Bệnh co giật mí mắt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Co giật mí mắt là hiện tượng các cơ mí mắt lặp đi lặp lại, co thắt không kiểm soát được. Tình trạng này thường xảy ra ở mí mắt trên, nhưng cũng có thể xảy ra ở cả mí trên và dưới. Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của bệnh co giật mí mắt, mời các bạn tham khảo!

Bệnh co giật mí mắt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Hiểu biết chung

Co giật mí mắt là tình trạng gì?

Co giật mí mắt là hiện tượng các cơ mí mắt lặp đi lặp lại, co thắt không kiểm soát được. Tình trạng này thường xảy ra ở mí mắt trên, nhưng cũng có thể xảy ra ở cả mí trên và dưới. Đối với hầu hết mọi người, những cơn co giật này thường rất nhẹ, cảm giác như có một lực kéo lên mí mắt. Một số khác lại có cơn co giật nặng hơn và khiến họ phải nhắm mắt. Tuy nhiên, có những người không bao giờ xuất hiện dấu hiệu đặc biệt nào.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

2. Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng co giật mí mắt là gì?

Triệu chứng của tình trạng là cơ mí mắt thường lặp đi lặp lại và không kiểm soát được.

Co giật mí mắt là triệu chứng hiếm gặp của bệnh rối loạn não hoặc tổn thương thần kinh. Nếu là dấu hiệu của các bệnh nghiêm trọng hơn, tình trạng này luôn đi kèm với các triệu chứng khác.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn cần đến gặp bác sĩ nếu bị co giật mí mắt mạn tính và có thêm các dấu hiệu sau:

Mắt đỏ, sưng hoặc đóng lại bất thường; Mí mắt trên rủ xuống; Mí mắt đóng hoàn toàn vào mỗi lần co giật mí mắt; Tình trạng co giật mí mắt kéo dài trong vài tuần; Tình trạng co giật ảnh hưởng đến các phần trên cơ mặt.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân nào gây ra tình trạng co giật mí mắt?

Một số nguyên nhân gây ra co giật mí mắt bao gồm:

Rượu; Ánh sáng chói; Dư thừa caffein; Mệt mỏi; Bề mặt mắt hoặc bên trong mí mắt bị kích thích; Mất sức lực; Hút thuốc; Căng thẳng; Gió.

Một số tình trạng sức khỏe có thể bao gồm co giật mí mắt như:

Viêm mi mắt; Trầy xước giác mạc; Khô mắt; Quặm mắt; Bệnh cườm nước; Nhạy cảm với ánh sáng; Lông mi mọc ngược; Viêm màng bồ đào.

4. Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc tình trạng co giật mí mắt?

Co giật mi tự phát thường phổ biến ở nữ giới hơn và thường phát triển từ giữa cho đến cuối giai đoạn trưởng thành.

5. Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy  tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tình trạng co giật mí mắt?

Bác sĩ sẽ kiểm tra tầm nhìn và yêu cầu mô tả các triệu chứng mà bạn gặp phải.

Những phương pháp nào dùng để điều trị tình trạng co giật mí mắt?

Trong hầu hết các trường hợp, co giật nhẹ sẽ tự biến mất. Nếu mắt khô hoặc dễ kích thích, bạn hãy thử dùng các loại nước nhỏ mắt để giúp giảm bớt co giật.

Phương pháp điều trị phổ biến nhất là sử dụng chất botulinum (Botox®, Dysport®, Xeomin®) đối với co thắt cơ nửa mặt. Bác sĩ cũng có thể tiêm botox để giảm bớt co giật nghiêm trọng trong một vài tháng. Tuy nhiên, bạn cần phải tiêm nhiều lần vì hiệu quả của phương này mau hết

Trong các trường hợp nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc như:

Clonazepam (Klonopin®); Lorazepam (Ativan®); Trihexyphenidyl hydrochloride (Artaner®, Trihexane®, Tritane®).

Phẫu thuật loại bỏ một số cơ ở mí mắt  và dây thần kinh mí mắt có thể điều trị trường hợp co giật mi tự phát. Hơn thế, vật lí trị liệu có thể giúp ích trong việc thư giãn các cơ mặt.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng co giật mí mắt?

Nếu co giật mí xảy ra thường xuyên, bạn cần ghi nhớ tình trạng này xuất hiện khi nào. Bạn cần lưu ý đến lượng cà phê, thuốc lá và rượu mà mình sử dụng, cũng như mức độ căng thẳng và chất lượng giấc ngủ trong khoảng thời gian bị co giật mí mắt.

Nếu nhận thấy bạn bị co giật mí mắt nhiều khi ngủ không đủ giấc, hãy cố gắng ngủ sớm trước 30 phút hoặc một giờ để giảm bớt căng thẳng mí mắt và các cơn co giật.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Với những thông tin trên đây về bệnh co giật mí mắt, hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm hiểu biết trong việc tìm hiểu và điều trị bệnh.

Ngày:26/10/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM