Tổng kết phần văn học Ngữ văn 9

eLib xin gửi đến các em nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em nắm được đặc điểm của những thể loại đã học. Đồng thời, bài học này còn giúp các em trau dồi thêm vốn từ phong phú cho bản thân. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Tổng kết phần văn học Ngữ văn 9

1. Một số nội dung cần chú ý

Nắm được những thể loại đã học:

- Truyền thuyết: Kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân về sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

- Cổ tích: Kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc (bất hạnh, dũng sĩ, tài năng, thông minh và ngốc nghếch là động vật...). Có yếu tố hoang đường, thể hiện mơ ước, niềm tin chiến thắng...

- Ngụ ngôn: Mượn chuyện về vật, đồ vật (hay chính con người) để nói bóng, gió kín đáo chuyện về con người để khuyên nhủ răn dạy một bài học nào đó.

- Truyện cười: Kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hay phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.

- Ca dao, dân ca: Chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.

- Tục ngữ: Là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động, xã hội...) được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày.

- Chèo: Là loại kịch hát, múa dân gian; kể chuyện diễn tích bằng hình thức sân khấu (diễn ở sân đình gọi là chèo sân đình). Phổ biến ở Bắc Bộ.

- Truyện kí: Truyện kí là truyện viết sự việc có thật xãy ra trong cuộc sống, thời gian địa điểm. Là nội dung nói về sự việc nhất định.

- Kịch: Là một loại hình nghệ thuật tổng hợp vì có sự tham gia của nhiều ngành thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau: kịch bản ( lĩnh vực văn học), đạo điễn, diễn viên, họa sỹ… (thuộc lĩnh vực sân khấu).

2. Luyện tập

Câu 1: Em hãy sưu tầm một số văn bản truyện cười hay ngoài những truyện cười đã học.

Gợi ý trả lời:

a. Câu chuyện cười thứ nhất:

Trong giờ sinh vật, cô giáo hỏi học sinh:

- Tại sao con cá thờn bơn lại mỏng dẹt vậy?

Vova giơ tay:

- Thưa cô vì nó bị con cá voi ....hiếp!

Cô giáo không kiềm chế nổi:

- Biến khỏi lớp học, và nếu không có phụ huynh thì đừng có quay lại lớp.

Chúng ta tiếp tục buổi học. Thế còn ai biết, tại sao mắt của con tôm lại to và lồi ra thế không?

Vova đã ra tới cửa còn quay lại nói cố:

- Thưa cô, vì con tôm cũng có mặt ở cạnh đó và trông thấy tất cả.

(Sưu tầm)

b. Câu chuyện cười thứ hai:

Trong công viên, một người phụ nữ trung niên ngồinghỉ trên ghế đá. Một người đàn ông đứng tuổi ngồi xuống bên cạnh:

- Xin lỗi, chẳng hay bà có phải là nhân viên văn phòng?

Người phụ nữ ngạc nhiên:

- Đúng thế! Sao ông đoán được?

- Nhìn cái mặt ngu ngu.

Người phụ nữ tức giận:

- Mặt ông ngu thì có!

Người đàn ông buồn rầu:

- Thì tôi cũng là nhân viên văn phòng.

(Sưu tầm)

c. Câu chuyện cười thứ ba:

Một phụ nữ ôm đứa con nhỏ bước lên xe buýt. Thấy đứa trẻ, lái xe hét lớn: “Chu cha! Đây có lẽ là đứa trẻ xấu nhất mà tôi nhìn thấy”.

Người phụ nữ rất bực mình, liền đi thẳng đến cuối xe ngồi xuống và phân trần với hành khách ngồi cạnh: “Cha lái xe thật thô lỗ, xúc phạm tôi...”. Ông hành khách liền nói vẻ đồng tình: “Thật chẳng ra sao cả, chị đưa tôi ẵm hộ cái con khỉ này, lên mà mắng cho anh ta một trận”.

(Sưu tầm)

Câu 2: Em hãy phân tích một tác phẩm thuộc thể loại chèo em đã học.

Gợi ý trả lời:

Chọn phân tích tác phẩm "Quan âm Thị Kính":

Quan Âm Thị Kính là một trong những vở chèo nổi tiếng của dân tộc ta. Vở chèo Quan Âm Thị Kính nói chung và đoạn trích Nỗi oan hại chồng nói riêng không chỉ là tác phẩm tiêu biểu cho sân khấu chèo mà tác phẩm còn phản ánh được những nỗi oan trái, bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội cũ.

Quan Âm Thị Kính là vở chèo bao gồm ba phần: án giết chồng, án hoang thai và oan tình được giải - Thị Kính lên tòa sen. Trong mỗi phần đều nói lên số phận bi phẫn, cùng cực của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến, bị đè nén, áp bức. Nhân vật Thị Kính có hai nỗi oan lớn nhất là: nỗi oan giết chồng và nỗi oan mang hoang thai. Đây là hai nút thắt chính của tác phẩm. Nếu án oan giết chồng nói về số phận Thị Kính trong quan hệ gia đình, thì án hoang thai lại thể hiện số phận Thị Kính trong mối quan hệ xã hội. Như vậy, án giết chồng là khởi đầu cho những tai họa mà Thị Kính phải chịu đựng sau này, đồng thời qua biến cố này những phẩm chất tốt đẹp của Thị Kính cũng được bộc lộ.

Trích đoạn Nỗi oan hại chồng là cốt lõi trong phần mở đầu của vở chèo. Phần này có năm nhân vật tham gia vào quá trình tạo nên xung đột kịch và làm nền cho nhân vật Thị Kính bộc lộ phẩm chất cao đẹp. thiện Sĩ và Sùng ông là những kẻ nhu nhược, không có chủ kiến, chỉ đóng vai phụ để làm nổi bật tính cách điêu ngoa, nanh ác của Sùng bà. Xung đột cơ bản của vở chèo được thể hiện qua mâu thuẫn của Sùng bà và Thị Kính (mẹ chồng, nàng dâu). Sùng bà thuộc loại nhân vật mụ ác, đại diện cho tầng lớp địa chủ phong kiến với những thói hư tật xấu như hóm hĩnh, tự phụ về dòng giống cao sang, cả vú lấp miệng em, luôn lấy mình làm chuẩn mực để xem xét, đánh giá người khác theo nhân thức hồ đồ của mình, Thị Kính thuộc loại nhân vật nữ chính trong chèo, đại diện cho người phụ nữ lao động nghèo. Thị Kính là nàng dâu ngoan hiền nết na, thùy mị nhưng bị Sùng bà nanh ác buộc tội giét chồng. Gia đình nhà chồng đã gây ra cho Thị kÍnh những nỗi oan chồng chất. Nàng bị hàm oan, hạnh phúc tan vỡ, bị đuổi khỏi nhà chồng và đau khổ nhất là phải chứng kiến cảnh người cha thân yêu bị sỉ nhục.

Mâu thuẫn giữa Sùng bà và Thị Kính về hình thức là xung đột trực tiếp giữa mẹ chồng nàng dâu nhưng về bản chất lại là mâu thuẫn sâu sắc giữa kẻ thống trị và người bị trị. Đó là cái nút đầu tiên trong vở chèo bộc lộ thân phận, địa vị thấp kém của người phụ nữ nghèo trong quan hệ gia đình và hôn nhân phong kiến.

Trước tình cảnh đó nàng chỉ còn một lối thoát duy nhất đó là ra đi. Trước khi đi nàng nhìn lại những kỉ vật của hai vợ chồng: chiếc kỉ, thúng sách, thúng khâu,… cái nhìn của nàng trở nên đau đớn, xót xa biết bao. Nàng đã lựa chọn giả trai đi tu làm lối thoát cho mình. Hành động đó cho thấy nàng đã bị đẩy đến bước đường cùng, phải tìm đến cửa Phật để nương nhờ. Đồng thời, ở đây nàng cũng mong rằng Phật tổ sẽ soi xét mà biết cho tấm lòng trinh bạch của nàng.

Đoạn trích tiêu biểu cho nghệ thuật chèo truyền thống. Xây dựng xung đột kịch lôi cuốn, hấp dẫn, xung đột kịch được đẩy lên đến cao trào. Xây dựng nhân vật tiêu biểu, đại diện cho giai cấp tầng lớp trong xã hội (Thị Kính - nông dân nghèo khổ; Sùng bà - địa chủ độc ác, bất nhân). Những làn điệu chèo phù hợp, giúp diễn tả tâm trạng, tính cách nhân vật. Nhân vật mang tính quy ước, thiện - ác phân chia làm hai tuyến rõ ràng.

Đoạn trích Nỗi oan hại chồng nói riêng và vở chèo Quan Âm Thị Kính nói chung đã khắc họa chân dung số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Họ có nhân cách, phẩm chất tốt đẹp nhưng cuộc đời, số phận đầy bất hạnh. Bên cạnh đó cũng lên tiếng vạch trần bộ mặt độc ác, bất nhân của những kẻ cầm quyền, địa chủ phong kiến.

(Sưu tầm)

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Hệ thống hóa các tác phẩm thuộc các thể loại văn học trong chương trình THCS.

- Rèn kĩ năng hệ thống hoá tri thức đã học về các thể loại văn học gắn với từng thời kì.

- Đọc hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại.

Ngày:18/01/2021 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM