Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Ngữ văn 9
Bài học "Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ" dưới đây nhằm giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng viết bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ hay và đặc sắc nhất. Mời các em cùng tham khảo nhé!
Mục lục nội dung
1. Nội dung bài học
- Cách làm bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ:
+ Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và đưa ra nhận xét của cá nhân mình.
+ Thân bài: Trình bày các suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.
+ Kết bài: Khái quát giá trị ý nghĩa của bài thơ, đoạn thơ.
- Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần nêu được các nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, cảm xúc của tác phẩm.
2. Luyện tập
Câu 1: Em hãy viết bài văn nêu cảm nhận của bản thân về bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải.
Gợi ý trả lời:
Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là tác phẩm cuối cùng của nhà thơ Thanh Hải, được viết vào tháng 11 năm 1980 khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh, bài thơ của ông đã nêu bật lên một cảm hứng đón nhận thanh sắc, trời đất mùa xuân, cảm nhận được sự tự hào về bước đi lên thanh xuân của đất nước. Đồng thời, bài thơ là tiếng lòng tha thiết, yêu mến và gắn bó với đất nước, gắn bó với cuộc đời và thể hiện chân thành một ước nguyện hiến dâng.
Mở đầu bài thơ là bức tranh thiên nhiên xứ Huế đặc sắc. Bức tranh xuân được mở ra với không gian thoáng đạt: dòng sông, mặt đất, bầu trời. Dòng sông xanh, dòng sông thơ mộng hòa sắc một bông hoa tím biếc trên cao những cánh chim chiền chiện chao liệng hết vang trời làm xáo động cả bức tranh xuân. Dòng sông, tiếng chim là những hình ảnh thực nhưng lại được xen vào hình ảnh ảo…
Bài thơ mở đầu bằng bức tranh thiên nhiên nhiều màu sắc và rất tươi đẹp:
"Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng"
Cảm xúc về thiên nhiên thật tươi mới và thân thuộc trong khung cảnh đồng quê. Màu tím biếc của bông hoa lục bình soi dưới bóng của dòng sông xanh mát, tiếng chim chiền chiện đang ca lên bài ca xuân bằng tiếng hát trong trẻo của mình, đây là loài chim báo hiệu một tương lai ấm no hạnh phúc cho con người. Lời thơ như tiếng hát, tiếng gọi say đắm trước khung cảnh thiên nhiên, trước bức tranh xuân đẹp dịu dàng.
Hai tiếng “hót chi” là giọng điệu quen thuộc của người dân xứ Huế được tác giả đưa vào trong trang thơ để diễn tả lên cảm xúc thiết tha, yêu đời của người với cảnh vật. Chỉ ngắm dòng sông xanh, ngắm bông hoa bé nhỏ, nghe tiếng chim hót và bất giác thấy giọt sương long lanh trên tán lá cũng đủ làm trái tim của chúng ta thổn thức theo nhịp thở của mùa xuân. Đó là vẻ đẹp và sức sống mặn mà của sắc trời khi bước vào xuân.
Từ mùa xuân của thiên nhiên, trời đất nhà thơ chuyển sang cảm nhận về mùa xuân của đất nước. Tác giả hướng tình cảm của mình tới những con người đang làm đẹp mùa xuân:
"Mùa xuân người cầm súng
Lộc dắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ"
Những câu thơ tạo ra hình ảnh sóng đôi đẹp như hai vế của câu đối mừng xuân nói về những người chiến sĩ bảo vệ và những người lao động dựng xây đất nước. "Lộc" theo bước chân người cầm súng ra trận, theo bàn tay người lao động ra đồng và gieo mùa xuân đến khắp mọi miền đất nước.
"Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước"
Biết bao nhiêu mùa xuân ông cha ta đánh giặc giữ nước, bao nhiêu mùa xuân lập chiến công chống quân xâm lược "vất vả và gian lao". Thanh Hải tự hào khi nghĩ về đất nước với bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước. Đất nước như vì sao sáng vượt qua vất vả và gian lao để đi lên phía trước. Từ "cứ" đặt đầu câu thơ như một sự khẳng định, thể hiện một chân lí đơn giản mà thiêng liêng. Có thể nói bao nỗi nhọc nhằn, đắng cay của dân tộc được đáp lại bằng những mùa xuân tiếp nối vô tần. Đó là lòng tự hào, lạc quan, tin yêu của nhà thơ đối với đất nước, với dân tộc.
"Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến"
Điều tâm niệm của tác giả thật chân thành sâu sắc. Con chim hót, một cành hoa là những hình ảnh đẹp của thiên nhiên. Một nốt trầm trong giàn hợp xưởng là âm thanh mà mọi người đều thích nghe. Tác giả muốn làm việc, muốn cống hiến cho cuộc đời, cống hiến cho đất nước. Điệp từ một trong đoạn thơ diễn tả sự ít ỏi, khiêm tốn nhưng hình ảnh con chim, cành hoa, nốt trầm cuối cùng dã dồn vào hình ảnh thật đặc sắc:
"Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc"
Khát vọng của tác giả tuy ẩn chứa sự khiêm nhường qua hình ảnh nho nhỏ, lặng lẽ nhưng thể hiện một tiếng lòng cao cả, thể hiện một nhân sinh quan cao đẹp: phải cống hiến cho đất nước, dù là nhỏ bé, và phải không ngừng cống hiến cho cuộc đời. Mỗi con người hãy là một mùa xuân nho nhỏ để làm nên mùa xuân bất diệt của đất nước. Một xã hội tốt đẹp thì mỗi con người phải tốt đẹp. Đây là điều tâm niệm và khát vọng của nhà thơ trước lúc đi xa vĩnh biệt cuộc đời.
Bài thơ kết thúc khi đã làm lay động trái tim mỗi người bởi chất hoạ gợi cảm, chất nhạc vấn vương và ước nguyện thiết tha chân thành của tác giả. Dường như ước nguyện nhỏ bé khiêm nhường ấy không còn là của riêng Thanh Hải mà đã trở thành tiếng lòng chung của nhiều người. Bởi vậy mà đọc xong bài thơ em muốn tự hỏi mình một điều giản dị.
(Sưu tầm)
Câu 2: Em hãy lập dàn ý cho đề bài: Phân tích bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy.
Gợi ý trả lời:
a. Mở bài:
- Trước tiên cần giới thiệu về tác giả Nguyễn Duy, chẳng hạn như quê quán, quan điểm sáng tác, phong cách nghệ thuật,...
- Giới thiệu khái quát về bài thơ "Ánh trăng" (xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, những đặc sắc về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật,...).
- Giới thiệu vấn đề cần bàn luận: Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy.
b. Thân bài:
- Tác giả đã sử dụng đa dạng về kết hợp với các thủ pháp nghệ thuật đặc sắc, thủ pháp nghệ thuật đầu tiên phải kể đến đó chính là biện pháp liệt kê "đồng", "sông", "bể' cùng điệp ngữ "với" lặp lại nhiều lần đã nhấn mạnh sự gắn bó, thắm thiết bền chặt giữa con người với thiên nhiên.
- Hình ảnh "hồi chiến tranh ở rừng": gợi lên những năm tháng chiến tranh vất vả, gian khổ, ác liệt.
- Trong chính hoàn cảnh ấy, vầng trăng trở thành người bạn thân thiết, gắn bó cùng con người, luôn đồng cam cộng khổ và chia sẻ cùng họ mọi nỗi niềm trên chặng đường hành quân cũng như trong cuộc sống.
- Hình ảnh so sánh, ẩn dụ "trần trụi với thiên nhiên', "hồn nhiên như cây cỏ".
- Hình ảnh ẩn dụ "vầng trăng đi qua ngõ/ như người dưng qua đường".
- Tác giả đã dựng nên cuộc hội ngộ đầy kịch tính và bất ngờ của con người với ánh trăng một cách tự nhiên nhưng vô cùng đặc sắc, khi đèn điện tắt khiến con người nhận ra vầng trăng tròn đầy, thủy chung, tình nghĩa với bao kỉ niệm tươi đẹp vẫn luôn còn đó chỉ có điều đôi lúc vì vô tình mà ta đã lãng quên chúng.
- Hình ảnh thơ độc đáo "trăng cứ tròn vành vạnh":
+ Hình ảnh trăng vô cùng thơ mộng và lãng mạn, như ánh sáng chiếu sáng cả một vùng trời rộng lớn.
+ Tượng trưng cho vẻ đẹp của quá khứ nghĩa tình, trọn vẹn dù lòng người có đổi thay.
- Nghệ thuật nhân hóa "ánh trăng im phăng phắc".
c. Kết bài:
- Khái quát về hình ảnh vầng trăng trong bài thơ và nêu cảm nghĩ của bản thân.
3. Kết luận
Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:
- Củng cố những kiến thức về thể thơ trữ tình.
- Rèn luyện kĩ năng nói trước tập thể những cảm nhận về bài thơ đã học.
- Giáo dục học sinh ý thức học tập, rèn kĩ năng lập luận một vấn đề.
Tham khảo thêm
- doc Bàn về đọc sách Ngữ văn 9
- doc Khởi ngữ Ngữ văn 9
- doc Phép phân tích và tổng hợp Ngữ văn 9
- doc Luyện tập phân tích và tổng hợp Ngữ văn 9
- doc Tiếng nói của văn nghệ Ngữ văn 9
- doc Các thành phần biệt lập Ngữ văn 9
- doc Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống Ngữ văn 9
- doc Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống Ngữ văn 9
- doc Chương trình địa phương (phần Tập làm văn) Ngữ văn 9
- doc Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới Ngữ văn 9
- doc Các thành phần biệt lập (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Viết bài Tập làm văn số 5 - Nghị luận xã hội Ngữ văn 9
- doc Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí Ngữ văn 9
- doc Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông - Ten Ngữ văn 9
- doc Liên kết câu và liên kết đoạn văn Ngữ văn 9
- doc Con cò Ngữ văn 9
- doc Liên kết câu và liên kết đoạn văn (Luyện tập) Ngữ văn 9
- doc Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí Ngữ văn 9
- doc Mùa xuân nho nhỏ Ngữ văn 9
- doc Viếng lăng Bác Ngữ văn 9
- doc Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích Ngữ văn 9
- doc Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Ngữ văn 9
- doc Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Ngữ văn 9
- doc Viết bài tập làm văn số 6 - Nghị luận văn học Ngữ văn 9
- doc Sang thu Ngữ văn 9
- doc Nói với con Ngữ văn 9
- doc Nghĩa tường minh và hàm ý Ngữ văn 9
- doc Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Ngữ văn 9
- doc Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Ngữ văn 9
- doc Mây và sóng Ngữ văn 9
- doc Ôn tập về thơ Ngữ văn 9
- doc Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Tổng kết phần văn bản nhật dụng Ngữ văn 9
- doc Kiểm tra về thơ Ngữ văn 9
- doc Chương trình địa phương (Tiếng Việt) Ngữ văn 9
- doc Viết bài Tập làm văn số 7 - Nghị luận văn học Ngữ văn 9
- doc Bến quê Ngữ văn 9
- doc Ôn tập phần Tiếng Việt Ngữ văn 9
- doc Những ngôi sao xa xôi Ngữ văn 9
- doc Chương trình địa phương (phần Tập làm văn - tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Biên bản Ngữ văn 9
- doc Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang Ngữ văn 9
- doc Tổng kết về ngữ pháp Ngữ văn 9
- doc Luyện tập viết biên bản Ngữ văn 9
- doc Hợp đồng Ngữ văn 9
- doc Bố của Xi-mông Ngữ văn 9
- doc Ôn tập về truyện Ngữ văn 9
- doc Tổng kết về ngữ pháp (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Con chó Bấc Ngữ văn 9
- doc Kiểm tra về truyện Ngữ văn 9
- doc Kiểm tra phần Tiếng Việt Ngữ văn 9
- doc Luyện tập viết hợp đồng Ngữ văn 9
- doc Bắc Sơn Ngữ văn 9
- doc Tổng kết phần văn học nước ngoài Ngữ văn 9
- doc Tổng kết phần Tập làm văn Ngữ văn 9
- doc Tôi và chúng ta Ngữ văn 9
- doc Tổng kết phần văn học Ngữ văn 9
- doc Tổng kết phần văn học (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi Ngữ văn 9