Triệu chứng lồi mắt - Nguyên nhân, điều trị và kiểm soát bệnh
Một số người bị lồi mắt từ khi mới sinh ra, một số khác lại mắc phải tình trạng này do một tình trạng sức khỏe tiềm ẩn. Vậy nguyên nhân và triệu chứng của bệnh là gì? Làm cách nào để chữa trị và kiểm soát bệnh hiệu quả? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu về tình trạng lồi mắt
Tình trạng lồi mắt là gì?
Lồi mắt là tình trạng mắt lồi hoặc nhô ra khỏi vị trí bình thường. Một số người bị lồi mắt từ khi mới sinh ra, một số khác lại mắc phải tình trạng này do một tình trạng sức khỏe tiềm ẩn. Lồi mắt là một triệu chứng phổ biến của một số rối loạn. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm chi tiết.
2. Triệu chứng lồi mắt
Những dấu hiệu và triệu chứng lồi mắt là gì?
Các dấu hiệu và triệu chứng liên quan bao gồm:
- Mắt khô hoặc cộm;
- Đỏ;
- Đôi mắt sưng húp;
- Viêm và sưng Vấn đề về thị lực;
- Đau mắt;
- Khô mắt;
- Kích ứng mắt ;
- Nhạy cảm với ánh sáng;
- Chảy nước mắt và dịch Nhìn đôi do suy yếu cơ mắt;
- Mù nếu dây thần kinh thị giác bị nén;
- Khó di chuyển mắt vì cơ mắt bị ảnh hưởng ;
- Cảm thấy áp lực trong và xung quanh mắt.
Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?
Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu bạn hoặc người thân có mắt nhô ra một hoặc cả hai bên.
Mắt lồi đột ngột ở một bên là trường hợp khẩn cấp, cần được điều trị ngay lập tức vì nó có thể là một dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Khi nhận thấy một trong những triệu chứng này hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, bạn vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người không giống nhau. Tốt nhất, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm chi tiết.
3. Nguyên nhân gây lồi mắt
Nguyên nhân nào gây lồi mắt?
Nguyên nhân gây lồi mắt có thể bao gồm:
Bệnh Graves. Bệnh Graves là nguyên nhân phổ biến nhất gây mắt lồi. Khoảng 25-50% người mắc bệnh Graves có liên quan đến vấn đề lồi mắt. Điều thú vị là những vấn đề ở mắt có thể xảy ra 10 năm trước khi chẩn đoán các vấn đề về tuyến giáp. Các tế bào miễn dịch tấn công tuyến giáp trong bệnh Graves cũng tích tụ trong hốc mắt. Các mô mỡ và cơ quanh mắt trở nên to, đẩy mắt ra phía trước. Bệnh cường giáp. Tuyến giáp nằm ở phía trước cổ. Nó giải phóng một số hormone giúp kiểm soát sự trao đổi chất. Bệnh cường giáp xảy ra khi tuyến giáp giải phóng quá nhiều các hormone này.
Các nguyên nhân tiềm ẩn khác gây lồi mắt bao gồm:
- U nguyên bào thần kinh, một loại ung thư có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh giao cảm;
- Bệnh bạch cầu, một loại ung thư có thể ảnh hưởng đến các tế bào bạch cầu; Rhabdomyosarcoma (ung thư mô liên kết), một loại ung thư có thể phát triển trong các mô mềm U lympho, phổ biến nhất là u lympho không hodgkin;
- Viêm mô tế bào hốc mắt, một bệnh nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến các mô xung quanh mắt Hemangioma, một bệnh về các mạch máu bất thường;
- Chảy máu sâu trong mắt do chấn thương;
- Khối u di căn từ một bệnh ung thư ở nơi khác trong cơ thể;
- Các bệnh mô liên kết như sarcoidosis.
Các nguyên nhân được đề cập ở trên là một số nguyên nhân phổ biến gây mắt lồi. Tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.
4. Điều trị lồi mắt
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Những phương pháp nào giúp điều trị lồi mắt?
Điều trị lồi mắt phần lớn phụ thuộc vào những tình trạng sức khỏe gây ra vấn đề này.
Trong một số trường hợp, bác sĩ nhãn khoa (chuyên gia về mắt) có thể cảm thấy điều trị ngay lập tức là không cần thiết. Do đó, họ sẽ yêu cầu bạn đến kiểm tra thường xuyên để theo dõi tình trạng.
Điều trị bệnh mắt tuyến giáp
Nếu bạn bị bệnh mắt tuyến giáp, việc điều trị có thể gồm nhiều giai đoạn khác nhau do bệnh có xu hướng tiến triển qua hai giai đoạn chính:
- Giai đoạn “hoạt động” – khi các triệu chứng do viêm mắt, chẳng hạn như khô và đỏ, nổi bật và bạn có nguy cơ mắc các vấn đề về thị lực;
- Giai đoạn “không hoạt động” – khi tình trạng đã “hết” và nhiều triệu chứng đã lắng xuống, nhưng bạn có thể gặp phải một số vấn đề lâu dài (bao gồm cả mắt lồi).
Thông thường, giai đoạn hoạt động kéo dài trong khoảng từ vài tháng đến khoảng hai năm.
Một số phương pháp điều trị bệnh mắt tuyến giáp như:
Điều chỉnh nồng độ hormone tuyến giáp
Nếu bạn có tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp) hoặc tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp), bác sĩ sẽ chỉ định thuốc để giúp điều chỉnh mức độ hormone tuyến giáp trong máu.
Điều trị các vấn đề về tuyến giáp không nhất thiết cải thiện các triệu chứng liên quan đến mắt, nhưng nó có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề khác liên quan đến mức độ tuyến giáp bất thường và không cho tình trạng mắt nghiêm trọng hơn.
Biện pháp chung
Bác sĩ cũng có thể tư vấn về những điều bạn có thể làm, các phương pháp điều trị có sẵn, để làm giảm một số triệu chứng liên quan đến giai đoạn hoạt động của bệnh tuyến giáp.
Các biện pháp này bao gồm:
- Ngừng hút thuốc nếu bạn hút thuốc, vì nó có thể làm tăng nguy cơ khiến các vấn đề về mắt nghiêm trọng hơn;
- Kê cao đầu khi nằm – ví dụ như sử dụng thêm gối – có thể giúp giảm tình trạng sưng quanh mắt bạn;
- Đeo kính râm nếu bạn bị chứng sợ ánh sáng (nhạy cảm với ánh sáng);
- Cố gắng tránh để mắt tiếp xúc với các chất kích thích như bụi;
- Sử dụng thuốc nhỏ mắt để giúp giảm đau nhức và làm ẩm mắt nếu bạn bị khô mắt;
- Đeo kính có chứa lăng kính đặc biệt để giúp điều chỉnh tầm nhìn đôi.
Nếu bệnh tuyến giáp của bạn ở mức độ nhẹ, các biện pháp này – cùng với các loại thuốc để điều chỉnh nồng độ hormone tuyến giáp – sẽ giúp bạn điều trị bệnh.
Corticosteroid
Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, khi mắt đặc biệt đau và viêm trong thời gian hoạt động của bệnh tuyến giáp,bác sĩ có thể chỉ định corticosteroid.
Corticosteroid là loại thuốc mạnh có thể giúp kiểm soát tình trạng viêm liên quan đến bệnh tuyến giáp. Chúng có thể giúp đảm bảo tình trạng ổn định trước khi bạn làm bất kỳ loại phẫu thuật nào.
Trong nhiều trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị tiêm corticosteroid trực tiếp vào tĩnh mạch (tiêm tĩnh mạch) do việc uống thuốc trong thời gian dài có thể gây tác dụng phụ đáng kể.
Bạn có thể cần tiêm corticosteroid hàng tuần trong khoảng thời gian 10-12 tuần. Bạn có thể bắt đầu nhận thấy sự cải thiện sau một hoặc hai tuần.
Tác dụng phụ nghiêm trọng của corticosteroid tiêm tĩnh mạch không phổ biến, nhưng bạn có thể gặp một số vấn đề ngắn trong vài ngày sau các đợt điều trị, chẳng hạn như:
- Cảm thấy kích động;
- Khó ngủ;
- Đau đầu;
- Đỏ cổ và mặt.
Xạ trị
Đôi khi, bác sĩ có thể đề nghị xạ trị hốc mắt trong thời gian hoạt động của bệnh tuyến giáp nếu corticosteroid không có hiệu quả. Xạ trị cũng có thể được kết hợp với corticosteroid.
Liều thấp của bức xạ có thể được sử dụng trên các mô và cơ trong hốc mắt để giúp giảm sưng.
Xạ trị có thể gây ra một số ít tác dụng phụ, bao gồm:
- Các triệu chứng mắt trở nên tồi tệ hơn trong thời gian ngắn ;
- Đục thủy tinh thể;
- Trong những trường hợp hiếm gặp, bệnh võng mạc đe dọa thị giác (tổn thương lớp mô ở phía trong mắt).
Phẫu thuật
Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể được coi là một phương pháp điều trị lồi mắt nếu bạn có các triệu chứng nghiêm trọng hoặc kéo dài.
Phẫu thuật cũng có thể được thực hiện trong giai đoạn hoạt động của bệnh tuyến giáp nếu thị lực bị đe dọa “khẩn cấp” do chèn ép dây thần kinh thị giác (giúp truyền tín hiệu từ mắt đến não).
Phẫu thuật cũng có thể có hiệu quả nếu lồi mắt được gây ra bởi các vấn đề khác, chẳng hạn như các vấn đề với các mạch máu phía trong mắt.
Có ba loại phẫu thuật chính có thể được thực hiện ở những người bị lồi mắt, mặc dù không phải ai cũng thực hiện tất cả ba loại phẫu thuật này:
- Phẫu thuật hạ áp hốc mắt – bác sĩ sẽ lấy một lượng nhỏ xương ra khỏi hốc mắt của bạn;
- Phẫu thuật mí mắt – giúp mí mắt đóng và mở dễ dàng hơn;
- Phẫu thuật cơ mắt – giúp mắt thẳng hàng với bên còn lại và giảm tầm nhìn đôi.
Điều trị các nguyên nhân khác gây lồi mắt
Đối với các nguyên nhân khác gây lồi mắt, phương pháp điều trị sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản.
Ví dụ, nếu bạn bị nhiễm trùng ảnh hưởng đến các mô trong hốc mắt (như viêm mô tế bào) bác sĩ nhãn khoa có thể kê toa thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng. Họ cũng có thể làm thủ thuật để điều trị áp xe.
Nếu bạn có một khối u phía trong mắt, các bác sĩ sẽ thảo luận về các lựa chọn điều trị với bạn. Đối với hầu hết các loại ung thư, các phương pháp điều trị ung thư như:
Hóa trị liệu – dùng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư Xạ trị – dùng bức xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư Phẫu thuật cắt bỏ khối u ung thư
5. Kiểm soát tình trạng lồi mắt
Những biện pháp nào giúp bạn kiểm soát tình trạng lồi mắt?
Nếu bạn có vấn đề về mắt liên quan đến cường giáp, hút thuốc có thể làm cho tình trạng tồi tệ hơn. Bỏ thuốc lá có thể giúp giảm triệu chứng của bạn. Bác sĩ có thể đề nghị kết hợp các loại thuốc theo toa, liệu pháp thay thế nicotine hoặc tư vấn để giúp bạn bỏ thuốc lá. Vì mí mắt có thể không thể đóng hoàn toàn khi bạn chớp mắt hoặc ngủ bình thường, bạn có thể bị khô giác mạc nghiêm trọng. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu, mà còn gây sẹo trong mắt, dẫn đến mất thị lực. Bạn có thể dùng nước mắt nhân tạo mỗi ngày để giảm bớt sự khó chịu và bảo vệ giác mạc khỏi bị khô nghiêm trọng.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh lồi mắt, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh. Chúc các bạn sức khỏe!
Tham khảo thêm
- doc Bệnh bong dịch kính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chứng bọng mắt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh bong võng mạc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cận thị - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Phẫu thuật cắt mí mắt - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh chấn thương mắt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh chắp mắt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chứng lão thị - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chụp mạch máu võng mạc - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh co đồng tử - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh co giật mí mắt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Dị vật ở mắt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh giác mạc hình chóp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh giãn đồng tử - Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
- doc Bệnh đục thủy tinh thể - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Đo nhãn áp - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Xét nghiệm điện ký rung giật nhãn cầu - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh lác mắt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Horner - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng mỏi mắt kỹ thuật số - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh loạn thị - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh loét giác mạc
- doc Bệnh lông quặm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lỗ hoàng điểm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Nấm mắt
- doc Bệnh ung thư võng mạc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viễn thị - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh màng tăng sinh trước võng mạc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Mắt mờ
- doc Hội chứng mất thị lực - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Mắt tuyến giáp
- doc Mỏi mắt
- doc Bệnh mộng thịt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng trợt giác mạc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Phân tích nguy cơ thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi - Những lưu ý cần biết
- doc Hội chứng mù ban ngày - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng mù màu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh mù thoáng qua – mù tạm thời - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh vẩn đục dịch kính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Những rối loạn của thể thủy tinh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhược thị - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Phẫu thuật cắt mống mắt chu biên - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Phẫu thuật rạch giác mạc hình nan hoa - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Phẫu thuật sa mi mắt - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Hội chứng sẹo giác - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thị lực màu kém - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh quáng gà - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng quầng sáng/chói mắt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bênh rung giật nhãn cầu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Soi góc tiền phòng - Những thông tin cần biết
- doc Hội chứng song thị - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh stargardt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Sụp mi mắt
- doc Bệnh tắc động mạch trung tâm võng mạc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tắc tĩnh mạch võng mạc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tắc tuyến lệ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tăng nhãn áp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tăng nhãn áp góc đóng cấp tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tăng nhãn áp góc đóng nguyên phát - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tăng nhãn áp góc mở chính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Tật không nhãn cầu và mắt nhỏ
- doc Tật khúc xạ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thoái hóa điểm vàng AMD - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thoái hóa điểm vàng thể ướt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thoái hóa hoàng điểm dạng khô - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị