Sụp mi mắt
Sụp mi mắt là tình trạng mi mắt sẽ bắt đầu rủ xuống nhãn cầu. Rủ mi mắt là hậu quả của việc giảm trương lực cơ tại cơ kiểm soát mi mắt. Tìm hiểu ngay cùng eLib nhé!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Sụp mi mắt là tình trạng gì?
Khi chúng ta già đi, mi mắt sẽ bắt đầu rủ xuống nhãn cầu. Rủ mi mắt là hậu quả của việc giảm trương lực cơ tại cơ kiểm soát mi mắt.
Nếu các nếp da mi mắt trên rủ xuống quá bờ mi, tầm nhìn có thể bị suy giảm. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng, sụp mi mắt có thể làm giảm đáng kể tầm nhìn dựa vào mức độ cản trở đồng tử ở mắt. Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng này có thể sẽ tự hết hoặc phải cần tới bác sĩ điều trị.
2. Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng sụp mi mắt?
Triệu chứng chính của tình trạng này là mi mắt chảy xệ ở một hoặc cả hai bên. Trong một số trường hợp, sụp mi có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng rất khó để nhận biết sụp mi hoặc không phải lúc nào tình trạng này cũng xảy ra. Bạn có thể bị khô mắt hoặc chảy nước mắt hay khuôn mặt trông thiếu sức sống và mệt mỏi. Một số người trong trường hợp nghiêm trọng phải ngả đầu về sau mỗi khi nói chuyện.
Các vùng gặp vấn đề chủ yếu sẽ là vùng da xung quanh mắt và có thể gây đau, điều này có thể khiến bạn trông mệt mỏi.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên đến khám bác sĩ nếu nằm trong những trường hợp sau đây:
Mi rủ ảnh hưởng đến vẻ ngoài hoặc tầm nhìn; Một mi mắt đột nhiên sụp hoặc kéo xuống; Sụp mi liên quan với các triệu chứng khác, chẳng hạn như nhìn đôi hoặc đau; Sụp mi mắt ở trẻ em; Sụp mi mới hoặc thay đổi nhanh chóng ở người lớn.
3. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra tình trạng sụp mi mắt?
Những nguyên nhân gây ra tình trạng sụp mi bao gồm:
Nguyên nhân tự nhiên: bất cứ ai cũng có thể bị sụp mi mắt, nhưng tình trạng này phổ biến nhất ở người lớn tuổi do quá trình lão hóa tự nhiên. Gân mắt ở cơ có chức năng nâng mi mắt. Khi bạn già đi, cơ có thể dãn ra và làm cho mi mắt bị rủ xuống. Mặc dù vậy, bạn hãy nhớ rằng bất kì lứa tuổi nào cũng đều bị ảnh hưởng bởi tình trạng này. Trẻ nhỏ đôi khi sinh ra đã bị sụp mi, nhưng điều này rất hiếm. Đôi khi, nguyên nhân chính xác gây ra sụp mi không được biết rõ, có thể là do chấn thương hoặc do thần kinh. Nguyên nhân phổ biến nhất của sụp mi bẩm sinh là cơ nâng mi không phát triển hoàn chỉnh, ảnh hưởng đến khả năng mở mắt. Trẻ bị sụp mi cũng có thể giảm thị lực, thường được gọi là “mắt lười”. Rối loạn này cũng có thể hạn chế bớt tầm nhìn của trẻ; Bệnh lý: nếu mi mắt rủ xuống, đây có thể là một dấu hiệu tình trạng bệnh lý tiềm ẩn, đặc biệt nếu vấn đề này ảnh hưởng đến cả hai mi mắt. Nếu chỉ một trong hai mi mắt bị sụp, đây có thể là hậu quả của chấn thương dây thần kinh hoặc lẹo chắp (viêm và sưng mi mắt, thường vô hại). Phẫu thuật LASIK thông thường hoặc phẫu thuật đục thủy tinh đôi khi là nguyên nhân gây ra sụp mi, do hậu quả của các cơ hoặc dây chằng bị kéo căng; Bệnh lý nghiêm trọng: trong một số trường hợp, mi mắt rủ xuống là do tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như đột quỵ, u não hoặc ung thư dây thần kinh hay cơ. Rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến các dây thần kinh hay cơ mắt, như nhược cơ cũng có thể dẫn đến sụp mi. Các bệnh khác dẫn đến tình trạng này bao gồm: khối u quanh hoặc sau mắt; bệnh tiểu đường; hội chứng Horner; sưng mi mắt, chẳng hạn như lẹo ở mi mắt.
4. Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc tình trạng sụp mi mắt?
Sụp mi mắt có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi.
Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ tình trạng sụp mi mắt?
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng này, chẳng hạn như:
Lão hóa; Bệnh tiểu đường; Đột quỵ; Hội chứng Horner; U não.
5. Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tình trạng sụp mi mắt?
Bác sĩ có thể sẽ khám sức khỏe và hỏi bạn về bệnh sử. Khi biết về mức độ thường xuyên xảy ra tình trạng này và thời gian sụp mi xảy ra, bác sĩ sẽ tiến hành một số kiểm tra để tìm nguyên nhân, bao gồm:
Kiểm tra khe đèn: bác sĩ có thể nhìn gần vào mắt bằng cách sử dụng ánh sáng cường độ cao. Mắt có thể giãn ra trong quá trình kiểm tra này, vì vậy bạn có thể gặp một số khó chịu nhẹ; Kiểm tra thuốc tensilon: bác sĩ sẽ tiêm thuốc tensilon vào tĩnh mạch. Trong quá trình kiểm tra, bạn sẽ được yêu cầu liếc mắt qua lại hay làm một số cử động cơ để bác sĩ theo dõi và xem thuốc tensilon có cải thiện sức mạnh cơ mắt hay không, điều này sẽ giúp xác định các vấn đề gây sụp mi; Kiểm tra thị lực.
Những phương pháp nào dùng để điều trị tình trạng sụp mi mắt?
Tùy vào nguyên nhân gây sụp mi mà bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị phù hợp. Nếu tình trạng là do tuổi tác hay bẩm sinh, bạn sẽ không được điều trị vì sụp mi mắt thường không có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn có thể lựa chọn phẫu thuật thẩm mỹ nếu muốn giảm bớt sụp mi.
Nếu mi mắt hạn chế tầm nhìn, bạn sẽ cần điều trị y khoa hoặc có thể sử dụng kính để giữ mi mắt lên. Phương pháp điều trị này sẽ có hiệu quả nhất đối với sụp mi mắt tạm thời, do đó bạn không cần phải đeo kính mọi lúc. Tuy nhiên, bạn cũng có thể đeo kính nếu không đủ điều kiện để làm phẫu thuật.
Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật sụp mi để thắt chặt các cơ nâng, giúp nâng mi mắt lên vị trí mong muốn. Bạn có thể lựa chọn phẫu thuật “treo”, trong đó các cơ trán được sử dụng để nâng mi mắt.
Đối với trẻ em bị sụp mi, các bác sĩ sẽ khuyên phẫu thuật để ngăn chặn tình trạng giảm thị lực hoặc “mắt lười” tái phát.
Nếu bác sĩ thấy rằng sụp mi mắt là do một bệnh lý gây ra thì sẽ điều trị bệnh đó để mi mắt không chùng xuống nữa.
6. Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng sụp mi mắt?
Không có cách kiểm soát hiệu quả tình trạng này.
Trên đây là một vài chia sẻ về triệu chứng,nguyên nhân và một số lưu ý về bệnh các bạn có thể tham khảo qua. Bạn có thể liên hệ trực tiếp với Bác sĩ để biết thêm chi tiết.
Tham khảo thêm
- doc Bệnh bong dịch kính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chứng bọng mắt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh bong võng mạc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cận thị - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Phẫu thuật cắt mí mắt - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh chấn thương mắt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh chắp mắt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chứng lão thị - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chụp mạch máu võng mạc - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh co đồng tử - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh co giật mí mắt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Dị vật ở mắt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh giác mạc hình chóp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh giãn đồng tử - Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
- doc Bệnh đục thủy tinh thể - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Đo nhãn áp - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Xét nghiệm điện ký rung giật nhãn cầu - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh lác mắt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Horner - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng mỏi mắt kỹ thuật số - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh loạn thị - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh loét giác mạc
- doc Triệu chứng lồi mắt - Nguyên nhân, điều trị và kiểm soát bệnh
- doc Bệnh lông quặm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lỗ hoàng điểm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Nấm mắt
- doc Bệnh ung thư võng mạc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viễn thị - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh màng tăng sinh trước võng mạc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Mắt mờ
- doc Hội chứng mất thị lực - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Mắt tuyến giáp
- doc Mỏi mắt
- doc Bệnh mộng thịt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng trợt giác mạc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Phân tích nguy cơ thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi - Những lưu ý cần biết
- doc Hội chứng mù ban ngày - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng mù màu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh mù thoáng qua – mù tạm thời - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh vẩn đục dịch kính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Những rối loạn của thể thủy tinh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhược thị - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Phẫu thuật cắt mống mắt chu biên - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Phẫu thuật rạch giác mạc hình nan hoa - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Phẫu thuật sa mi mắt - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Hội chứng sẹo giác - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thị lực màu kém - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh quáng gà - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng quầng sáng/chói mắt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bênh rung giật nhãn cầu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Soi góc tiền phòng - Những thông tin cần biết
- doc Hội chứng song thị - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh stargardt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tắc động mạch trung tâm võng mạc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tắc tĩnh mạch võng mạc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tắc tuyến lệ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tăng nhãn áp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tăng nhãn áp góc đóng cấp tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tăng nhãn áp góc đóng nguyên phát - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tăng nhãn áp góc mở chính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Tật không nhãn cầu và mắt nhỏ
- doc Tật khúc xạ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thoái hóa điểm vàng AMD - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thoái hóa điểm vàng thể ướt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thoái hóa hoàng điểm dạng khô - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị