Bệnh nhược thị - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Nhược thị là một thuật ngữ y khoa được sử dụng khi thị lực của một bên mắt giảm do hoạt động không ăn khớp với não. Mắt nhìn có vẻ bình thường, nhưng vì nhiều lý do mà não hoạt động tích cực với mắt bên còn lại hơn. Đôi khi tình trạng này còn được gọi là mắt lười. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Não và mắt phối hợp với nhau để tạo nên thị lực. Mắt sẽ tập trung ánh sáng vào võng mạc. Sau đó, các tế bào của võng mạc kích hoạt tín hiệu thần kinh truyền dọc theo các dây thần kinh thị giác để tới não. Nhược thị là một thuật ngữ y khoa được sử dụng khi thị lực của một bên mắt giảm do hoạt động không ăn khớp với não. Mắt nhìn có vẻ bình thường, nhưng vì nhiều lý do mà não hoạt động tích cực với mắt bên còn lại hơn. Đôi khi tình trạng này còn được gọi là mắt lười.
2. Triệu chứng thường gặp
Các triệu chứng và dấu hiệu của nhược thị bao gồm mắt lé trong hoặc lé ngoài, hai mắt không hoạt động đồng bộ với nhau và sai lệch cảm nhận về độ sâu của ảnh.
Mặc dù nhược thị thường chỉ ảnh hưởng tới một mắt nhưng bệnh cũng có thể liên quan cả hai mắt. Đôi khi, nếu bạn không đi khám mắt, sẽ không thể phát hiện được bệnh.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bạn nên gọi cho bác sĩ nếu gia đình bạn có bệnh sử về lé mắt, đục thuỷ tinh thể từ nhỏ hay các bệnh lý khác về mắt hoặc bạn thấy mắt của con bị lé trong vòng vài tuần lễ đầu sau sinh.
3. Nguyên nhân gây bệnh
Bất kỳ nguyên nhân nào làm cho mắt không hội tụ đúng mức đều gây ra bệnh. Nhược thị do sự sai lệch giữa hai mắt, được gọi là lé. Với lé, mắt có thể lệch vào trong (lé trong) hoặc ra ngoài (lé ngoài). Đôi khi, nguyên nhân gây ra nhược thị là do phần trước mắt bị đục, gọi là đục thủy tinh thể.
Nguyên nhân phổ biến của nhược thị là do một bên mắt mất khả năng hội tụ so với mắt còn lại. Nhược thị có thể xảy ra khi mắt bị cận thị, viễn thị hoặc loạn thị. Những thuật ngữ này đề cập đến khả năng hội tụ ánh sáng vào võng mạc của mắt. Viễn thị xảy ra khi khoảng cách trước và sau của mắt quá ngắn. Người bị viễn thị có xu hướng nhìn tốt hơn ở khoảng cách xa, nhưng gặp khó khăn khi tập trung vật ở gần. Cận thị là khi trục trước sau của mắt quá dài. Mắt cận thị có xu hướng tập trung nhìn tốt hơn vật ở gần. Mắt loạn thị khó nhìn vật ở xa và ở gần do hình dạng nhãn cầu bị biến dạng.
Những lí do gì làm cho bệnh nhược thị trở nên nặng hơn?
Nhược thị có thể nặng hơn nếu bạn:
- Để yên không điều trị;
- Không tuân thủ lịch tái khám định kỳ;
- Tự ý ngừng hoặc đổi liều thuốc khi thấy khá hơn mà chưa được sự cho phép của bác sĩ;
- Tự ý dùng thuốc (cả thuốc không kê toa và thảo dược) mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
4. Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc phải bệnh nhược thị?
Nhược thị là nguyên nhân thường gặp nhất của suy giảm thị lực ở trẻ em, ảnh hưởng đến khoảng 2-3 trẻ trong tổng số 100 trẻ. Nếu con bạn không được điều trị lúc nhỏ, tình trạng nhược thị sẽ tồn tại đến tuổi trưởng thành. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng suy giảm thị lực một mắt ở những người trẻ tuổi và trung niên.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhược thị?
Nhược thị có liên quan đến yếu tố gia đình. Trẻ sinh non, có cân nặng ít lúc mới chào đời hoặc những bé sinh ra trong gia đình có bệnh sử bị đục thủy tinh thể lúc nhỏ hay các bệnh nghiêm trọng về mắt sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh nhược thị.
5. Điều trị hiệu quả
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán nhược thị?
Bác sĩ chẩn đoán bệnh bằng cách khám mắt toàn diện. Bác sĩ sẽ khám mắt bị lé cũng như sự khác biệt về thị lực giữa hai mắt hay kiểm tra thị lực kém ở cả hai mắt. Tuỳ thuộc vào độ tuổi của con bạn, bác sĩ có thể cho làm các phương pháp như sau:
- Trẻ sơ sinh. Phản xạ ánh sáng đỏ để tìm đục thuỷ tinh thể bằng cách sử dụng thiết bị phóng đại nguồn sáng (đèn soi mắt);
- Trẻ nhũ nhi (giai đoạn từ 2 tháng đến 12 tháng tuổi). Bác sĩ sẽ khám và tìm khả năng nhìn cố định vào một vật và di chuyển ánh nhìn theo vật, cũng như khám mắt lé;
- Trẻ tập đi. Phản xạ ánh sáng đỏ, đo mắt bằng máy tự động;
- Trẻ mẫu giáo và lớn hơn. Bác sĩ sẽ tiến hành thử nghiệm bằng hình ảnh hoặc chữ cái. Mỗi mắt lần lượt được dán lại để khám mắt bên kia.
Bác sĩ cũng kiểm tra viêm, u hay các vấn đề khác bên trong mắt.
Những phương pháp nào dùng để điều trị nhược thị?
Điều trị bệnh ở trẻ nhỏ
Điều trị nhược thị buộc trẻ phải sử dụng mắt yếu hơn. Có hai cách phổ biến để điều trị nhược thị:
Miếng dán
Bạn sẽ đặt một miếng dán lên bên mắt khỏe mạnh hơn trong vòng vài tuần đến vài tháng. Liệu pháp này buộc trẻ phải sử dụng mắt bị nhược thị. Miếng dán sẽ kích thích thị lực ở mắt yếu hơn và giúp các bộ phận của não tham gia vào quá trình phát triển thị lực hoàn thiện hơn.
Nghiên cứu do NEI tài trợ đã chỉ ra rằng việc sử dụng miếng dán cho trẻ bị nhược thị trong hai giờ mỗi ngày có hiệu quả tương đương với dán trong vòng sáu giờ mỗi ngày. Nếu bạn sử dụng miếng dán trong thời gian ngắn hơn có thể giúp con bạn cảm thấy thoải mái và cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ bị bệnh. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây cho thấy một số trẻ vẫn có thị lực yếu mặc dù đã sử dụng miếng dán 2 giờ mỗi ngày, bạn có thể sẽ cải thiện được bệnh nếu sử dụng miếng dán lên đến 6 giờ mỗi ngày.
Trước đây, các chuyên gia mắt cho rằng việc điều trị nhược thị sẽ ít hiệu quả hơn đối với trẻ lớn. Tuy nhiên, kết quả từ một thử nghiệm trên toàn quốc cho thấy nhiều trẻ trong độ tuổi từ 7-17 tuổi có tiến triển tốt khi tiến hành điều trị nhược thị. Nghiên cứu này cũng cho thấy rằng chỉ dựa vào yếu tố tuổi tác không thể đưa ra quyết định có nên tiến hành điều trị cho trẻ bị nhược thị hay không.
Thuốc atropine
Bác sĩ sẽ nhỏ thuốc atropine vào mắt khỏe của con bạn để tạm thời làm mờ nó nhằm kích thích trẻ sử dụng bên nhược thị, đặc biệt là khi tập trung nhìn vật ở gần. Nghiên cứu do NEI tài trợ đã cho thấy rằng sử dụng mỗi ngày một lần thuốc nhỏ mắt atropine có tác dụng tương tự như miếng dán mắt. Loại thuốc nhỏ mắt atropine này có thể dễ sử dụng hơn cho bố mẹ và bé.
Điều trị bệnh ở người lớn
Hiện nay, các nghiên cứu về vấn đề này còn rất hạn chế và các nhà khoa học vẫn chưa xác định được tỷ lệ thành công trong việc điều trị nhược thị ở người lớn. Trong suốt 7-10 năm đầu sau sinh, hệ thống thị giác của bé sẽ phát triển rất nhanh. Các kết nối quan trọng giữa mắt và não bộ được tạo ra trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển này. Các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu xem liệu điều trị nhược thị ở người lớn có thể cải thiện được thị lực hay không.
6. Chế độ sinh hoạt phù hợp
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu bạn nhận diện và điều trị nguyên nhân gây bệnh càng sớm càng tốt khi trẻ còn nhỏ.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh Nhược thị, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!
Tham khảo thêm
- doc Bệnh bong dịch kính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chứng bọng mắt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh bong võng mạc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cận thị - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Phẫu thuật cắt mí mắt - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh chấn thương mắt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh chắp mắt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chứng lão thị - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chụp mạch máu võng mạc - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh co đồng tử - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh co giật mí mắt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Dị vật ở mắt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh giác mạc hình chóp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh giãn đồng tử - Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
- doc Bệnh đục thủy tinh thể - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Đo nhãn áp - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Xét nghiệm điện ký rung giật nhãn cầu - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh lác mắt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Horner - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng mỏi mắt kỹ thuật số - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh loạn thị - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh loét giác mạc
- doc Triệu chứng lồi mắt - Nguyên nhân, điều trị và kiểm soát bệnh
- doc Bệnh lông quặm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lỗ hoàng điểm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Nấm mắt
- doc Bệnh ung thư võng mạc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viễn thị - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh màng tăng sinh trước võng mạc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Mắt mờ
- doc Hội chứng mất thị lực - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Mắt tuyến giáp
- doc Mỏi mắt
- doc Bệnh mộng thịt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng trợt giác mạc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Phân tích nguy cơ thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi - Những lưu ý cần biết
- doc Hội chứng mù ban ngày - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng mù màu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh mù thoáng qua – mù tạm thời - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh vẩn đục dịch kính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Những rối loạn của thể thủy tinh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Phẫu thuật cắt mống mắt chu biên - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Phẫu thuật rạch giác mạc hình nan hoa - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Phẫu thuật sa mi mắt - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Hội chứng sẹo giác - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thị lực màu kém - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh quáng gà - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng quầng sáng/chói mắt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bênh rung giật nhãn cầu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Soi góc tiền phòng - Những thông tin cần biết
- doc Hội chứng song thị - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh stargardt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Sụp mi mắt
- doc Bệnh tắc động mạch trung tâm võng mạc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tắc tĩnh mạch võng mạc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tắc tuyến lệ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tăng nhãn áp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tăng nhãn áp góc đóng cấp tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tăng nhãn áp góc đóng nguyên phát - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tăng nhãn áp góc mở chính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Tật không nhãn cầu và mắt nhỏ
- doc Tật khúc xạ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thoái hóa điểm vàng AMD - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thoái hóa điểm vàng thể ướt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thoái hóa hoàng điểm dạng khô - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị