Những rối loạn của thể thủy tinh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Dịch thủy tinh đóng một vai trò quan trọng đến khả năng nhìn của chúng ta. Khi dịch thủy tinh bị ảnh hưởng, chúng ta có thể khó khăn để nhìn và quan sát mọi vật. Có rất nhiều rối loạn của thể thủy tinh, nhưng trong bài này sẽ đề cập hai tình trạng phổ biến nhất là thoái hóa thể thủy tinh và xuất huyết thể thủy tinh. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Những rối loạn của thể thủy tinh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Xuất huyết thể thủy tinh là bệnh gì?

Xuất huyết thể thủy tinh xảy ra khi máu rò rỉ vào dịch thủy tinh bên trong mắt. Máu thường xuất phát từ mạch máu ở mặt sau của mắt. Vấn đề này gây ra do một trong hai nguyên nhân sau:

Các mạch máu bình thường bị tổn thương. Các mạch máu bất thường mỏng manh phát triển ở mặt sau của mắt và rất dễ bị chảy máu.

Để nhìn được rõ ràng, dịch thủy tinh phải trong suốt. Nếu dịch thủy tinh bị mờ đục hoặc chứa đầy máu, thị lực sẽ bị tổn thương.

Xuất huyết thủy tinh ảnh hưởng khoảng 7 trong mỗi 100.000 người mỗi năm. Điều này làm cho bệnh trở thành một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây suy giảm thị lực đột ngột. Bệnh thường chỉ ảnh hưởng đến một mắt. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

2. Thoái hóa thể thủy tinh là bệnh gì?

Thủy tinh giống như chất thạch lấp đầy bên trong mắt đằng sau thủy tinh thể. Trước khi sinh, thủy tinh giúp định hình hình dạng của mắt và nuôi dưỡng mắt khi nó phát triển. Khi còn trẻ, gel thủy tinh lấp đầy nhãn cầu như giê-la-tin. Thủy tinh cũng chứa các sợi dính với bề mặt của võng mạc. Theo thời gian, thủy tinh bắt đầu hóa lỏng và thu nhỏ lại. Sau đó, các sợi có thể co kéo trên võng mạc. Thoái hóa thủy tinh dẫn đến các hạt trôi nổi. Các hạt này được nhìn thấy như các chấm nhỏ chuyển động hoặc đốm màu xám mỏng manh hoặc các đường. Giai đoạn cuối cùng của thoái hóa thủy tinh xảy ra khi khối thủy tinh hoàn toàn tách ra khỏi võng mạc, được biết đến như bong thủy tinh mặt sau.

Thoái hóa thủy tinh là một tình trạng phổ biến ở người lớn trên 50 tuổi, mặc dù người trẻ tuổi cũng có thể bị thoái hóa thủy tinh. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

3. Các triệu chứng của rối loạn của thể thủy tinh là gì?

Các triệu chứng phổ biến của thoái hóa thể thủy tinh là:

Các hạt trôi nổi xuất hiện trong mắt gây đốm, dây mạng nhện che phủ tầm nhìn. Sau một thời gian chúng có thể tự biến mất hoặc lắng xuống đáy mắt. Ban đầu, bệnh có thể gây phiền nhiễu như xuất hiện các bóng mờ trong tầm nhìn, nhưng sau một thời gian, não học cách bỏ qua nó. Nhấp nháy mắt hay chuyển động mắt làm giảm tình trạng này. Tăng số lượng hạt trôi nổi cùng với ánh sáng nhấp nháy và tầm nhìn ngoại vi bị hạn chế là giai đoạn tiến triển của bệnh.

Một số triệu chứng có thể không được liệt kê ở trên. Nếu bạn có bất kỳ lo ngại về một triệu chứng, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ.

Các triệu chứng phổ biến của xuất huyết thể thủy tinh là:

  • Các hạt trôi nổi không gây đau trong tầm nhìn, thường được mô tả như các dòng kẻ, mạng nhện hoặc nhiều đốm đen;
  • Tầm nhìn mờ;
  • Điểm mù;
  • Vệt tối;
  • Mất thị lực hoàn toàn.

Có thể có một số triệu chứng không được liệt kê ở trên. Nếu bạn có bất kỳ lo ngại về một triệu chứng, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ.

4. Nguyên nhân gây rối loạn của thể thủy tinh là gì?

Xuất huyết thể thủy tinh

Các mạch máu bất thường

Xuất huyết thể thủy tinh thường là kết quả của sự hình thành và phát triển các mạch máu mới để đáp ứng với nhu cầu tưới máu kém hoặc thiếu máu cục bộ. Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra sự hình thành các mạch máu mới do thiếu máu cục bộ bao gồm bệnh võng mạc do tiểu đường, bệnh võng mạc hồng cầu hình liềm, tắc tĩnh mạch võng mạc, bệnh võng mạc do sinh non hoặc hội chứng thiếu máu cục bộ ở mắt.

Các mạch máu mới hình thành thiếu các kết nối màng mạch chặt chẽ, do đó chúng dễ có nguy cơ bị chảy máu tự phát, chủ yếu là các mạch máu mỏng manh.

Vỡ các mạch máu bình thường

Một lực đủ mạnh có thể phá vỡ sự toàn vẹn cấu trúc mạch máu. Các trường hợp như bong thể thủy tinh phía sau có thể gây ra vỡ mạch máu, dẫn đến xuất huyết thể thủy tinh.

Các nguyên nhân khác có thể là do chọc hoặc đâm trực tiếp vào mạch máu còn nguyên vẹn. Đây là các trường hợp thường gặp ở những người dưới 40 tuổi, trực tiếp dẫn đến xuất huyết thể thủy tinh.

Một nguyên nhân hiếm gặp gây ra xuất huyết thể thủy tinh là do vỡ các mạch máu bình thường trong hội chứng Terson, xuất huyết dưới màng nhện. Tình trạng này là do tăng áp lực nội sọ dẫn đến vỡ các tĩnh mạch nhỏ của võng mạc.

Máu từ một nguồn liền kề

Các tình trạng như chảy máu từ phình mạch lớn của võng mạc, khối u và mạch máu mới hình thành từ màng mạch, có thể lan qua màng giới hạn nội bộ và vào trong dịch thủy tinh.

Thoái hóa thể thủy tinh

Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra thoái hóa thủy tinh là do tuổi tác. Bên cạnh đó, một số yếu tố nguy cơ có thể đẩy nhanh sự khởi đầu của tình trạng mắt này.

5. Điều gì làm tăng nguy cơ bị rối loạn của thể thủy tinh?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây thoái hóa thể thủy tinh như:

  • Chấn thương mắt hoặc bất kỳ tình trạng viêm ở mắt có thể đẩy nhanh sự hình thành các hạt nổi.
  • Cận thị. Người bị cận thị có thể gặp những thay đổi do thoái hóa ở độ tuổi sớm.
  • Phẫu thuật đục thủy tinh thể, thực hiện bất kỳ điều trị bằng laser trước đây hay phẫu thuật mắt cũng có thể làm tăng nguy cơ hình thành các hạt nổi ở một số người.

Các nguyên nhân phổ biến gây xuất huyết thủy tinh có xu hướng xảy ra ở người lớn trên 60 tuổi, trừ trường hợp chấn thương mắt – có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.

6. Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán các rối loạn của thể thủy tinh?

Chẩn đoán thoái hóa thể thủy tinh phụ thuộc vào các giai đoạn của bệnh. Khám mắt đầy đủ với thuốc giãn đồng từ là cần thiết trong giai đoạn tiến triển của rối loạn này.

Sau khi bác sĩ thu thập bệnh sử và kiểm tra mắt, bác sĩ có thể sử dụng đèn khe để chẩn đoán bệnh. Thử nghiệm này cho phép các bác sĩ tìm kiếm sự hiện diện của máu trong dịch thủy tinh. Tùy thuộc vào số lượng máu rò rỉ vào dịch thủy tinh, đèn khe cũng có thể xác định nguồn gốc gây chảy máu.

Trong các trường hợp lượng máu trong dịch thủy tinh ngăn cản việc xác định đầy đủ nguồn gây chảy máu, bác sĩ có thể chỉ định siêu âm. Siêu âm có thể phát hiện nhiều nguyên nhân gây xuất huyết thể thủy tinh, kể cả bong thể thủy tinh phía sau, rách hay bong võng mạc, khối u và các dị vật.

Các xét nghiệm khác bao gồm chụp cắt lớp vi tính (CT scan) trong trường hợp chấn thương xâm nhập và chụp mạch để hiển thị các mạch máu ở phía sau mắt.

7. Những phương pháp nào dùng để điều trị các rối loạn của thể thủy tinh thể?

Dạng lành tính có vài hạt trôi nổi không cần điều trị vì vấn đề này không đe dọa đến thị lực. Sau một thời gian, các hạt trôi nổi sẽ tự lắng xuống đáy mắt. Các hạt trôi nổi có thể kéo dài trong nhiều tuần đến nhiều tháng hoặc nhiều năm. Vài trường hợp đã được báo cáo là các hạt này không biến mất hoàn toàn. Do vậy, điều trị tích cực để loại bỏ nó là không cần thiết. Mặc dù các hạt trôi nổi dai dẳng có thể gây khó chịu cho người bệnh, bạn nên học cách tránh nó vì không có biện pháp nào để ngăn chặn sự hình thành của những hạt nổi này.

Tình trạng thoái hóa thể thủy tinh tiến triển khi các hạt trôi nổi tăng đột biến nhìn thấy cùng với ánh sáng nhấp nháy trong tầm nhìn ngoại vi, lúc này bạn cần được khám mắt toàn diện. Bệnh nhân được khuyên không nên né tránh tình trạng này và ngay lập tức gặp chuyên gia về mắt để được khám mắt toàn diện. Nếu có lỗ ở điểm vàng hoặc tình trạng bong võng mạc không được điều trị, có thể dẫn đến những vấn đề thị lực trầm trọng hoặc mất thị lực vĩnh viễn. Bệnh nhân bị cận thị cần được chăm sóc kỹ càng vì nguy cơ bong võng mạc khá phổ biến ở những bệnh nhân cận thị. Điều trị thoái hóa thể thủy tinh trong trường hợp này là nhằm mục đích giảm các hạt trôi nổi, các triệu chứng khác và cải thiện những vấn đề về thị lực.

Rách võng mạc, nếu được phát hiện sớm, có thể điều trị bằng liệu pháp laser. Tuy nhiên, nếu tình trạng tiến triển thành bong võng mạc, bạn cần phải được phẫu thuật. Không có cách điều trị đơn giản để loại bỏ hạt nổi ngoài việc phẫu thuật. Phẫu thuật được dùng phổ biến trong các dạng nặng và nghiêm trọng như bóc tách vì bệnh có nguy cơ gây các biến chứng và các tác dụng phụ.

Việc điều trị thoái hóa thể thủy tinh dựa trên các giai đoạn khác nhau bao gồm:

Hạt trôi nổi: không cần điều trị Tăng đột ngột các hạt trôi nổi: kiểm tra mắt toàn diện là bắt buộc. Điều trị sau đó phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng. Hạt trôi nổi với ánh sáng nhấp nháy: khám mắt toàn diện với đồng tử giãn. Nếu phát hiện thấy rách võng mạc sớm, bạn có thể cần điều trị laser. Bong võng mạc: thực hiện phẫu thuật lấy bỏ dịch thủy tinh. Phẫu thuật lấy bỏ dịch thủy tinh là phẫu thuật dành cho thoái hóa thể thủy tinh, được thực hiện để loại bỏ gel thủy tinh. Phẫu thuật này được thực hiện bởi bác sĩ nhãn khoa đã được đào tạo phẫu thuật trong mắt.

Nếu có bong võng mạc hoặc xuất huyết máu vào trong dịch thủy tinh làm thể thủy tinh không còn trong suốt, phẫu thuật lấy bỏ dịch thủy tinh được thực hiện. Gây mê tại chỗ hay toàn thân sẽ được thực hiện tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân. Dịch thủy tinh được lấy ra từ giữa mắt với các dụng cụ đặc biệt và sau đó điều trị đến các vết sẹo võng mạc, rách hoặc bong tách. Thêm nữa, bác sĩ sẽ tiêm bong bóng khí hoặc bong bóng dầu vào trong mắt để ép thành võng mạc vào vị trí ban đầu của nó.

Nguyên nhân cơ bản gây ra xuất huyết thể thủy tinh sẽ quyết định cách điều trị thích hợp nhất. Bất kể loại điều trị nào được thực hiện, tất cả đều nhằm mục đích tìm ra nguồn gốc chảy máu, ngăn chặn chảy máu, điều trị các tổn thương võng mạc trước khi dẫn đến mấy thị lực và khôi phục thị lực bình thường.

Ngoài ra, người bị xuất huyết thể thủy tinh nên tránh hoạt động gắng sức trong vài ngày sau khi điều trị vì điều này có thể làm cục máu đông rời ra và kích hoạt chảy máu mới. Bạn nên ngủ với đầu cao cho phép máu trong dịch thủy tinh lắng xuống đáy mắt, giảm nguy cơ cản trở tầm nhìn.

Nếu có quá nhiều máu che khuất khả năng tìm nguồn gốc gây chảy máu và ngăn ngừa điều trị, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật lấy bỏ dịch thủy tinh, trong đó bao gồm việc loại bỏ toàn bộ dịch thủy tinh để nhìn rõ hơn mặt sau của mắt.

Sau đây là phương pháp điều trị cụ thể được sử dụng trong xuất huyết thể thủy tinh:

  • Laser quang đông: được sử dụng để điều trị tổn thương cho võng mạc và bong võng mạc. Laser còn giúp dừng chảy máu và ngăn ngừa chảy máu trong tương lai.
  • Tiêm kháng VEGF: phương pháp này đôi khi được sử dụng ở những bệnh nhân tiểu đường, bổ sung vào các phương pháp điều trị khác như quang đông laser và thủ thuật lấy bỏ dịch thủy tinh. Cách này nhằm mục đích thu nhỏ các mạch máu bất thường đã hình thành trong mắt.
  • Phương pháp áp lạnh: được sử dụng để điều trị rách và bong võng mạc. Trong khi vẫn chưa rõ chính xác cách thức hoạt động của  phương pháp điều trị này, người ta tin rằng nó phá vỡ hàng rào máu võng mạc, dẫn đến giải phóng dịch máu.
  • Chờ đợi: đôi khi, bạn có thể cần chờ máu ngừng chảy. Máu có thể biến mất dần dần khỏi dịch thủy tinh theo thời gian, cho phép ánh sáng đi qua và thị lực được phục hồi lại, như vậy không có tổn thương sớm cho võng mạc.

8. Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý các rối loạn của thể thủy tinh?

Lối sống sau và biện pháp khắc phục có thể giúp bạn đối phó với các rối loạn của thể thủy tinh như:

  • Quản lý cẩn thận và thường xuyên các bệnh về mắt do tiểu đường và cao huyết áp;
  • Bỏ hút thuốc;
  • Bảo vệ mắt từ bất kỳ chấn thương tiềm ẩn nào.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến Những rối loạn của thể thủy tinh , hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:17/09/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM