Bệnh thị lực màu kém - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Thị lực màu kém là tình trạng giảm khả năng phân biệt các màu sắc nhất định. Mặc dù nhiều người sử dụng thuật ngữ “mù màu” để đề cập đến khả năng phân biệt màu sắc giảm đi, mù màu thật sự là mất khả năng nhìn màu sắc hoàn toàn, trường hợp này hiếm gặp. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!

Bệnh thị lực màu kém - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Thị lực màu kém là tình trạng giảm khả năng phân biệt các màu sắc nhất định. Mặc dù nhiều người sử dụng thuật ngữ “mù màu” để đề cập đến khả năng phân biệt màu sắc giảm đi, mù màu thật sự là mất khả năng nhìn màu sắc hoàn toàn, trường hợp này hiếm gặp.

Mức độ phổ biến của thị lực màu kém

Thị lực màu kém thường là do di truyền. Nam giới có nhiều khả năng sinh ra với thị lực màu kém. Hầu hết mọi người có thị lực màu kém không thể phân biệt các sắc thái nhất định của màu đỏ và màu xanh lá cây. Ít gặp hơn là những người có thị lực màu kém không thể phân biệt các sắc thái của màu xanh dương và màu vàng. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

2. Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của thị lực màu kém là gì?

Bạn có thể có thị lực màu kém và không biết điều đó. Một số người phát hiện ra họ hoặc con họ có tình trạng này khi xảy ra một số nhầm lẫn như phân biệt các màu của tín hiệu đèn giao thông hay giải thích mã màu trong các tài liệu học tập.

Người bị ảnh hưởng bởi thị lực màu kém có thể không có khả năng phân biệt:

  • Các sắc thái khác nhau của màu đỏ và màu xanh lá cây;
  • Các sắc thái khác nhau của màu xanh dương và màu vàng;
  • Bất kỳ màu sắc nào.

Tình trạng thiếu hụt màu sắc phổ biến nhất là không có khả năng nhận biết một số sắc thái của màu đỏ và màu xanh lá cây. Thông thường, một người không nhận biết màu đỏ-xanh lá cây hoặc màu xanh dương-vàng không hoàn toàn mất nhạy cảm với cả hai màu sắc. Khuyết tật có thể từ nhẹ, trung bình đến nặng.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nếu bạn nghi ngờ mình có vấn đề phân biệt một màu sắc nhất định hoặc thay đổi khả năng nhìn màu của mình, hãy gặp bác sĩ nhãn khoa để được khám. Trẻ em nên được khám mắt toàn diện, bao gồm kiểm tra khả năng nhìn màu sắc trước khi bắt đầu đi học.

Không có cách chữa cho thị lực màu kém do di truyền, nhưng nếu rối loạn này là do bệnh về mắt, điều trị có thể cải thiện khả năng nhìn màu sắc.

3. Nguyên nhân

Ánh sáng đi vào mắt thông qua giác mạc, thấu kính, mô dạng chất lỏng trong suốt (thủy tinh thể), đến các tế bào nhạy cảm màu (hình nón) nằm ở võng mạc mặt sau của mắt. Các hóa chất trong tế bào hình nón phân biệt màu sắc và gửi thông tin qua dây thần kinh thị giác đến não bộ.

Nếu mắt bình thường, bạn có thể phân biệt các màu sắc khác nhau, nhưng nếu các tế bào nón của bạn thiếu một hoặc nhiều hóa chất nhạy cảm ánh sáng, bạn có thể chỉ thấy hai trong số các màu cơ bản.

Thị lực màu kém có nhiều nguyên nhân:

Rối loạn di truyền. Thị lực màu kém do di truyền phổ biến nhiều ở nam giới hơn so với nữ giới. Sự thiếu hụt màu sắc phổ biến nhất là màu đỏ và xanh lá, thiếu hụt màu xanh dương-vàng ít gặp hơn. Trường hợp không có khả năng phân biệt tất cả các màu rất hiếm gặp. Rối loạn này có thể có từ mức độ nhẹ, trung bình hoặc nặng. Thị lực màu kém do di truyền thường ảnh hưởng đến cả hai mắt và mức độ nặng nhẹ không thay đổi trong suốt cuộc đời.

Các bệnh. Một số tình trạng bệnh lý có thể gây ra thị lực màu kém như thiếu máu hồng cầu hình liềm, tiểu đường, thoái hóa điểm vàng, bệnh Alzheimer, bệnh tăng nhãn áp, bệnh Parkinson, chứng nghiện rượu mãn tính và bệnh bạch cầu. Một mắt có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn mắt kia và thị lực màu kém có thể được cải thiện nếu các nguyên nhân cơ bản được điều trị.

Một số loại thuốc. Một số loại thuốc có thể làm thay đổi khả năng nhìn màu sắc như một số loại thuốc điều trị các bệnh tim, cao huyết áp, rối loạn chức năng cương dương, nhiễm trùng, rối loạn thần kinh và các vấn đề tâm lý.

Lão hóa. Khả năng phân biệt màu sắc giảm khi bạn già đi.

Các hóa chất. Tiếp xúc với một số hóa chất tại nơi làm việc như carbon disulfide và phân bón có thể gây mất thị lực màu.

4. Chẩn đoán & điều trị

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán thị lực màu kém?

Nếu bạn gặp khó khăn khi nhìn thấy một màu sắc nhất định, bác sĩ nhãn khoa có thể kiểm tra xem bạn có bị mất khả năng nhìn màu không. Bạn có thể được khám mắt toàn diện và được xem các hình ảnh thiết kế đặc biệt với các dấu chấm màu với nhiều hình dạng ẩn dưới nhiều màu sắc khác nhau.

Nếu bạn có thị lực màu kém, bạn sẽ thấy khó khăn hoặc không thể nhìn thấy một số hình từ các dấu chấm.

Các bài kiểm tra bằng máy tính hoặc ứng dụng điện thoại có thể hữu ích để sàng lọc nhanh thị lực màu kém, nhưng chúng không chính xác như thử nghiệm tiêu chuẩn trong phòng khám.

Những phương pháp nào dùng để điều trị thị lực màu kém?

Không có phương pháp điều trị cho hầu hết các loại thị lực màu kém, trừ khi vấn đề này liên quan đến việc sử dụng một số loại thuốc nhất định hoặc các bệnh về mắt. Ngừng thuốc gây ra vấn đề thị lực hoặc điều trị các bệnh về mắt cơ bản có thể giúp cải thiện khả năng nhìn màu sắc tốt hơn.

Đeo kính có bộ lọc màu hoặc kính áp tròng màu có thể giúp tăng cảm nhận độ tương phản giữa các màu sắc. Tuy nhiên, các loại kính này không cải thiện khả năng nhìn tất cả các màu.

Một số rối loạn võng mạc hiếm liên quán đến thị lực màu kém có thể điều trị bằng các kỹ thuật thay thế gen. Các phương pháp điều trị này đang được nghiên cứu và có thể phổ biến trong tương lai.

5. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với thị lực màu kém:

Học thuộc lòng thứ tự các đối tượng theo màu sắc. Nếu cần thiết phải nhận biết màu sắc cụ thể như đèn giao thông, hãy ghi nhớ thứ tự của các màu sắc.

Dán nhãn các vật dụng theo màu khi bạn muốn phối các vật dụng với nhau. Nhờ một ai đó giúp bạn sắp xếp và gắn nhãn cho quần áo của mình.

Sắp xếp quần áo trong tủ quần áo hoặc ngăn kéo theo các màu sắc hay mặc để ở gần nhau.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến hội chứng Thị lực màu kém, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị!

Ngày:14/09/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM