Ôn tập phần Tiếng Việt Ngữ văn 9

Bài soạn "Ôn tập phần Tiếng Việt" dưới đây nhằm giúp các em củng cố và hệ thống hóa lại những kiến thức đã học về Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn 9 học kì 2. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Ôn tập phần Tiếng Việt Ngữ văn 9

1. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập

- Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Trước khởi ngữ thường có thêm các quan hệ từ: về, đối với…

- Các thành phần biệt lập:

+ Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn nhận đánh giá của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

+ Các thành phần tình thái là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên dược gọi là thành phần biệt lập.

2. Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức:

- Về nội dung:

+ Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn.

+ Các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo trình tự hợp lí.

- Về hình thức, các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính như sau:

+ Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước (phép lặp).

+ Sử dụng ở câu đứng sau các từ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước (phép đồng nghĩa, liên tưởng, trái nghĩa).

+ Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước (phép thế).

+ Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thì quan hệ với câu trước (phép nối).

3. Nghĩa tường minh và hàm ý

- Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.

- Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp những có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. Điều kiện sử dụng hàm ý:

+ Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.

+ Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.

4. Luyện tập

Câu 1: Em hãy cho biết hàm ý trong đoạn hội thoại sau:

- Hương: Ôi! Bạn có cái áo xinh thế kia!

- Hồng: Cảm ơn bạn nhé!

- Hương: Cái áo này có rẻ không bạn?

- Hồng: Nó tận đến 500 nghìn đồng đấy!

Gợi ý trả lời:

- Hàm ý nằm trong câu nói của Hồng: "Nó tận đến 500 nghìn đồng đấy!" -> ý nói cái áo này rất đắt.

Câu 2: Tìm các thành phần biệt lập trong các câu sau:

a. Cái Lan ơi? Lấy hộ mẹ cái ví tiền ở trong ngăn tủ nhé!

b. Tim tôi cũng đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ.

c. Thưa ông, bốn cháu của con nhờ trời vẫn khỏe mạnh cả.

d. Ô hay! Buồn vương cây ngô đồng!

e. Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.

g. Truyện chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La- phông- ten, tác giả Buy- phông, hay và hấp dẫn vô cùng.

Gợi ý trả lời:

a. Thành phần gọi đáp.

b. Thành phần tình thái.

c. Thành phần gọi đáp.

d. Thành phần cảm thán.

e. Thành phần tình thái.

g. Thành phần phụ chú.

Câu 3: Em hãy viết đoạn văn ngắn với chủ đề tự chọn có sử dụng phép liên kết. 

Gợi ý trả lời:

Biết ơn là một phẩm chất mà con người cần có. Bởi vì ngay từ khi còn rất nhỏ, ta được cha mẹ, ông bà nuối nấng chăm sóc, khi đi học lại được thầy cô dạy dỗ kiên thức khoa học và cách làm người. Bên cạnh đó bạn bè cho ta sự giúp đỡ chân tình. Để đáp lại tất cả những điều đó, mỗi chúng ta luôn ghi nhớ và phải sống chân tình như mọi người đã đối với ta. Đó chính là lòng biết ơn sâu nặng và cách trả ơn tốt nhất của ta cho mọi người, cho cuộc đời này.

-> Phép lặp: "biết ơn".

5. Kết luận

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Hệ thống hóa các vấn đề đã học về Tiếng Việt.

- Củng cố kĩ năng sử dụng khởi ngữ và các thành phần biệt lập trong giao tiếp.

- Rèn luyện kĩ năng sử dụng các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn sử dụng hàm ý trong viết văn trong giao tiếp.

Ngày:06/01/2021 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM