Soạn bài Ôn tập về luận điểm Ngữ văn 8 đầy đủ
Tài liệu dưới đây nhằm giúp các em củng cố và hệ thống hóa lại những kiến thức đã học về luận điểm. Đồng thời, tài liệu này còn giúp các em trau dồi thêm vốn từ phong phú cho bản thân. Chúc các em học tập thật tốt nhé!
Mục lục nội dung
1.1. Soạn câu 1 trang 73 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ
1.2. Soạn câu 2 trang 73 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ
2. Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề NL
2.1. Soạn câu 1 trang 73 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ
2.2. Soạn câu 2 trang 74 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ
3. Mối quan hệ giữa các luận điểm trong văn NL
3.1. Soạn câu 1 trang 74 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ
3.2. Soạn câu 2 trang 74 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ
1. Khái niệm luận điểm
1.1. Soạn câu 1 trang 73 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ
Lựa chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
a. Luận điểm là vấn đề được đưa ra giải quyết trong bài văn nghị luận.
b. Luận điểm là một phần của vấn đề được đưa ra giải quyết trong bài văn nghị luận.
c. Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết (nói) nêu ra trong bài văn nghị luận.
-> Chọn câu trả lời đúng là: "Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết (nói) nêu ra trong bài văn nghị luận" (câu c).
1.2. Soạn câu 2 trang 73 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ
a. Trong bài "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" của Chủ tịch Hồ Chí Minh có nêu những luận điểm như sau:
- "Khẳng định tinh thần yêu nước của nhân dân ta nồng nàn, mạnh mẽ".
- "Tự hào về truyền thống yêu nước đấu tranh chống giặc ngoại xâm từ thời xa xưa".
- "Những biểu hiện tinh thần yêu nước thời hiện tại (chống Pháp)".
- "Nhiệm vụ làm cho tinh thần yêu nước trở thành hành động".
b. Người viết đã đưa ra những dẫn chứng để chỉ ra hai luận điểm như vậy là hoàn toàn hợp lí và đúng đắn, bởi vì đây là 2 câu trả lời cho luận đề “cần phải dời đô đến Đại La”, một câu căn cứ vào lịch sử, một câu căn cứ vào thực tế thành Đại La.
2. Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề nghị luận
2.1. Soạn câu 1 trang 73 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ
a. Bằng những câu mở đầu có luận điểm rõ ràng cho nên người viết đã đặt được vấn đề trong văn bản là vấn đề nói về tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Nếu trong bài, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đưa ra luận điểm “Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn” thì chưa đủ làm sáng tỏ vấn đề.
b. Nếu Lí Công Uẩn chỉ đưa ra luận điểm “Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô” thì mục đích của nhà vua khi ban “Chiếu dời đô” có thể không đạt. Vì chừng đó chưa đủ làm sáng tỏ vấn đề “cần phải dời đô đến Đại La”.
2.2. Soạn câu 2 trang 74 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ
- Nhìn chung để bài văn nghị luận giàu sức thuyết phục, thu hút được người đọc, người nghe thì những luận điểm đưa ra cần giải quyết trong bài văn nghị luận phải có mối quan hệ chặt chẽ. Luận điểm cần phải xác thực, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và phải đủ để làm sáng tỏ toàn bộ luận đề.
3. Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận
3.1. Soạn câu 1 trang 74 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ
a. Hệ thống thứ nhất đạt được các điều kiện cần của luận điểm.
b. Hệ thống thứ hai không đạt được các điều kiện đó. Là bởi trong hệ thống đó, có những luận điểm chưa chính xác (không thể chỉ đổi mới phương pháp là kết quả học tập sẽ được nâng cao, cũng không thể đòi hỏi phải thường xuyên đối mới cách học tập nếu không có lí do chính đáng), cũng có luận điểm chưa phù hợp với luận đề (chưa chăm học và nói chuyện riêng đều không phải là khuyết điểm về phương pháp học tập). Vì chưa chính xác nên luận điểm (a) không thể làm cơ sở để dẫn tới luận điếm (b). Bởi không bàn về phương pháp học tập nên luận điểm (c) không liên kết được với các luận điểm đứng trước và sau nó. Do đó, luận điểm (d) cũng không kế thừa và phát huy được kết quả của 3 luận điểm (a), (b), (c) trên đó.
3.2. Soạn câu 2 trang 74 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ
Nhận xét chung về mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận như sau:
- Luận điểm phải chính xác, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và đủ để làm sáng tỏ toàn bộ vấn đề.
- Sự phân chia ra các luận điểm ngang bậc nhau chỉ được dựa vào một căn cứ duy nhất.
- Các luận điểm ngang bậc nhau phải loại trừ nhau, không được trùng lặp hoặc chồng chéo lên nhau.
- Các luận điểm cũng cần được sắp xếp sao cho người đọc (người nghe) dễ dàng tiếp nhận. Sự nghị luận nên đi theo trình tự: từ cái dễ thấy hơn đến cái khó nhận ra hơn, từ cái quen thuộc hơn đến cái mới lạ hơn, từ cái ở mức độ thấp hơn đến cái ở mức độ cao hơn...
4. Luyện tập
4.1. Soạn câu 1 trang 75 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ
Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi, đã ca ngợi Nguyễn Trãi như sau: “Gió thanh hây hẩy gác vàng, người như một ông tiên ở trong tòa ngọc, cái tài làm hay, làm đẹp cho nước, từ xưa chưa có bao giờ…”. Nguyễn Trãi không phải là một ông tiên. Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ, thông cảm sâu xa với nỗi lòng dân lúc bấy giờ, suốt đời tận tụy cho một lí tưởng cao quý. Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc. Sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước và tự hào dân tộc. Nguyễn Trãi rấy xứng đáng với lòng khâm phục và quý trọng của chúng ta. Ca ngợi người anh hùng dân tộc, chúng ta đã rửa mối “hận nghìn năm” của Nguyễn Trãi!
(Phạm Văn Đồng, Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc)
Liệt kê những luận điểm có trong đoạn văn trên như sau:
- Luận điểm chính trong bài nằm ở câu mở đầu: "Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi… chưa có bao giờ".
- Các luận điểm sau làm cơ sở:
+ "Nguyễn Trãi không phải là ông tiên mà là người Việt Nam tận tụy cho tâm hồn cao quý, thấu hiểu nỗi lòng người dân".
+ "Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, tinh hoa của dân tộc".
+ "Nguyễn Trãi xứng đáng với lòng khâm phục và quý trọng của chúng ta".
4.2. Soạn câu 2 trang 75 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ
a. Nhìn chung người viết đã đưa ra được những dẫn chứng thuyết phục về vấn đề giáo dục mà mình đang nghị luận. Hầu hết những luận điểm được lựa chọn có nội dung chính xác và phù hợp với ý nghĩa của luận đề “Giáo dục là chìa khóa của tương lai" (hiểu theo nghĩa: giáo dục góp phần mở ra tương lai cho loài người trên trái đất). Vì thế, không thế chọn những ý không có mối quan hệ chặt chẽ với nội dung cơ bản này (như: Nước ta có truyền thống giáo dục lâu dài) làm luận điểm của bài văn.
b. Có thể sắp xếp các luận điểm đã được lựa chọn và sửa chữa theo trình tự dưới đây:
- "Giáo dục là yếu tố quyết định đến việc điều chỉnh tốc độ gia tăng dân số, thông qua đó, quyết định môi trường sống, mức sống trong tương lai".
- "Giáo dục trang bị kiến thức và nhân cách, trí tuệ và tâm hồn trẻ em hôm nay, những người sẽ làm nên thế giới ngày mai".
- "Do đó, giáo dục là chìa khóa cho sự tăng trưởng kinh tế trong tương lai".
- "Cũng do đó, giáo dục là chìa khóa cho sự phát triển chính trị và cho tiến bộ xã hội sau này".
Tham khảo thêm
- doc Soạn bài Nhớ rừng Ngữ văn 8 đầy đủ
- doc Soạn bài Ông đồ Ngữ văn 8 đầy đủ
- doc Soạn bài Câu nghi vấn Ngữ văn 8 đầy đủ
- doc Soạn bài Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh Ngữ văn 8 đầy đủ
- doc Soạn bài Quê hương Ngữ văn 8 đầy đủ
- doc Soạn bài Khi con tu hú Ngữ văn 8 đầy đủ
- doc Soạn bài Câu nghi vấn (tiếp theo) Ngữ văn 8 đầy đủ
- doc Soạn bài Thuyết minh về một phương pháp (cách làm) Ngữ văn 8 đầy đủ
- doc Soạn bài Tức cảnh Pác Bó Ngữ văn 8 đầy đủ
- doc Soạn bài Câu cầu khiến Ngữ văn 8 đầy đủ
- doc Soạn bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh Ngữ văn 8 đầy đủ
- doc Soạn bài Ôn tập về văn bản thuyết minh Ngữ văn 8 đầy đủ
- doc Soạn bài Ngắm trăng Ngữ văn 8 đầy đủ
- doc Soạn bài Đi đường Ngữ văn 8 đầy đủ
- doc Soạn bài Câu cảm thán Ngữ văn 8 đầy đủ
- doc Soạn bài Câu trần thuật Ngữ văn 8 đầy đủ
- doc Soạn bài Chiếu dời đô Ngữ văn 8 đầy đủ
- doc Soạn bài Câu phủ định Ngữ văn 8 đầy đủ
- doc Soạn bài Hịch tướng sĩ Ngữ văn 8 đầy đủ
- doc Soạn bài Hành động nói Ngữ văn 8 đầy đủ
- doc Soạn bài Hành động nói (tiếp theo) Ngữ văn 8 đầy đủ
- doc Soạn bài Bàn luận về phép học Ngữ văn 8 đầy đủ
- doc Soạn bài Viết đoạn văn trình bày luận điểm Ngữ văn 8 đầy đủ
- doc Soạn bài Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm Ngữ văn 8 đầy đủ
- doc Soạn bài Thuế máu Ngữ văn 8 đầy đủ
- doc Soạn bài Hội thoại Ngữ văn 8 đầy đủ
- doc Soạn bài Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận Ngữ văn 8 đầy đủ
- doc Soạn bài Đi bộ ngao du Ngữ văn 8 đầy đủ
- doc Soạn bài Hội thoại (tiếp theo) Ngữ văn 8 đầy đủ
- doc Soạn bài Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận Ngữ văn 8 đầy đủ
- doc Soạn bài Lựa chọn trật tự từ trong câu Ngữ văn 8 đầy đủ
- doc Soạn bài Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục Ngữ văn 8 đầy đủ
- doc Soạn bài Lựa chọn trật tự từ trong câu (luyện tập) Ngữ văn 8 đầy đủ
- doc Soạn bài Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận Ngữ văn 8 đầy đủ
- doc Soạn bài Chương trình địa phương - phần Văn Ngữ văn 8 đầy đủ
- doc Soạn bài Chữa lỗi diễn đạt Ngữ văn 8 đầy đủ
- doc Soạn bài Tổng kết phần văn Ngữ văn 8 đầy đủ
- doc Soạn bài Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt Ngữ văn 8 đầy đủ
- doc Soạn bài Văn bản tường trình Ngữ văn 8 đầy đủ
- doc Soạn bài Luyện tập làm văn bản tường trình Ngữ văn 8 đầy đủ
- doc Soạn bài Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt (tiếp theo) Ngữ văn 8 đầy đủ
- doc Soạn bài Văn bản thông báo Ngữ văn 8 đầy đủ
- doc Soạn bài Tổng kết phần văn (tiếp theo) Ngữ văn 8 đầy đủ
- doc Soạn bài Chương trình địa phương - Tiếng Việt Ngữ văn 8 đầy đủ
- doc Soạn bài Luyện tập làm văn bản thông báo Ngữ văn 8 đầy đủ