Bàn về đọc sách Ngữ văn 9
eLib xin gửi đến các em nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em hiểu được tầm quan trọng của việc đọc sách, nắm được phương pháp đọc sách. Chúc các em học tập thật tốt nhé!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
- Tác giả: Chu Quang Tiềm (1897 - 1986) là nhà mĩ học và lí luận văn nổi tiếng của Trung Quốc.
- Tác phẩm:
+ Trích trong cuốn danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách.
+ Kiểu văn bản: Văn bản nghị luận (lập luận giải thích một vấn đề xã hội).
- Bố cục có thể chia thành ba phần như sau:
+ Phần 1: Từ đầu đến "phát hiện thế giới mới": Sau khi vào bài tác giả khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách.
+ Phần 2: Tiếp theo đến "tiêu hao lực lượng": Cách lựa chọn sách khi đọc.
+ Phần 3: Còn lại: Bàn về phương pháp đọc sách.
2. Đọc - hiểu văn bản
2.1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách
- Tầm quan trọng của sách:
+ Sách ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi tri thức.
+ Sách có giá trị được xem là những cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loại.
+ Sách trở thành kho tàng quý báu của di sản tinh thần mà loài người thu được qua mấy nghìn năm.
- Ý nghĩa của việc đọc sách:
+ Đọc sách là con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức.
+ Đọc sách là trả nợ quá khứ, ôn lại kinh nghiệm loài người.
+ Đọc sách đối với mỗi người còn là sự chuẩn bị để tiến hành cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn đi phát hiện thế giới mới.
=> Lập luận chặt chẽ, hợp lí, lôgic giúp người đọc thấy rõ tầm quan trọng của việc đọc sách.
2.2. Cách lựa chọn sách khi đọc
- Tác giả đã chỉ ra rằng việc chọn sách vô cùng khó khăn, bởi vì sách ngày nay trở nên rất nhiều, thể loại sách nào cũng có và đầy ắp trong các cửa hàng, chất cao trong các thư viện, vì thế người đọc sách thường đứng trước hai cái khó (cái hại). "Một là sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu". Ngày xưa có người đọc đến bạc đầu mới đọc hết một quyển kinh (tứ thư, ngũ kinh), họ đã miệng đọc, tâm ghi, nghiền ngẫm đến thuộc lòng, thấm vào xương tủy, biến thành một nguồn động lực tinh thần, cả đời dùng mãi không cạn.
- Sách nhiều chính là một khó khăn vô cùng nghiêm trọng khi chọn sách để đọc, sách nhiều khiến người đọc dễ bị chọn sai, chọn nhầm sách và rồi lạc hướng. Trước hàng biển sách, hàng núi sách, nhiều người vì tham nhiều mà không vụ thực chất, không phân biệt được những tác phẩm ai bàn đích thực với những cuốn sách vô thưởng vô phạt, học vấn chẳng được nâng cao, tâm hồn chẳng được bồi đắp, trái lại chỉ lãng phí thời gian và sức lực.
- Đọc sách nên hướng vào hai loại, chính là loại phổ thông và loại chuyên sâu nhưng không bỏ qua đọc thưởng thức.
2.3. Bàn về phương pháp đọc sách
- Tác giả đã đưa ra luận điểm về cách đọc sách sao cho hiệu quả, đó chính là đọc sách không cần phải đọc nhiều, đọc nhanh mà đọc sao cho kĩ, cho tinh. Chỉ đọc "lướt qua" 10 quyển sách thì không bằng "đọc mười lần" một quyển sách. Đọc 10 quyển sách "không quan trọng" thì chẳng bằng đọc 1 quyển sách thật sự có giá trị". Một câu thơ của cổ nhân được nhắc lại rất ý vị, thấm thía: Sách cũ trăm lần xem chẳng chán, thuộc lòng, ngẫm kĩ một mình hay.
- Để việc đọc sách đạt hiệu quả cao, không sa vào những tác hại phụ không đáng có thì người đọc tuyệt đối không nên đọc một cách tràn lan theo kiểu hứng thú cá nhân mà cần đọc có kế hoạch và hệ thống đọc sách còn là rèn luyện tính cách làm người, một cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ.
=> Đọc sách đúng cách sẽ mang lại hiệu quả cho chúng ta, sách là nơi chứa những nguồn tri thức khổng lồ có ích nhưng người đọc phải biết cách đọc sách một cách hiệu quả nhất. Đó là bài học, là lời khuyên chí lí, chân thành. Một nét đặc sắc trong bài Bàn về đọc sách là tác giả đã sử dụng khá hóm hỉnh một số so sánh khi nói về phương pháp đọc sách, làm cho lí lẽ thêm phần gợi cảm, thấm thía.
3. Tổng kết
- Về nội dung: Đọc sách là một con đường quan trọng để tích lũy, nâng cao học vấn. Cần kết hợp giữa đọc rộng và đọc sâu, giữa loại sách thường thức và loại sách chuyên môn. Việc đọc sách phải có kế hoạch, có mục đích kiên định, chứ không thể tùy hứng và phải vừa đọc, vừa nghiền ngẫm kĩ.
- Về nghệ thuật:
+ Phân tích lí lẽ, đối chiếu so sánh.
+ Bố cục chặt chẽ, hợp lí, các ý kiến dẫn dắt tự nhiên.
4. Luyện tập
Câu 1: Em hãy nêu ý nghĩa của văn bản “Bàn về đọc sách” bằng một đoạn văn ngắn.
Gợi ý trả lời:
Văn bản “Bàn về đọc sách” của tác giả Chu Quang Tiềm có ý nghĩa vô cùng sâu sắc, văn bản như một bài học nhắn nhủ các bạn trẻ về việc đọc sách sao cho hiệu quả. Bài viết này đã chỉ rõ được ba nội dung lớn của việc đọc sách là: Mục đích, cái khó và phương pháp đọc sách. “Bàn về đọc sách” là một bài viết hay thảo luận về một vấn đề đang bị giới trẻ lãng quên trong thời gian gần đây, do mạng internet phát triển. Nhiều bạn trẻ giờ không còn thói quen đọc sách nữa, mà chỉ thích tham gia mạng xã hội, chơi game hoặc đọc truyện tranh… Văn hóa đọc là một văn hóa đặc sắc cần phải phát huy và giữ gìn nó.
Câu 2: Em hãy nêu những luận điểm chính trong văn bản "Bàn về đọc sách".
Gợi ý trả lời:
Trong bài viết tác giả Chu Quang Tiềm đã đưa ra ba luận điểm rõ ràng đó chính là:
- Tầm quan trọng của việc đọc sách.
- Những thiên hướng sai lệch, khó khăn dễ mắc phải trong việc đọc sách hiện nay.
- Bàn về phương pháp đọc sách và chọn sách.
5. Kết luận
Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:
- Rèn kĩ năng tìm và phân tích luận điểm, luận chứng trong văn bản nghị luận.
- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.
- Rèn luyện thêm cách viết một văn bản nghị luận.
- Có thái độ đọc sách đúng đắn và nghiêm túc.
Tham khảo thêm
- doc Khởi ngữ Ngữ văn 9
- doc Phép phân tích và tổng hợp Ngữ văn 9
- doc Luyện tập phân tích và tổng hợp Ngữ văn 9
- doc Tiếng nói của văn nghệ Ngữ văn 9
- doc Các thành phần biệt lập Ngữ văn 9
- doc Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống Ngữ văn 9
- doc Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống Ngữ văn 9
- doc Chương trình địa phương (phần Tập làm văn) Ngữ văn 9
- doc Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới Ngữ văn 9
- doc Các thành phần biệt lập (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Viết bài Tập làm văn số 5 - Nghị luận xã hội Ngữ văn 9
- doc Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí Ngữ văn 9
- doc Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông - Ten Ngữ văn 9
- doc Liên kết câu và liên kết đoạn văn Ngữ văn 9
- doc Con cò Ngữ văn 9
- doc Liên kết câu và liên kết đoạn văn (Luyện tập) Ngữ văn 9
- doc Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí Ngữ văn 9
- doc Mùa xuân nho nhỏ Ngữ văn 9
- doc Viếng lăng Bác Ngữ văn 9
- doc Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích Ngữ văn 9
- doc Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Ngữ văn 9
- doc Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Ngữ văn 9
- doc Viết bài tập làm văn số 6 - Nghị luận văn học Ngữ văn 9
- doc Sang thu Ngữ văn 9
- doc Nói với con Ngữ văn 9
- doc Nghĩa tường minh và hàm ý Ngữ văn 9
- doc Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Ngữ văn 9
- doc Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Ngữ văn 9
- doc Mây và sóng Ngữ văn 9
- doc Ôn tập về thơ Ngữ văn 9
- doc Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Tổng kết phần văn bản nhật dụng Ngữ văn 9
- doc Kiểm tra về thơ Ngữ văn 9
- doc Chương trình địa phương (Tiếng Việt) Ngữ văn 9
- doc Viết bài Tập làm văn số 7 - Nghị luận văn học Ngữ văn 9
- doc Bến quê Ngữ văn 9
- doc Ôn tập phần Tiếng Việt Ngữ văn 9
- doc Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ Ngữ văn 9
- doc Những ngôi sao xa xôi Ngữ văn 9
- doc Chương trình địa phương (phần Tập làm văn - tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Biên bản Ngữ văn 9
- doc Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang Ngữ văn 9
- doc Tổng kết về ngữ pháp Ngữ văn 9
- doc Luyện tập viết biên bản Ngữ văn 9
- doc Hợp đồng Ngữ văn 9
- doc Bố của Xi-mông Ngữ văn 9
- doc Ôn tập về truyện Ngữ văn 9
- doc Tổng kết về ngữ pháp (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Con chó Bấc Ngữ văn 9
- doc Kiểm tra về truyện Ngữ văn 9
- doc Kiểm tra phần Tiếng Việt Ngữ văn 9
- doc Luyện tập viết hợp đồng Ngữ văn 9
- doc Bắc Sơn Ngữ văn 9
- doc Tổng kết phần văn học nước ngoài Ngữ văn 9
- doc Tổng kết phần Tập làm văn Ngữ văn 9
- doc Tôi và chúng ta Ngữ văn 9
- doc Tổng kết phần văn học Ngữ văn 9
- doc Tổng kết phần văn học (tiếp theo) Ngữ văn 9
- doc Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi Ngữ văn 9