Bệnh loạn thị - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Loạn thị là tình trạng thường gặp, xảy ra khi mặt trước giác mạc hoặc thủy tinh thể có độ cong bề mặt hơi khác nhau theo một hướng khác. Vậy nguyên nhân và triệu chứng của bệnh là gì? Làm cách nào để chữa trị bệnh hiệu quả? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Bệnh loạn thị - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Loạn thị là bệnh gì?

Loạn thị là tình trạng sức khỏe nhẹ thường gặp, xảy ra khi mặt trước mắt (giác mạc) hoặc thủy tinh thể có độ cong bề mặt hơi khác nhau theo một hướng khác. Tuy nhiên, loạn thị có thể gây mờ mắt.

2. Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh loạn thị là gì?

Các triệu chứng loạn thị thường gặp bao gồm:

Mờ mắt hoặc tầm nhìn bị biến dạng, méo mó; Mỏi mắt; Nhức đầu.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân nào gây ra bệnh loạn thị?

Loạn thị là một tật khúc xạ xảy ra khi độ cong  của giác mạc hoặc thủy tinh thể không đồng đều và trơn láng. Bệnh có thể xuất hiện từ khi mới sinh ra hoặc sau một chấn thương mắt, bệnh lý nào đó hoặc phẫu thuật. Loạn thị không phải do đọc sách trong điều kiện ánh sáng kém, ngồi quá gần với ti vi hay nheo mắt và cũng không nặng lên vì những việc đó.

Loạn thị có thể kết hợp với các tật khúc xạ khác, bao gồm:

Cận thị: giác mạc cong quá nhiều hoặc mắt dài hơn bình thường, dẫn đến tình trạng nhìn mờ những vật ở xa; Viễn thị: giác mạc cong quá ít hoặc mắt ngắn hơn bình thường và dẫn đến tình trạng nhìn mờ những vật ở gần.

4. Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh loạn thị?

Loạn thị là tình trạng phổ biến, thường là do bẩm sinh và có thể đi cùng với cận thị hoặc viễn thị.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh loạn thị?

Tuổi tác là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh loạn thị. Thực tế, người cao tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh lớn hơn ở người trẻ.

5. Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy  tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh loạn thị?

Bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm sau để chẩn đoán bệnh, bao gồm:

Kiểm tra thị lực: bạn cần phải đọc các chữ cái trên bảng để kiểm tra thị lực; Kiểm tra đo độ cong giác mạc: bác sĩ sẽ dùng dụng cụ keratometer để đo độ cong bề mặt của giác mạc; Kiểm tra đo độ tập trung ánh sáng.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh loạn thị?

Phương pháp điều trị bệnh bao gồm đeo kính loạn thị và phẫu thuật khúc xạ.

Kính thuốc sẽ giúp trung hòa độ cong vốn không đồng đều của giác mạc. Kính thuốc có thể là mắt kính hoặc kính áp tròng.

Phẫu thuật khúc xạ sẽ giúp định hình lại các bề mặt của mắt. Các phương pháp phẫu thuật khúc xạ bao gồm:

Thay đổi khúc xạ định hình nhu mô giác mạc (LASIK): là một phẫu thuật nhỏ trong đó bác sĩ sẽ sử dụng keratome để cắt gọt, chỉnh sửa hình dáng của giác mạc; Thay đổi khúc xạ cắt bỏ biểu mô giác mạc (PRK): bác sĩ sẽ lấy lớp biểu mô bảo vệ bên ngoài giác mạc trước khi sử dụng laser excimer để thay đổi độ cong của giác mạc; Thay đổi khúc xạ định hình giác mạc vạt dưới biểu mô (LASEK): là phẫu thuật nhỏ trong đó bác sĩ sẽ gập một lớp mỏng của giác mạc để hạn chế tổn thương do những công việc sinh hoạt hàng ngày hoặc vận động thể lực gây ra cho mắt. Nếu bạn có giác mạc mỏng hoặc có nguy cơ cao bị chấn thương mắt khi làm việc hoặc khi chơi thể thao, LASEK có thể là một lựa chọn tốt.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh loạn thị?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

Dành thời gian để mắt nghỉ ngơi khi làm việc trước máy tính, đọc sách hay các công việc tỉ mỉ khác, bằng cách chớp mắt, nhìn vào cây cối, hoa lá hoặc bất cứ thứ gì ở bên ngoài; Làm việc ở nơi có ánh sáng tốt; Ăn uống hợp lý để cung cấp đầy đủ vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho mắt.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh loạn thị, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:12/10/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM