Tổng kết phần văn học (tiếp theo) Ngữ văn 9

Bài học "Tổng kết phần văn học (tiếp theo)" dưới đây nhằm giúp các em củng cố và hệ thống hóa lại những kiến thức đã học về thể loại của văn học Việt Nam. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Tổng kết phần văn học (tiếp theo) Ngữ văn 9

1. Những nội dung cơ bản cần chú ý

- Nền văn học Việt Nam ra đời, tồn tại phát triển cùng với sự vận động của lịch sử dân tộc; phản ánh tâm hồn tư tưởng, tính cách của con người Việt Nam.

- Phong phú về số lượng tác phẩm, đa dạng về thể loại.

- Các bộ phận hợp thành nền văn học Việt Nam:

+ Văn học dân gian: Được hình thành từ thời xa xưa và tiếp tục được bổ sung phát triển trong các thời kỳ lịch sử tiếp theo; nằm trong tổng thể văn hoá dân gian.

+ Văn học viết: Bao gồm các tác phẩm chữ Hán và các tác phẩm chữ Nôm.

- Về nội dung:

+ Tinh thần yêu nước, ý thức cộng đồng là một nội dung tư tưởng đậm nét, xuyên suốt.

+ Tinh thần nhân đạo.

+ Sức sống bền bỉ và tinh thần lạc quan.

- Về nghệ thuật:

+ Các tác phẩm văn học không phải là hướng tới sự bề thế đồ sộ phi thường mà là vẻ đẹp tinh tế, hài hoà, giản dị, vẻ đẹp ở ngôn từ trong thơ và văn xuôi.

+ Thơ Nôm kết tinh cao nhất là Truyện Kiều.

+ Văn xuôi truyện ngắn phong phú và đặc sắc hơn.

2. Luyện tập

Câu 1: Em hãy liệt kê tất cả những thể loại văn học Việt Nam đã học.

Gợi ý trả lời:

a. Một số thể loại văn học dân gian:

- Tự sự dân gian: gồm các truyện thần thoại, cổ tích.

- Trữ tình dân gian: Ca dao, dân ca.

- Chèo và Tuồng.

b. Một số thể loại văn học trung đại:

- Các thể thơ có nguồn gốc thơ ca Trung Quốc. Có 2 loại chính: Cổ Phong và thể Đường Luật

+ Thể cổ phong: Không cần tuân theo vần, hiên, luật, chữ, số câu trong bài thơ.

+ Thể Đường Luật: Quy định khá chặt chẽ về thanh, đối, số câu, số chữ, cấu trúc thể hiện nhiều dạng.

c. Các thể truyện, kí:

- Kể về các nhân vật lịch sử, các anh hùng, về phụ nữ.

- Có truyện còn mang yếu tố kì ảo tưởng tượng.

d. Truyện thơ Nôm:

- Viết chủ yếu là thơ lục bát; có cốt truyện nhân vật... giàu chất trữ tình.

- Truyện thơ nôm: Bình dân (khuyết danh); bác học đỉnh cao là kiệt tác truyện Kiều của Nguyễn Du.

e. Một số thể loại văn học hiện đại:

- Thể truyện (truyện ngắn, tiểu thuyết) được phát triển.

- Thể tuỳ bút in đậm dấu ấn của chủ thể sáng tác giàu biểu cảm.

- Thơ hiện đại, tính từ thơ mới (1932 - 1945) có nhiều dạng thể; thơ tự do xuất hiện và phát triển có nhiều thành công.

Câu 2: Em hãy chọn phân tích một tác phẩm bất kì và chỉ ra thể loại của tác phẩm ấy.

Gợi ý trả lời:

Chọn phân tích tác phẩm "Qua đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan. Tác phẩm này thuộc thể loại thơ Đường luật:

Trong nền văn học hiện đại nếu như chúng ta bắt gặp sự sắc sảo, mạnh mẽ, bứt phá trong thơ của Hồ Xuân Hương thì chắc hẳn rằng sẽ thấy được sự điềm tĩnh, nhẹ nhàng, trầm buồn của Bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ "Qua đèo Ngang" tiêu biểu cho phong cách ấy.

Bài thơ "Qua đèo Ngang" được sáng tác khi tác giả vào Phú Xuân (Huế) nhận chức và đi qua đèo này. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là nỗi buồn man mác, nhớ nhà, nhớ quê hương và thương cho thân gái nơi đường xa. Bài thơ được sáng tác theo thể thất ngôn bát cú với cấu trúc đề, thực, luận kết.

"Qua đèo ngang" gợi lên sự điềm tĩnh, nhẹ nhàng, trầm buồn của bà Huyện Thanh Quan làm tiêu biểu cho phong cách thơ. Bài thơ "Qua đèo ngang" được tác giả sáng tác trong hoàn cảnh vào Phú Xuân(Huế) nhận chức và đi ngang qua đèo này. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là nỗi buồn man mác, nhớ nhà, quê hương, thương cho thân người con gái yếu đuối đường xa. Bài thơ được sáng tác theo thể thất ngôn bát cú. Với 8 câu thơ mà đã thấy được những thần thái, cái hồn trong cảnh vật và con người trước cảnh núi rừng hiu quạnh.

"Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen lá, đá chen hoa"

Hai câu đề hiện rõ khung cảnh rừng núi hoang sơ lúc "bóng xế tà". Một cảnh chiều nặng nề làm cho lòng người trở nên u buồn, gợn sầu hơn. Tất cả như gợi lên nỗi nhớ muốn tỏ rõ nỗi lòng mà không ai bầu bạn, sẻ chia. Chỉ có "cây cỏ chen lá, đá chen hoa" hiu quạnh. Điệp từ "chen" khẳng định sức sống mạnh mẽ của cỏ, cây, bấu víu để sinh sôi nảy nở.

"Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà"

Những tưởng rằng với sự xuất hiện của sự sống con người quang cảnh sẽ bớt vắng lặng, cô đơn hơn nhưng thực tế lại không phải vậy. Sự xuất hiện của con người trái lại càng khiến cảnh vật thêm phần heo hút, hoang vắng hơn. Nghệ thuật đảo ngữ nhấn mạnh vào dáng “lom khom” của những chú tiều, cái “lác đác” của mấy ngôi nhà ven sông kết hợp các từ chỉ số lượng ít ỏi “vài”, “mấy” khiến cho hình bóng con người đã nhỏ lại càng nhỏ hơn, cuộc sống đã hiu quạnh lại càng hiu quạnh hơn.

Bức tranh về một thế giới cô liêu hiện lên rõ hơn bao giờ hết. Nhìn lại cả hai câu thơ ta thấy chúng có đầy đủ các yếu tố của một bức tranh sơn thủy, hữu tình: núi, sông, tiều phu, chợ. Thế nhưng những yếu tố ấy khi hợp lại với nhau và khúc xạ qua cảm nhận của nhà thơ lại gợi lên một miền sơn cước hiu quạnh, heo hút.

"Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia"

Giữa không gian tĩnh lặng gần như tuyệt đối ấy bỗng vẳng lên tiếng chim quốc khắc khoải, tiếng chim đa đa não nuột. Đó là những âm thanh có thật mà cũng có thể là tiếng vọng từ tâm trạng chất chứa nỗi buồn thời cuộc của nhà thơ. Mượn bút pháp ước lệ và nghệ thuật chơi chữ (từ đồng âm khác nghĩa) để nói lên lòng mình trước cảnh, đó là tài hoa của nữ sĩ.

Tiếng chim kêu không làm cho cảnh vui lên thêm chút nào mà lại làm tăng phần quạnh quẽ, cô liêu. Phải chăng tiếng chim chính là tiếng lòng của kẻ đang mang nặng tâm trạng u buồn, hoài vọng, nhớ nước thương nhà?

“Dừng chân nghỉ lại trời non nước

Một mảnh tình riêng ta với ta”

Đọc hai câu thơ ta cảm thấy thật não nề trong lòng nặng trĩu nỗi buồn da diết không dứt. Tác giả dừng chân nghỉ lại thấy mình nhỏ bé lạc lõng giữa đất trời bao la rộng lớn không một nơi bám giữ, cảnh đất trời mênh mang khiến tác giả chỉ còn thấy “ một mảnh tình riêng” và mảnh tình ấy chỉ còn riêng “ ta với ta”. Một mình lạc lõng giữa thiên nhiên hiu hắt, nỗi buồn ấy dâng lên đến cực độ, xuyên thấu vào trái tim, buồn đến ngả nghiêng xoay chuyển đất trời.

Với giọng điệu tha thiết, tâm tình, lúc trầm lúc bổng kết hợp với các biện pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình độc đáo, lấy động tả tĩnh, phép đảo ngữ, điệp ngữ… đã mang đến cho bài thơ những cả xúc dạt dào đi thấu vào tấm lòng người đọc. Đọc bài thơ Qua đèo Ngang ta càng hiểu thêm được tấm lòng của người con khi xa quê hương và tăng thêm niềm tin yêu đối với quê hương mình.

(Sưu tầm)

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Có những hiểu biết ban đầu về lịch sử văn học Việt Nam.

- Một số khái niệm liên quan đến thể loại văn học đã học.

- Rèn kĩ năng hệ thống hoá tri thức đã học về các thể loại văn học gắn với từng thời kì.

Ngày:18/01/2021 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM