Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm Ngữ văn 7
Nội dung bài học dưới đây sẽ cung cấp cho các em các bước làm một bài văn biểu cảm. Từ đó, các em sẽ dễ dàng hơn trong việc viết bài văn biểu cảm bày tỏ tình cảm, cảm xúc của các em với một người, một sự vật nào đó. Mời các em cùng tham khảo nhé!
Mục lục nội dung
1. Đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm
1.1. Đề văn biểu cảm
- Các dạng đề biểu cảm:
+ Cảm nghĩ về loài hoa mà em yêu thích.
+ Nỗi nhớ một người bạn thân.
+ Nỗi nhớ gia đình,...
- Đề văn biểu cảm thường chỉ ra đối tượng biểu cảm và tình cảm cần biểu hiện.
1.2. Các bước làm bài văn biểu cảm
- Các bước cụ thể như sau:
+ Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý.
- Xác định đối tượng biểu cảm.
- Xác định định hướng tình cảm cần thể hiện.
+ Bước 2: Lập dàn bài.
- Xác định nhiệm vụ của từng phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Sắp xếp các ý trong từng phần.
+ Bước 3: Viết thành văn.
- Lựa chọn giọng văn.
- Tập trung làm nổi bật tình cảm đã định hướng ở bước 1.
- Viết thành bài theo bố cục 3 phần, diễn đạt các ý (các cung bậc, diễn biến, sắc thái tình cảm,...) theo trình tự đã dự tính trong bước 2.
+ Bước 4: Kiểm tra lại bài viết.
- Đọc lại toàn bộ bài viết, đánh dấu những chỗ cần sửa chữa, bổ sung.
- Sửa về nội dung: có cần thêm hay bớt ý nào không? Chỗ nào cần thể hiện sâu hơn nữa? Các ý đã đảm bảo liên kết, mạch lạc chưa?
- Sửa về hình thức: Điều chỉnh từ ngữ, câu, ngắt đoạn, chuyển đoạn.
- Những lưu ý khi cần thiết khi thực hiện các bước làm một bài văn biểu cảm:
+ Phải đặt mình vào trong tình huống mà đề bài gợi ra để có những xúc cảm cụ thể, chân thực.
+ Từ tình huống đã xác định mới tiến hành tìm ý, lập dàn ý: thể hiện những tình cảm gì? diễn biến ra sao?
+ Lựa chọn phương thức biểu đạt phù hợp: gián tiếp hay trực tiếp, hay kết hợp cả hai? ngôn ngữ, lời văn ra sao? giọng điệu thế nào?
2. Luyện tập
Câu 1: Em hãy sưu tầm một số đề văn biểu cảm.
Gợi ý trả lời:
- Hãy viết bài văn biểu cảm về người thân của em.
- Hãy viết bài văn biểu cảm về kỉ niệm đẹp nhất của em.
- Niềm hạnh phúc trong ngày sinh nhật của em.
Câu 2: Đọc bài văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Mùa xuân, hoa trong vườn nhà em thi nhau đua nở. Nhưng đẹp nhất vẫn là cây hoa hồng do ông em trồng ở giữa vườn.
Hoa hồng đứng giữa vườn với vẻ kiêu hãnh về sắc đẹp tuyệt vời của nó. Thân cây mảnh dẻ có nhiều gai sắc nhọn. Lá cây xanh thẫm có mép viền răng cưa. Thỉnh thoảng có cơn gió nhẹ bay qua, lá hồng lại rung, rung như chào nắng. Nhụy hoa đội trên đầu một chiếc mũ vàng óng. Hương thơm nhè nhẹ lan tỏa quyến rũ những cô ong, chú bướm đến để hút mật, ngắm hoa. Chúng bay quanh bông hồng như đang biểu diễn một vũ điệu chào mừng nữ hoàng của loài hoa, làm cả khu vườn sinh động hẳn lên.
Ông em bảo: "Hoa hồng không chỉ đẹp mà còn có ích cho cuộc sống của chúng ta nữa đấy cháu ạ!". Hằng ngày, em giúp ông tưới nước, bắt sâu, bón phân để cây luôn tươi tốt và làm cho cả khu vườn thêm xinh đẹp.
Em yêu quí hồng nhung lắm. Em vẫn thường tưới và chăm sóc nó. Cây hồng đã giúp em nhận ra một chân lý giản dị trong cuộc sống: Vẻ đẹp luôn đi cùng với gai. Cũng như cuộc đời của mỗi người có nhiều lúc tốt đẹp và cũng không ít lúc gặp khó khăn mà ta luôn phải vượt qua.
1. Bài văn trên biểu đạt tình cảm gì? Đối tượng là ai?
2. Hãy đặt nhan đề cho bài văn trên.
Gợi ý trả lời:
1. Bài văn trên biểu đạt tình cảm đối với loài hoa em yêu thích. Đối tượng là loài hoa hồng.
2. Loài hoa hồng em yêu.
3. Kết luận
Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:
- Nắm được các đặc điểm của đề văn biểu cảm.
- Nắm được các kiểu đề văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm.
- Nhận diện đề văn, văn bản biểu cảm.
- Phân tích đề và lập dàn ý cho bài văn biểu cảm.
Tham khảo thêm
- doc Cổng trường mở ra Ngữ văn 7
- doc Mẹ tôi Ngữ văn 7
- doc Từ ghép Ngữ văn 7
- doc Liên kết trong văn bản Ngữ văn 7
- doc Cuộc chia tay của những con búp bê
- doc Bố cục trong văn bản Ngữ văn 7
- doc Mạch lạc trong văn bản Ngữ văn 7
- doc Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình
- doc Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
- doc Từ láy Ngữ văn 7
- doc Quá trình tạo lập văn bản Ngữ văn 7
- doc Những câu hát than thân
- doc Những câu hát châm biếm
- doc Đại từ Ngữ văn 7
- doc Luyện tập tạo lập văn bản
- doc Sông núi nước Nam Ngữ văn 7
- doc Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư)
- doc Từ Hán Việt Ngữ văn 7
- doc Tìm hiểu chung về văn biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra (Thiên Trường vãn vọng) Ngữ văn 7
- doc Bài ca Côn Sơn (Côn Sơn ca - trích) Ngữ văn 7
- doc Từ Hán Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
- doc Đặc điểm của văn bản biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Sau phút chia li (Trích chinh phụ ngâm khúc) Ngữ văn 7
- doc Bánh trôi nước Ngữ văn 7
- doc Quan hệ từ Ngữ văn 7
- doc Luyện tập cách làm văn bản biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Qua đèo ngang Ngữ văn 7
- doc Bạn đến chơi nhà Ngữ văn 7
- doc Chữa lỗi về quan hệ từ Ngữ văn 7
- doc Xa ngắm thác núi Lư (Vọng Lư sơn bộc bố) Ngữ văn 7
- doc Từ đồng nghĩa Ngữ văn 7
- doc Cách lập ý của bài văn biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Ngữ văn 7
- doc Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê Ngữ văn 7
- doc Từ trái nghĩa Ngữ văn 7
- doc Luyện nói: Văn biểu cảm về sự vật, con người Ngữ văn 7
- doc Bài ca nhà tranh bị gió thu phá Ngữ văn 7
- doc Từ đồng âm Ngữ văn 7
- doc Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Cảnh khuya Ngữ văn 7
- doc Rằm tháng giêng Ngữ văn 7
- doc Thành ngữ Ngữ văn 7
- doc Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học Ngữ văn 7
- doc Tiếng gà trưa Ngữ văn 7
- doc Điệp ngữ Ngữ văn 7
- doc Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học Ngữ văn 7
- doc Làm thơ lục bát Ngữ văn 7
- doc Một thứ quà của lúa non: Cốm Ngữ văn 7
- doc Chơi chữ Ngữ văn 7
- doc Chuẩn mực sử dụng từ Ngữ văn 7
- doc Ôn tập văn bản biểu cảm Ngữ văn 7
- doc Sài Gòn tôi yêu Ngữ văn 7
- doc Mùa xuân của tôi Ngữ văn 7
- doc Luyện tập sử dụng từ Ngữ văn 7
- doc Ôn tập tác phẩm trữ tình Ngữ văn 7
- doc Ôn tập phần tiếng Việt Ngữ văn 7
- doc Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) Ngữ văn 7
- doc Ôn tập phần tiếng Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
- doc Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 7