Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm Ngữ văn 7

Nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em nắm được các yếu tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm. Từ đó, các em sẽ có kĩ năng vận dụng hai yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn biểu cảm của mình. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm Ngữ văn 7

1. Tự sự và miêu tả trong văn bản biểu cảm

- Các yếu tố miêu tả:

+ Muốn phát biểu suy nghĩ, cảm xúc đối với đời sống xung quanh, hãy dùng phương thức miêu tả để gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.

+ Các yếu tố miêu tả có vai trò làm nền tảng cho cảm xúc của người đọc, người viết.

+ Không thể biểu cảm một cách sâu sắc khi không có các yếu tự sự và miêu tả lợp lý.

- Các yếu tố tự sự:

+ Các yếu tố tự sự góp phần làm cho bài văn biểu cảm thêm cụ thể, sinh động hơn.

+ Cách tự sự góp phần khêu gợi cảm xúc, hồi tưởng về quá khứ cho người đọc.

2. Luyện tập

Câu 1: Em hãy chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn sau, sau đó nêu tác dụng của hai yếu tố trên:

Trong gia đình, tôi yêu quý tất cả mọi người, nhưng người mà tôi yêu mến nhất, kính trọng nhất vẫn là ông nội. Bất cứ lúc nào, hình ảnh của ông cũng thật ngọt ngào trong trái tim tôi.

Nội tôi năm nay đã ngoài sáu mươi. Khuôn mặt ông vuông vuông chữ điền trông thật hiền từ phúc hậu. Dòng chảy của thời gian đã làm nước da ông sạm lại với nhiều chấm đồi mồi, đuôi mắt lại đầy những vết chân chim. Trong mắt tôi, mặc ông vẫn còn trẻ trung lắm. Mái tóc nội đã điểm bạc rất nhiều. Có lẽ với tôi, hạnh phúc nhất là được nằm trong lòng ông, tay vuốt ve chòm râu điểm bạc, ngước nhìn đôi mắt ấm áp, hiền từ của ông.

Tôi rất thích nắm tay ông, được thấy hơi ấm nóng từ tay ông truyền sang, thật là khoan khoái. Bố mẹ đi làm suốt ngày, ông với tôi sao mà thân thiết thế. Giọng nói của ông trầm trầm và rất truyền cảm, bởi hồi trẻ ông đã là một cây kịch nói nghiệp dư nổi tiếng của trung đoàn. Chính vì thế, ông ru hoặc kể chuyện, lũ cháu chúng tôi nghe, chỉ được một lúc là dip cả mắt lại. Ông tôi nhiều con cho nên cũng lắm cháu. Tôi chưa thấy ai yêu và quyến luyến với lũ cháu như ông. Ông thường thẳng thắn bộc bạch: Khi có cháu, lại thấy yêu cháu hơn con rất nhiều!”.

Ông tôi thương bà tôi lắm. Thế nên ông vẫn thường phụ bà nấu ăn hay dọn dẹp. Tôi thấy ông tôi nấu ăn còn giỏi hơn cả bà tôi nấu. Đứng cạnh ông, bà tôi trờ nên vụng về, lúng túng. Bà thường tự nhận “Bà của cháu mồ côi sớm nên việc bếp núc, nội trợ đi làm đoảng vị quá!”. Cứ sáng sớm, sau khi tập thể dục, luyện vài bài dưỡng sinh là ông lại xách giỏ đi chợ. Ông đâm nghiện những tiếng chào mời, lời kì kèo qua lại của cái chợ nhỏ nằm tại khu chung cư của chúng tôi. Những thứ ông mua đều tươi rói, vừa ngon lại vừa đẹp mắt bởi nhiều màu sắc. Ông nấu nướng ngon lắm, mời các bạn đến nhà tôi mà xem, ông tôi sẽ trổ tài nghệ tuyệt vời của mình để các bạn thưởng thức. Đố có mà chê nổi. Tôi còn quên chưa nói tới sự quan tâm đặc biệt nữa của ông mình về tình hình thời sự trong và ngoài nước. Không có chương trình thời sự nào của Truyền hình, của Đài Tiếng nói Việt Nam, của báo chí nào mà ông bỏ qua. Khi nói, ông tỏ ra say sưa, nhiệt tình như có bạn mình ở trước mặt vậy. Hầu hết các thông tin về thời sự, tôi được biết qua ông mình. Mĩ đánh I-rắc cũng khiến ông tôi buồn bực, phiền muộn vô cùng, làm cả nhà xót cả ruột.

Tôi yêu quý và kính mến ông rất nhiều và cũng biết ông yêu lại tôi như vậy. Ông là người hay là ông Bụt, tôi cũng không biết nữa.

(Sưu tầm)

Gợi ý trả lời:

- Yếu tố tự sự: 

+ "Cứ sáng sớm, sau khi tập thể dục, luyện vài bài dưỡng sinh là ông lại xách giỏ đi chợ. Ông đâm nghiện những tiếng chào mời, lời kì kèo qua lại của cái chợ nhỏ nằm tại khu chung cư của chúng tôi. Những thứ ông mua đều tươi rói, vừa ngon lại vừa đẹp mắt bởi nhiều màu sắc".

+ "Khi nói, ông tỏ ra say sưa, nhiệt tình như có bạn mình ở trước mặt vậy",...

- Yếu tố miêu tả: "Khuôn mặt ông vuông vuông chữ điền trông thật hiền từ phúc hậu. Dòng chảy của thời gian đã làm nước da ông sạm lại với nhiều chấm đồi mồi, đuôi mắt lại đầy những vết chân chim. Trong mắt tôi, mặc ông vẫn còn trẻ trung lắm. Mái tóc nội đã điểm bạc rất nhiều".

=> Tác dụng: Nhằm khắc họa hình ảnh người ông. Qua đó, nhấn mạnh tình cảm yêu thương mà đứa cháu dành cho ông của mình.

Câu 2: Em hãy sưu tầm một bài thơ có sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả.

Gợi ý trả lời:

"Đồi thông sáng dưới trăng cao

Như hồn Nguyễn Trãi năm nào về thăm

Em nghe có tiếng thơ ngâm...

Ngoài kia nòng pháo ướt đầm sương khuya".

 

(Trần Đăng Khoa, Đêm Côn Sơn)

 

- Yếu tố tự sự: "Em nghe có tiếng thơ ngâm...".

- Yếu tố miêu tả: "Đồi thông sáng dưới trăng cao"; "Ngoài kia nòng pháo ướt đầm sương khuya".

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này, các em cần nắm một số nội dung chính như sau:

 Hiểu vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm và ý thức vận dụng chúng.

- Kỹ năng nhận diện, phân tích, vận dụng các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.

- Bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp, trong sáng, giàu tính nhân văn.

Ngày:22/10/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM