Phẫu thuật rạch giác mạc hình nan hoa - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
Rạch giác mạc hình nan hoa là kỹ thuật cũ áp dụng trong phẫu thuật tật khúc xạ, giúp điều chỉnh độ cận từ thấp đến trung bình (dưới 6 diop). Để hiểu rõ hơn về thủ thuật này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Trước khi có LASIK, kỹ thuật rạch giác mạc hình nan hoa là loại phẫu thuật được thực hiện để điều trị cận thị (phẫu thuật tật khúc xạ) vào những năm 1980 và 1990. Thủ thuật này tạo ra những vết cắt nhỏ trong giác mạc để làm phẳng bề mặt giác mạc. Trong trường hợp loạn thị, bác sĩ phẫu thuật có thể tạo nhiều vết cắt hơn lên giác mạc.
Rạch giác mạc hình nan hoa được thực hiện tại bệnh viện có chuyên khoa mắt, do các bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật đảm nhiệm. Kết quả phẫu thuật ở bên mắt đầu tiên có thể ảnh hưởng đến bên mắt còn lại. Đó là lý do nhiều bác sĩ sẽ đợi đến 6 tuần sau lần phẫu thuật đầu tiên trước khi tiếp tục phẫu thuật lần hai nhằm làm giảm nguy cơ nhiễm trùng. Trong thời gian chờ này, người bệnh có thể sẽ cần đeo kính áp tròng cho mắt chưa được điều trị vì đeo kính có gọng lúc này sẽ ảnh hưởng đến tầm nhìn.
Khi nào bạn cần thực hiện rạch giác mạc hình nan hoa?
Rạch giác mạc nan hoa được thực hiện để điều trị cận thị hoặc làm giảm loạn thị, tuy nhiên thủ thuật này không được thực hiện đại trà cho mọi trường hợp do phẫu thuật sử dụng tia laser đã trở nên phổ biến hơn so với các thủ thuật dùng dao tạo vết cắt trên giác mạc.
Người cận thị từ nhẹ đến trung bình (tối đa khoảng 3 diop) và có độ cận ổn định, không có bệnh lý về mắt có thể áp dụng được kỹ thuật rạch giác mạc hình nan hoa. Tuy nhiên, kỹ thuật này có thể không phải là sự lựa chọn cho những đối tượng như sau:
Cận thị có độ cận tăng nhanh, không ổn định, thường là ở trẻ em và thanh thiếu niên Cận thị bệnh lý, vốn có tiến triển bệnh nhanh Những thay đổi gây ra do cận thị nặng và có xu hướng nặng hơn theo thời gian, chẳng hạn như bong rách võng mạc Có giác mạc bất thường hoặc mắc bệnh lý về giác mạc Mắc bệnh mô liên kết, có thể ảnh hưởng đến quá trình lành giác mạc Có công việc hoặc sở thích có thể bị ảnh hưởng bởi các hệ quả phụ sau phẫu thuật, chẳng hạn như người làm nghề lái xe hoặc chơi các môn thể thao đối kháng
2. Điều cần thận trọng
Rạch giác mạc hình nan hoa có nguy hiểm không?
Phương pháp này điều trị được độ cận thị dưới 6 diop. Tuy nhiên, độ chính xác thường không cao do sử dụng dao trong quá trình phẫu thuật.
Các vấn đề phổ biến nhất của kỹ thuật phẫu thuật này bao gồm:
- Mắc chứng viễn thị sau phẫu thuật (do điều chỉnh độ cận quá mức);
- Vẫn bị cận thị sau phẫu thuật (không điều chỉnh độ cận đủ mức);
- Tầm nhìn không ổn định (thường bị chuyển đổi giữa cận thị và viễn thị).
Rạch giác mạc hình nan hoa làm thay đổi hình dạng của mắt, do đó người bệnh có thể không đeo được kính áp tròng sau phẫu thuật. Ngoài ra, riêng kỹ thuật này làm suy yếu giác mạc và khiến giác mạc dễ bị tổn thương hơn so với những loại phẫu thuật nhãn khoa khác.
Bên cạnh đó, những rủi ro ít phổ biến hơn bao gồm:
- Mất khả năng điều chỉnh tầm nhìn nhưng thường không nghiêm trọng;
- Loạn thị không đều giữa 2 mắt, gây song thị;
- Khó phân biệt chiều sâu cũng như phương hướng giữa các vật thể;
- Chói mắt, nhìn ánh sáng bị nhòe thành quầng sáng, nhiều nhất về đêm (thường xảy ra trong 3 tháng đầu sau phẫu thuật và có thể kéo dài hơn 6 tháng).
Các vấn đề rất hiếm gặp khác bao gồm tăng nhãn áp, thủng hoặc rách giác mạc và nhiễm trùng giác mạc. Tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra ngay sau khi phẫu thuật hoặc đến 3 năm sau mới xuất hiện.
3. Quy trình thực hiện
Trước khi thực hiện
Người bệnh được thực hiện các thủ tục khám cận lâm sàng. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng tật khúc xạ của người bệnh ở thời điểm hiện tại như đo độ cận, tình trạng giác mạc, chụp bản đồ giác mạc, đo chiều dày giác mạc, khám bằng đèn sinh hiển vi… Dựa trên các kết quả này, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên: Có nên phẫu thuật không? Nếu phẫu thuật thì có tồn dư độ cận không? Nên thực hiện phẫu thuật vào thời điểm nào?…
Để cuộc phẫu thuật đạt kết quả tốt, người bệnh cần:
Ngưng sử dụng kính áp tròng mềm ít nhất 3 ngày hoặc kính áp tròng cứng 2 tuần trước khi phẫu thuật vì kính áp tròng có thể thay đổi hình dạng của giác mạc đến vài tuần sau khi bạn ngừng đeo. Việc đeo kính áp tròng đến sát ngày phẫu thuật, bỏ kính áp tròng chưa đủ thời gian sẽ khiến việc đánh giá mắt sai lệch và dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. Không trang điểm, không dùng các sản phẩm kem lót, kem dưỡng, mascara, nước hoa, nước xịt tóc hay bất cứ dung dịch có mùi nào khi đến phẫu thuật để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Tắm gội sạch sẽ trước khi phẫu thuật. Nên mặc áo có khuy cài, không nên mặc áo chui đầu để dễ dàng khi thay đồ phẫu thuật. Ăn uống bình thường. Không dùng chất kích thích như rượu, bia, cà phê… trước khi đến phẫu thuật. Tùy từng trường hợp hoặc tùy từng đơn vị phẫu thuật mà bác sĩ có thể yêu cầu tra thuốc kháng sinh trước ngày phẫu thuật để đề phòng nhiễm khuẩn.
Trong khi thực hiện
Người bệnh nên giữ tâm lý thoải mái và hợp tác với bác sĩ. Người bệnh sẽ được gây tê tại chỗ. Trong quá trình mổ cần nhìn thẳng vào ánh đèn mổ, không đảo mắt quá nhiều.
Bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện những đường rạch hình nan hoa trên giác mạc bằng dao mũi kim cương nhằm làm giác mạc dẹt bớt và giảm áp suất để điều trị cận thị.
Sau khi thực hiện
Phẫu thuật trên một bên mắt mất khoảng 10-15 phút. Người bệnh cần đi cùng người thân để thuận tiện trong di chuyển. Thông thường người bệnh sẽ cần tái khám vào ngày hôm sau và thêm nhiều lần khác trong suốt năm đầu tiên sau phẫu thuật.
Sau khi phẫu thuật, người bệnh có thể được đeo một miếng che mắt hoặc kính bảo hộ. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau và thuốc nhỏ mắt để ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm sưng.
4. Kết quả của phẫu thuật
Người bệnh thường phục hồi nhanh chóng và có thể trở lại hoạt động bình thường trong vòng vài ngày. Hầu hết trường hợp sẽ cảm thấy khó chịu nhẹ ở mắt, một số người có thể bị đau nhức, nhói hoặc cảm giác có vật lạ trong mắt từ 1-4 ngày sau phẫu thuật. Tầm nhìn có thể bị hạn chế trong vài ngày đến vài tuần. Trong thời gian này người bệnh không nên tự lái xe.
Trong 2 tuần sau phẫu thuật, người bệnh cần tránh chơi các môn thể thao mang tính đối kháng, bơi lội, trang điểm mắt, rửa mặt bằng nước. Trong 3 tháng đầu sau phẫu thuật, thị lực vẫn chưa ổn định nên có thể thay đổi một chút trong ngày. Trường hợp này có thể kéo dài đến 1 năm.
Rạch giác mạc hình nan hoa phát huy tốt trong trường hợp cần giảm độ cận thị từ nhẹ đến trung bình nhưng không phải lúc nào cũng có thể khắc phục triệt để vấn đề này. Trong một số trường hợp, người bệnh vẫn cần đeo kính hiệu chỉnh sau phẫu thuật nếu có độ cận từ trung bình đến cao trước khi làm phẫu thuật.
Kết quả của phẫu thuật rạch giác mạc hình nan hoa có xu hướng thay đổi theo thời gian và thường gây ra viễn thị nhẹ. Hầu hết những người phẫu thuật loại này đều dần dần bị viễn thị trong ít nhất 8-10 năm sau đó.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến phương pháp Phẫu thuật rạch giác mạc hình nan hoa, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!
Tham khảo thêm
- doc Bệnh bong dịch kính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chứng bọng mắt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh bong võng mạc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cận thị - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Phẫu thuật cắt mí mắt - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh chấn thương mắt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh chắp mắt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chứng lão thị - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chụp mạch máu võng mạc - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh co đồng tử - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh co giật mí mắt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Dị vật ở mắt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh giác mạc hình chóp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh giãn đồng tử - Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
- doc Bệnh đục thủy tinh thể - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Đo nhãn áp - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Xét nghiệm điện ký rung giật nhãn cầu - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh lác mắt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Horner - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng mỏi mắt kỹ thuật số - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh loạn thị - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh loét giác mạc
- doc Triệu chứng lồi mắt - Nguyên nhân, điều trị và kiểm soát bệnh
- doc Bệnh lông quặm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lỗ hoàng điểm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Nấm mắt
- doc Bệnh ung thư võng mạc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viễn thị - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh màng tăng sinh trước võng mạc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Mắt mờ
- doc Hội chứng mất thị lực - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Mắt tuyến giáp
- doc Mỏi mắt
- doc Bệnh mộng thịt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng trợt giác mạc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Phân tích nguy cơ thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi - Những lưu ý cần biết
- doc Hội chứng mù ban ngày - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng mù màu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh mù thoáng qua – mù tạm thời - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh vẩn đục dịch kính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Những rối loạn của thể thủy tinh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhược thị - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Phẫu thuật cắt mống mắt chu biên - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Phẫu thuật sa mi mắt - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Hội chứng sẹo giác - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thị lực màu kém - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh quáng gà - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng quầng sáng/chói mắt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bênh rung giật nhãn cầu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Soi góc tiền phòng - Những thông tin cần biết
- doc Hội chứng song thị - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh stargardt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Sụp mi mắt
- doc Bệnh tắc động mạch trung tâm võng mạc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tắc tĩnh mạch võng mạc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tắc tuyến lệ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tăng nhãn áp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tăng nhãn áp góc đóng cấp tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tăng nhãn áp góc đóng nguyên phát - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tăng nhãn áp góc mở chính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Tật không nhãn cầu và mắt nhỏ
- doc Tật khúc xạ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thoái hóa điểm vàng AMD - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thoái hóa điểm vàng thể ướt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thoái hóa hoàng điểm dạng khô - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị