Kiểm tra phần Tiếng Việt Ngữ văn 9

Nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em nắm được những kiến thức quan trọng về phần Tiếng Việt đã được học trong chương trình Ngữ văn 9 học kì 2. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Kiểm tra phần Tiếng Việt Ngữ văn 9

1. Nội dung bài học

a. Khởi ngữ:

- Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.

- Trước khởi ngữ thường có thêm các quan hệ từ: về, đối với…

b. Hàm ý:

- Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp những có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. Điều kiện sử dụng hàm ý:

+ Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.

+ Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.

2. Luyện tập

Câu 1: Em hãy viết đoạn văn ngắn có sử dụng thành phần khởi ngữ.

Gợi ý trả lời:

Chắc hẳn thời còn là học sinh ngồi trên ghế nhà trường thì hầu hết ai cũng được trải qua những tiết chào cờ đáng nhớ và vui nhộn. Tôi nhớ như in những tiết chào cờ thời học sinh, khi ba hồi trống vang lên, chúng tôi lại hối hả cho việc tập trung hàng ngũ để chuẩn bị cho tiết sinh hoạt dưới cờ. Dường như ý thức của việc tập trung trong giờ này đối với chúng tôi, đã trở thành thông lệ, hàng ngũ giờ đây đã chỉnh tề, từ loa phong thanh giọng thầy tổng phụ trách vang lên: “Nghỉ ... Nghiêm". Bài hát Quốc ca thật hùng tráng, lúc trầm, lúc bỗng theo nhịp trống Đội. Còn thầy, cô và các bạn học sinh, những người ấy với gương mặt thật nghiêm trang hướng về lá cờ đỏ sao vàng được hai bạn học sinh kéo lên tung bay phất phới trên nền trời xanh thẳm. Có lẽ giờ này các trường trong thị xã đều thực hiện buổi chào cờ nghiêm trang như thế này.

Câu 2: Em hãy đọc đoạn hội thoại sau và cho biết hàm ý được sử dụng?

Hai người bạn lâu rồi không gặp nhau, bỗng gặp nhau trên đường, một người mở lời trước:

- Bạn ơi lâu rồi mới gặp lại.

- Ừ! Tôi thấy rất vui. Công việc của bạn dạo này sao rồi?

- À! Tôi đang vô công rỗi nghề đây.

Gợi ý trả lời:

- Câu nói "À! Tôi đang vô công rỗi nghề đây" đã sử dụng hàm ý, ý nói đến tôi chưa có công việc gì để làm.

Câu 3: Em hãy đọc đoạn văn dưới đây và chỉ ra thành phần khởi ngữ trong đoạn văn đó.

Qua văn bản "Bố của Xi-mông" chúng ta thấy được những tình cảm sâu sắc giữa con người với con người thật cảm động và đáng để ca ngợi, trong truyện Xi-mông đúng là một nhân vật trung tâm, người mẹ đáng thương Blăng-sốt là ngôi nhà của em, còn bác Phi-líp là bầu trời của em, ngôi nhà thì quen thuộc, thân yêu, còn bầu trời là cả một không gian mênh mông hi vọng. Tâm tình - nghĩa là bao nhiêu cay đắng, buồn vui, mơ ước, cả một thế giới tâm trạng về số phận con người - quy tụ vào những cảm nghĩ trẻ thơ. Những cảm nghĩ ấy trong sáng như bầu trời mà bất hạnh chỉ giống như một thứ mưa bóng mây. Đứa con không có cha không phải là một định mệnh nghiệt ngã suốt đời, rồi một lúc nào đó, nó không là một ám ảnh. Nhưng hình tượng nhân vật bé bỏng mà ta vừa nói trên đây là từ con mắt của người lớn nhìn vào. Cuối cùng tác giả Mô-pa-xăng đã vô cùng nhân đạo khi cho cậu bé Xi-mông một người bé giúp em cảm thấy mình trưởng thành hơn, em hạnh phúc với tuổi thơ của mình. Việc Xi-mông có một người bố khiến cuộc sống của em sang một trang mới, em có thể được sống đúng như một con người không bị bạn bè dè bỉu, chọc ghẹo, em có thể hòa nhập với cuộc sống bình thường, không còn sự cô đơn, ghẻ lạnh.

Gợi ý trả lời:

Thành phần khởi ngữ trong đoạn văn trên được in đậm như sau:

Qua văn bản "Bố của Xi-mông" chúng ta thấy được những tình cảm sâu sắc giữa con người với con người thật cảm động và đáng để ca ngợi, trong truyện Xi-mông đúng là một nhân vật trung tâm, người mẹ đáng thương Blăng-sốt là ngôi nhà của em, còn bác Phi-líp là bầu trời của em, ngôi nhà thì quen thuộc, thân yêu, còn bầu trời là cả một không gian mênh mông hi vọng. Tâm tình - nghĩa là bao nhiêu cay đắng, buồn vui, mơ ước, cả một thế giới tâm trạng về số phận con người - quy tụ vào những cảm nghĩ trẻ thơ. Những cảm nghĩ ấy trong sáng như bầu trời mà bất hạnh chỉ giống như một thứ mưa bóng mây. Đứa con không có cha không phải là một định mệnh nghiệt ngã suốt đời, rồi một lúc nào đó, nó không là một ám ảnh. Nhưng hình tượng nhân vật bé bỏng mà ta vừa nói trên đây là từ con mắt của người lớn nhìn vào. Cuối cùng tác giả Mô-pa-xăng đã vô cùng nhân đạo khi cho cậu bé Xi-mông một người bé giúp em cảm thấy mình trưởng thành hơn, em hạnh phúc với tuổi thơ của mình. Việc Xi-mông có một người bố khiến cuộc sống của em sang một trang mới, em có thể được sống đúng như một con người không bị bạn bè dè bỉu, chọc ghẹo, em có thể hòa nhập với cuộc sống bình thường, không còn sự cô đơn, ghẻ lạnh.

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

- Hệ thống hóa những kiến thức về Tiếng Việt đã được học.

- Hiểu hơn về khởi ngữ và hàm ý.

- Có ý thức học tập bộ môn.

Ngày:14/01/2021 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM