Soạn bài Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận Ngữ văn 8 đầy đủ

Tài liệu dưới đây nhằm giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng sử dụng những yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận của mình một cách đặc sắc. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Soạn bài Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận Ngữ văn 8 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 125 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

- Những luận điểm đã cho có thể sắp xếp lại một cách phù hợp theo trình tự như sau:

(1) - a.

(2) - c.

(3) - e.

(4) - b.

(5) - d.

2. Soạn câu 2 trang 125 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

Xác định yếu tố tự sự và miêu tả trong hai ngữ liệu đã cho như sau:

a. Ngữ liệu a:

- Yếu tố tự sự:

+ "Có bạn trút bỏ chiếc áo sơ mi để mặc vào một chiếc áo phông".

+ "Có bạn đòi mua bằng được chiếc quần bò đắt tiền để diện đến trường".

+ "Lại có bạn quên cả việc học tập".

+ "Hôm qua, ở cổng trường, chút nữa là tôi không nhận ra bạn của lớp mình".

- Yếu tố miêu tả:

+ "Trắng, loè loẹt, loằng ngoằng"

+ "Xé gấu và thủng gối".

+ "Dán mắt vào, đắm đuối".

+ "Mái tóc đỏ hoe, đôi giày cao quá khổ, áo đen ngắn ngủn bó chặt lấy thân mình, người gầy nhỏ, quần trắng ống rộng lùng thùng".

b. Ngữ liệu b:

- Yếu tố tự sự:

+ "Nhớ lớp kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục mà chúng ta mới học".

+ "Cái ông trưởng giả Giuốc-Đanh kia .đặt may lễ phục".

+ "Ông ta tưởng rằng hễ mặc được bộ lễ phục quý tộc là mình có ngay cái sang của nhà quý tộc".

+ "Ông Giuốc-Đanh đã tự mình biến thành trò cười".

+ "Ông ta cò bị đám thợ phu lột áo, quần".

- Yếu tố miêu tả:

+ "Hãnh diện ngẩng cao đầu".

+ "Bộ quần áo may hoa lộn ngược và ngắn cũn cỡn".

+ "Bị lột cả áo ngắn, quần cộc".

+ "Giuốc-đanh kia hăm hở".

3. Soạn câu 3 trang 125 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

- Viết đoạn văn nghị luận có yếu tố tự sự và miêu tả với chủ đề về bạo lực học đường: Hiện nay tinh trạng bạo lực học đường ngày càng nhiều, vấn đề này đang nổi lên những nguy hiểm đáng báo động đối với học sinh, sinh viên, về khái niệm thì bạo lực học đường là hành vi thô bạo, ngang ngược, sử dụng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, gây tổn hại về cả thể chất lẫn tinh thần, diễn ra trong phạm vi trường học. Bạo lực học đường là một hiện tượng xã hội xảy ra ở nhiều nơi, nhiều cấp học, nhiều mức độ. Có những trường hợp chỉ đơn giản là đánh nhau, cãi cọ, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp xảy ra ở mức độ nghiêm trọng, tụ tập để “trả thù”, “dằn mặt” nhau bằng các loại vũ khí nguy hiểm như dao, mã tấu, gậy,… khiến dư luận hoang mang. Không chỉ vậy, bạo lực học đường còn diễn ra trong mối quan hệ thầy - trò, thầy cô bạo hành học sinh, thậm chí còn có trường hợp học sinh đánh đập, sỉ nhục thầy cô. Nguyên nhân của hiện tượng này đến từ tâm lý học sinh háo thắng, dễ kích động, thầy cô quá stress với việc dạy học và không kiểm soát được bản thân.

Ngày:12/01/2021 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM