Hội chứng mù ban ngày - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh mù ban ngày là một tình trạng thị giác không có khả năng nhìn thấy rõ ràng trong ánh sáng ban ngày và trái ngược với bệnh quáng gà. Để hiểu rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của bệnh lý này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Bệnh mù ban ngày là gì?
Bệnh mù ban ngày là một tình trạng thị giác không có khả năng nhìn thấy rõ ràng trong ánh sáng ban ngày và trái ngược với bệnh quáng gà.
Trong bệnh mù ban ngày, tầm nhìn ban ngày trở nên tồi tệ, đặc trưng bởi ghét ánh sáng (không thích/tránh ánh sáng) nhưng không phải là sợ ánh sáng (khó chịu/đau mắt khi gặp ánh sáng) điển hình bởi viêm mắt. Tầm nhìn ban đêm phần lớn vẫn không thay đổi do việc sử dụng các tế bào que ngược với tế bào nón (suốt cả ngày) mà bị ảnh hưởng bởi bệnh mù ban ngày và sau đó làm suy giảm đáp ứng quang học ban ngày. Nhiều bệnh nhân cảm thấy tốt hơn lúc trời mờ tối so với ban ngày.
2. Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh mù ban ngày là gì?
Bác sĩ tin rằng các dấu hiệu và triệu chứng có thể khác nhau ở từng bệnh nhân khác nhau, bao gồm tầm nhìn yếu trong ánh sáng, khó nhìn rõ khi lái xe và thích ứng tầm nhìn chậm giữa các tình trạng ánh sáng sáng và mờ. Đáng chú ý, chỉ có bác sĩ mới có thể chẩn đoán đầy đủ dựa trên bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng của bạn và liệu chúng có thực sự là triệu chứng của mù lòa.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn ngừa tình trạng này diễn tiến nặng hơn và tránh các tình huống phải cấp cứu, vì vậy hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh cách tình trạng nặng này.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa cchúngn được phương án thích hợp nhất.
3. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân nào gây ra bệnh mù ban ngày?
Bệnh mù ban ngày xảy ra trong một số tình trạng của mắt. Loạn dưỡng tế bào nón và mù màu ảnh hưởng đến các tế bào hình nón ở võng mạc và thuốc chống động kinh trimethadione là nguyên nhân thường gặp.
Đồng tử Adie không co lại trong đáp ứng với ánh sáng, tật không mống mắt, bệnh bạch tạng làm cho sắc tố của mống mắt bị khiếm khuyết cũng có thể gây ra bệnh này. Đục thủy tinh thể trung tâm làm phân tán ánh sáng trước khi nó có thể đến võng mạc là một nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh mù ban ngày và chứng ghét ánh sáng ở người cao tuổi.
Bệnh võng mạc liên quan đến ung thư, kích thích việc sản xuất các kháng thể có hại chống lại các thành phần của võng mạc, gây bệnh mù ban ngày.
Một nguyên nhân khác được biết đến là hội chứng Cohen (hội chứng Pepper). Hội chứng Cohen được đặc trưng bởi tình trạng béo phì, chậm phát triển tâm thần và loạn dạng sọ mặt do đột biến gen. Hiếm khi bệnh có thể gây biến chứng ở mắt như bệnh mù ban ngày, viêm võng mạc màng sắc tố, loạn dưỡng thị giác hoặc dị tật võng mạc/mống mắt có ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực của người đó. Tuy nhiên, một nguyên nhân khác gây ra bệnh mù ban ngày là do chấn thương não sau giao thị một hoặc hai bên.
4. Nguy cơ mắc phải
Những ai thường mắc bệnh mù ban ngày?
Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng phổ biến ở người lớn tuổi vì người lớn tuổi có nguy cơ cao hơn hình thành đục thủy tinh thể.
Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh mù ban ngày?
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh này gồm:
Người lớn tuổi có nguy cơ đục thủy tinh thể cao hơn. Do đó, người cao niên có nhiều khả năng bị mù ban ngày so với trẻ em hoặc người trẻ tuổi; Chế độ ăn dinh dưỡng thiếu vitamin A cũng có thể dẫn đến mù ban ngày. Vitamin A hay còn gọi là retinol đóng vai trò trong việc chuyển đổi các xung thần kinh vào hình ảnh trong võng mạc. Võng mạc là vùng nhạy cảm ánh sáng ở phía sau của mắt; Những bệnh nhân suy tụy chẳng hạn như xơ nang sẽ khó hấp thụ chất béo và có nguy cơ lớn hơn mắc phải tình trạng thiếu vitamin A vì vitamin A tan trong chất béo. Điều này khiến học ó nguy cơ cao hơn mắc bệnh mù ban ngày; Người có đường huyết cao hay bị bệnh đái tháo đường có nguy cơ cao hình thành các bệnh về mắt chẳng hạn như đục thủy tinh thể.
Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
5. Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh mù ban ngày?
Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có thể gặp tình trạng này, họ sẽ thực hiện khám lâm sàng, sau đó sẽ hỏi bệnh sử và một số xét nghiệm cũng sẽ được bác sĩ khuyến cáo để phát hiện bệnh mù ngày. Một số xét nghiệm thông thường có thể được yêu cầu như: xét nghiệm máu để đo lường nồng độ vitamin và đường trong máu của bạn, v.v.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh mù ban ngày?
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng hiện tại của bạn, bác sĩ sẽ gợi ý một số lựa chọn điều trị dưới đây:
Đục thủy tinh thể
Phần mắt bị đục được gọi là đục thủy tinh thể. Đục thủy tinh thể có thể được loại bỏ thông qua phẫu thuật. Bác sĩ phẫu thuật sẽ thay thủy tinh thể bị đục bằng một thủy tinh thể nhân tạo, trong suốt. Mù ban ngày sẽ cải thiện đáng kể sau khi phẫu thuật nếu đục thủy tinh là nguyên nhân gây bệnh.
Thiếu vitamin A
Nếu nồng độ vitamin A của bạn thấp, bác sĩ có thể khuyên bạn nên bổ sung vitamin. Bổ sung thuốc bổ theo chỉ dẫn. Hầu hết mọi người ở các nước phát triển không thiếu vitamin A vì họ có nguồn dinh dưỡng hợp lý.
Khiếm khuyết di truyền
Các tình trạng di truyền gây ra bệnh mù ban ngày không thể chữa được. Các khiếm khuyết di truyền làm cho các sắc tố tích tụ trong võng mạc không phục hồi dù chỉnh sửa thủy tinh thể hoặc phẫu thuật.
6. Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh mù ban ngày?
Để giảm nguy cơ mù ban ngày, bạn nên ăn các loại thực phẩm giàu vitamin chống oxy hóa và khoáng chất có thể giúp ngăn chặn đục thủy tinh thể. Ngoài ra, chọn các loại thực phẩm có chứa hàm lượng cao vitamin A để giảm nguy cơ mù ban ngày. Một số thực phẩm màu cam là nguồn tuyệt vời của vitamin A, bao gồm:
Dưa đỏ; Khoai lang; Cà rốt; Bí ngô; Bí ngô Úc; Xoài.
Trên đây là một số thông tin về bệnh mù ban ngày, khi thấy những triệu chứng và dấu hiệu như trên, eLib.VN khuyến khích các bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời!
Tham khảo thêm
- doc Bệnh bong dịch kính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chứng bọng mắt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh bong võng mạc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cận thị - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Phẫu thuật cắt mí mắt - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh chấn thương mắt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh chắp mắt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chứng lão thị - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chụp mạch máu võng mạc - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh co đồng tử - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh co giật mí mắt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Dị vật ở mắt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh giác mạc hình chóp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh giãn đồng tử - Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
- doc Bệnh đục thủy tinh thể - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Đo nhãn áp - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Xét nghiệm điện ký rung giật nhãn cầu - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh lác mắt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Horner - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng mỏi mắt kỹ thuật số - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh loạn thị - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh loét giác mạc
- doc Triệu chứng lồi mắt - Nguyên nhân, điều trị và kiểm soát bệnh
- doc Bệnh lông quặm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lỗ hoàng điểm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Nấm mắt
- doc Bệnh ung thư võng mạc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viễn thị - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh màng tăng sinh trước võng mạc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Mắt mờ
- doc Hội chứng mất thị lực - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Mắt tuyến giáp
- doc Mỏi mắt
- doc Bệnh mộng thịt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng trợt giác mạc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Phân tích nguy cơ thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi - Những lưu ý cần biết
- doc Hội chứng mù màu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh mù thoáng qua – mù tạm thời - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh vẩn đục dịch kính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Những rối loạn của thể thủy tinh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhược thị - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Phẫu thuật cắt mống mắt chu biên - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Phẫu thuật rạch giác mạc hình nan hoa - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Phẫu thuật sa mi mắt - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Hội chứng sẹo giác - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thị lực màu kém - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh quáng gà - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng quầng sáng/chói mắt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bênh rung giật nhãn cầu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Soi góc tiền phòng - Những thông tin cần biết
- doc Hội chứng song thị - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh stargardt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Sụp mi mắt
- doc Bệnh tắc động mạch trung tâm võng mạc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tắc tĩnh mạch võng mạc - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tắc tuyến lệ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tăng nhãn áp - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tăng nhãn áp góc đóng cấp tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tăng nhãn áp góc đóng nguyên phát - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tăng nhãn áp góc mở chính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Tật không nhãn cầu và mắt nhỏ
- doc Tật khúc xạ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thoái hóa điểm vàng AMD - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thoái hóa điểm vàng thể ướt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thoái hóa hoàng điểm dạng khô - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị