Ngữ văn 7
- doc Luyện tập tạo lập văn bản
- doc Sông núi nước Nam Ngữ văn 7
- doc Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư)
- doc Từ Hán Việt Ngữ văn 7
- doc Tìm hiểu chung về văn biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Thiên Trường vãn vọng) Ngữ văn 7
- doc Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca - trích) Ngữ văn 7
- doc Từ Hán Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
- doc Đặc điểm của văn bản biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Sau phút chia li (Trích chinh phụ ngâm khúc) Ngữ văn 7
- doc Bánh trôi nước Ngữ văn 7
- doc Quan hệ từ Ngữ văn 7
- doc Luyện tập cách làm văn bản biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Qua đèo ngang Ngữ văn 7
- doc Bạn đến chơi nhà Ngữ văn 7
- doc Chữa lỗi về quan hệ từ Ngữ văn 7
- doc Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bố) Ngữ văn 7
- doc Từ đồng nghĩa Ngữ văn 7
- doc Cách lập ý của bài văn biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê Ngữ văn 7
- doc Từ trái nghĩa Ngữ văn 7
- doc Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật, con người Ngữ văn 7
- doc Bài ca nhà tranh bị gió thu phá Ngữ văn 7
- doc Từ đồng âm Ngữ văn 7
- doc Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Cảnh khuya Ngữ văn 7
- doc Rằm tháng giêng Ngữ văn 7
- doc Thành ngữ Ngữ văn 7
- doc Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học Ngữ văn 7
- doc Tiếng gà trưa Ngữ văn 7
- doc Điệp ngữ Ngữ văn 7
- doc Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học Ngữ văn 7
- doc Làm thơ lục bát Ngữ văn 7
- doc Một thứ quà của lúa non: Cốm Ngữ văn 7
- doc Chơi chữ Ngữ văn 7
- doc Chuẩn mực sử dụng từ Ngữ văn 7
- doc Ôn tập văn bản biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Sài Gòn tôi yêu Ngữ văn 7
- doc Mùa xuân của tôi Ngữ văn 7
- doc Luyện tập sử dụng từ Ngữ văn 7
- doc Ôn tập tác phẩm trữ tình Ngữ văn 7
- doc Ôn tập phần tiếng Việt Ngữ văn 7
- doc Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) Ngữ văn 7
- doc Ôn tập phần tiếng Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
- doc Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 7