Soạn bài Luyện tập kể chuyện tưởng tượng Ngữ văn 6 đầy đủ

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em củng cố lại kiến thức về kể chuyện tưởng tượng. Đồng thời, tài liệu dưới đây còn giúp các em nâng cao kĩ năng kể chuyện tưởng tượng. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Luyện tập kể chuyện tưởng tượng Ngữ văn 6 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 139 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

Có thể vận dụng những kiến thức về kể chuyện tưởng tượng để lập dàn bài cho đề bài kể chuyện tưởng tượng như sau: “Kể chuyện mười năm sau em trở lại thăm ngôi trường hiện nay em đang học”.

- Mở bài:

+ Tưởng tượng mười năm sau em sẽ là ai? Có công việc gì chưa?...

+ Thời gian em về thăm trường cũ cụ thể là dịp nào?

- Thân bài:

+ Nêu lên cảm xúc của bản thân khi chuẩn bị về thăm ngôi trường xưa.

+ Ngôi trường có gì thay đổi không, ví dụ như màu tường, có trồng thêm cây không?...

+ Giao lưu, gặp lại những thầy cô ngày xưa đã dạy em, sự bỡ ngỡ khi gặp những thầy cô mới

+ Có gặp gỡ lại bạn cũ không? Cảm xúc ngày xưa có ùa về trong em,...

- Kết bài:

+ Cảm xúc sau phút chia tay, em có lưu luyến điều gì không...

+ Em có tâm trạng gì khi về lại ngôi trường xưa.

2. Soạn câu 2 trang 140 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

Tìm ý và lập dàn bài cho các đề bài kể chuyện tưởng tượng sau đây:

a. Mượn lời một đồ vật hay con vật gần gũi với em để kể chuyện tình cảm giữa em và đồ vật hay con vật đó.

- Mở bài: giới thiệu đồ vật em coi là người bạn thân (ví dụ: cây bút chì bở vì em rất thích vẽ).

- Thân bài:

+ Hoàn cảnh: Tối hôm đó, em giật mình buổi đêm tỉnh giấc.

+ Diễn biến:

  • Em nghe được câu chuyện bút chì kể với bút mực về ngày hôm nay em dẫn bút chì ra công viên vẽ.
  • Lại còn khen em ngoan và vâng lời cha mẹ: hay giúp mẹ việc nhà, chăm chỉ học bài…
  • Kể em với bút chì rất thân thiết: hay dẫn đi chơi, hay làm những bộ quần áo đẹp (gọt bút chì, trang trí sắc màu bên ngoài bút).
  • Em nghe xong thấy vui sướng và thầm nghĩ mình sẽ tốt với bút chì hơn nữa.

- Kết bài: Cảm xúc, cảm nghĩ của em với bút chì.

b. Thay đổi ngôi kể để bộc lộ tâm tình của một nhân vật truyện cổ tích mà em thích.

- Mở bài: Đóng vai nhân vật Mã Lương để kể lại câu chuyện "Cây bút thần".

- Thân bài: Các sự kiện diễn ra theo trình tự cụ thể như sau:

+ Mã Lương có tài vẽ đẹp, chăm chỉ rèn luyện nét vẽ, hiền lành và nhân hậu nên được tặng cây bút thần.

+ Mã Lương bị tên địa chủ tham lam bắt nhốt vào chuồng ngựa, đòi cướp bút thần.

+ Mã Lương thoát chết nhưng không lâu sau lại bị nhà vua bắt vẽ rồng phượng, vàng.

+ Cuối cùng Mã Lương vẽ sóng biển nhấn chìm tên vua tham lam.

- Kết bài: Nêu cảm xúc, nói lên tâm tư, nguyện vọng của Mã Lương khi mơ về cuộc sống thiện lương, no đủ cho mọi người.

c. Tưởng tượng một đoạn kết mới cho một truyện cổ tích nào đó (Sọ Dừa).

- Mở bài: Nối tiếp câu chuyện Sọ Dừa, từ đoạn Sọ Dừa cứu vợ, từ hoang đảo trở về, mở tiệc nhưng giấu vợ trong buồng. Đoạn kết mới bắt đầu.

- Thân bài:

+ Hai cô chị nghĩ cô em đã chết, ra vẻ khóc lóc tiếc thương.

+ Sọ Dừa gọi vợ ra, hai cô chị sửng sốt, xấu hổ, lén ra về.

+ Trong hai năm, vợ chồng Sọ Dừa và dân làng không ai biết tin gì về hai cô chị.

+ Thật ra họ đã xấu hổ cùng ra đi đến một vùng đất mới, xây nhà trồng trọt làm ăn lương thiện. Hai năm sau họ đã trở nên khá giả nhưng trong lòng vẫn ân hận về lòng đố kị của mình trước kia. Và thế là họ đã quyết định chia hết của cải cho dân nghèo, trở về thành tâm xin lỗi hai vợ chồng Sọ Dừa.

+ Vợ chồng Sọ Dừa thấy họ ăn năn cũng không còn giận và tha lỗi cho họ.

+ Hai người chị dù được tha thứ vẫn không nguôi nỗi day dứt, tiếp tục ra đi, đi khắp miền núi, miền biển giúp đỡ những người nghèo.

- Kết bài: Kết thúc truyện tốt đẹp.

Ngày:07/10/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM