Phẫu thuật cắt mống mắt chu biên - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết

Tăng nhãn áp có rất nhiều loại, do đó các phương pháp điều trị cũng sẽ khác nhau. Phẫu thuật cắt mống mắt chu biên là phương pháp điều trị cho những người đang hoặc có nguy cơ bị tăng nhãn áp góc đóng cấp tính, mạn tính hoặc tăng nhãn áp góc hẹp. Để hiểu rõ hơn về thủ thuật này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Phẫu thuật cắt mống mắt chu biên - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết

1. Tìm hiểu chung

Tăng nhãn áp có rất nhiều loại, do đó các phương pháp điều trị cũng sẽ khác nhau. Phẫu thuật cắt mống mắt chu biên là phương pháp điều trị cho những người đang hoặc có nguy cơ bị tăng nhãn áp góc đóng cấp tính, mạn tính hoặc tăng nhãn áp góc hẹp.

Tăng nhãn áp góc đóng cấp tính xảy ra khi dòng thủy dịch ở mắt bị chặn và tích tụ, gây áp lực lên mắt trong thời gian rất ngắn.

Tăng nhãn áp góc đóng mạn tính hoặc góc hẹp xảy ra khi mống mắt bị đẩy vào hệ thống dẫn lưu. Điều này sẽ ngăn chặn dòng thủy dịch, từ đó sẽ gây áp lực lên mắt.

Để điều trị và phòng ngừa những tình trạng này, bác sĩ thường chỉ định cắt mống mắt chu biên. Bác sĩ sẽ sử dụng tia laser có chùm năng lượng cao để tạo một lỗ nhỏ trên mống mắt, từ đó thủy dịch có thể chảy vào phía trước của phòng mắt.

2. Điều cần thận trọng

Trước khi thực hiện phẫu thuật cắt mống mắt chu biên, bạn cần lưu ý gì?

Sau khi phẫu thuật, bạn có thể nhìn hơi mờ trong một vài giờ. Tình trạng này sau đó sẽ biến mất. Nếu bạn nhận thấy thị lực không quay trở lại bình thường, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ. Bạn hãy nhờ người thân hoặc ai đó đưa đến bệnh viện, đừng tự lái xe vì sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Sau phẫu thuật, bạn có thể chảy ít máu trong mắt khiến thị lực bị mờ trong vài ngày đầu. Ngoài ra, bạn cũng cảm thấy mắt hơi bầm nhẹ hoặc nhiễm trùng. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc nhỏ mắt để kiểm soát tình trạng viêm và giúp bạn thoải mái hơn.

Bạn cũng có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn, như paracetamol, để giúp giảm bớt sự khó chịu. Nếu đang sử dụng thuốc giảm đau cho một tình trạng khác, bạn hãy tiếp tục sử dụng, đừng dùng liều gấp đôi.

Áp lực trong mắt có thể tăng lên rất nhanh sau khi điều trị. Do đó, để phòng ngừa, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc nhỏ mắt dùng trước hoặc ngay sau khi điều trị. Lỗ nhỏ trong mống mắt thường sẽ bị mí mắt trên che và không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Tuy nhiên, trong những trường hợp rất hiếm, nó có thể gây chói mắt hoặc các vấn đề khác.

Nếu bạn có bất cứ dấu hiệu bất thường nào sau khi điều trị, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ.

3. Quy trình thực hiện

Quy trình cắt mống mắt chu biên diễn ra như thế nào?

Đầu tiên, y tá sẽ kiểm tra thị lực của bạn và nhỏ thuốc vào mắt để đồng tử nhỏ hơn. Các thuốc này sẽ giúp phòng ngừa tăng áp lực lên mắt và thường có hiệu quả trong 1 giờ. Bác sĩ cũng có thể nhỏ thuốc gây mê vào mắt để làm tê mặt ngoài của bộ phận này.

Bạn ngồi trước máy laser. Sau đó, bác sĩ sẽ đặt thấu kính trước mắt bạn. Trong quá trình thực hiện, bạn có thể nghe một tiếng “click” và cảm thấy đau nhẹ trong vài giây.

Ngay sau khi bắn laser, bác sĩ sẽ nhỏ thuốc để làm giảm nguy cơ viêm mắt ở người bệnh. Trước khi bạn về, bác sĩ sẽ kiểm tra xem áp lực trong mắt đã ổn chưa.

Ngoài ra, bác sĩ cũng kê một toa thuốc nhỏ mắt để bạn sử dụng ở nhà cho đến lúc tái khám.

4. Tỷ lệ thành công

Tỷ lệ thành công của phẫu thuật cắt mống mắt chu biên là bao nhiêu?

Hầu như các ca phẫu thuật cắt mống đều thành công. Các lỗ nhỏ trên mắt sẽ hồi phục hoàn toàn hoặc một phần trong vài ngày đầu sau khi điều trị.

Khoảng 25% trường hợp, góc tiền phòng có thể không mở. Tùy thuộc vào tình huống, một số bệnh nhân có thể cần thêm các thủ thuật laser, điều trị y tế hoặc phẫu thuật. Bác sĩ nhãn khoa sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ quá trình điều trị của bạn.

Mặc dù các góc sẽ mở rộng trong hầu hết trường hợp, những thay đổi liên quan đến tuổi tác cũng có thể gây ra sự biến đổi khu vực góc tiền phòng. Tình trạng đục thủy tinh thể có thể khiến góc đóng lại.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến phương pháp Phẫu thuật cắt mống mắt chu biên, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:17/09/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM