Soạn bài Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự Ngữ văn 6 đầy đủ

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em biết cách tìm hiểu đề, lập dàn ý bài văn tự sự. Từ đó, các em sẽ có kĩ năng viết một bài văn tự sự đầy đủ bố cục ba phần: Mở bài, thân bài và kết bài. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự Ngữ văn 6 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 47 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

- Đề (1) nêu ra yêu cầu về: Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em. Những cụm từ xuất hiện trong đề văn thể hiện rất rõ điều này.

- Các đề (3), (4), (5), (6) mặc dù không có từ kể nhưng vẫn là đề tự sự, bởi bản chất đề đã nói lên điều đó.

- Từ trọng tâm trong mỗi đề trên là:

(1) Câu chuyện em thích.

(2) Một người bạn tốt.

(3) Kỉ niệm thơ ấu.

(4) Ngày sinh nhật.

(5) Quê em.

(6) Em lớn rồi.

- Chủ đề nghiêng về:

(1) Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em -> sự việc.

(2) Kể chuyện về một người bạn tốt -> kể người.

(3) Kỉ niệm ngày thơ ấu -> sự việc.

(4) Ngày sinh nhật của em -> sự việc.

(5) Quê em đổi mới -> tường thuật.

(6) Em đã lớn rồi -> kể người.

2. Soạn câu 2 trang 48 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

a. Yêu cầu đề đưa ra cần thực hiện như sau: Đọc kỹ đề → xác định trọng tâm của đề → xác định phạm vi kiến thức.

b. Những nội dung sẽ được lập ý lần lượt là:

- Chọn nội dung (đối tượng) sự việc để kể.

- Kể nội dung theo diễn biến kết quả.

- Thể hiện ý nghĩa của câu chuyện.

c. Lập dàn ý.

- Mở đầu câu chuyện có thể bằng cách: Giới thiệu hoặc đưa ra tình huống.

- Sự việc kể theo trình tự trước sau.

- Sắp xếp diễn biến của sự việc một cách dễ hiểu, dễ theo dõi và hiểu được ý định của người viết.

d. Viết bằng lời văn của em chính là viết bằng suy nghĩ của cá nhân thông qua cách diễn đạt của mình → mang dấu ấn rất riêng của cá nhân.

đ. Cách làm bài văn tự sự như sau:

- Khi tìm hiểu đề văn tự sự thì phải tìm hiểu kĩ lời văn của đề để nắm vững yêu cầu của đề.

- Lập ý xác định nội dung viết theo yêu cầu của đề, cụ thể la xác định: Nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của câu chuyện.

- Lập dàn ý: sắp xếp các sự việc theo trình tự trước sau một cách hợp lý. Sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sau để người đọc theo dõi được câu chuyện và hiểu được ý định của người viết. 

- Viết thành đoạn văn hoàn chỉnh theo bố cục ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.

=> Kết luận: Xác định yêu cầu của đề → lập ý → lập dàn ý → bài văn hoàn chỉnh.

3. Soạn câu 1 luyện tập trang 48 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

Dàn ý: Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em.

- Mở bài: Giới thiệu chung về câu chuyện ông lão đánh cá và con cá vàng.

+ Giới thiệu hoàn cảnh, các nhân vật chính một cách cụ thể.

- Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện theo trình tự như sau:

+ Ông lão đánh cá ra biển 5 lần theo yêu cầu của mụ vợ:

  • Lần 1: Mụ đòi cá giúp chiếc máng lợn mới.
  • Lần 2: Mụ vợ quát to hơn, đòi một cái nhà rộng.
  • Lần 3: mụ vợ “mắng như tát nước” vào mặt ông lão, đòi ông xin cá vàng cho mụ làm nhất phẩm phu nhân.
  • Lần 4: mụ vợ “nổi trận lôi đình” đòi cá cho làm nữ hoàng.
  • Lần 5: mụ đòi làm Long Vương, bắt cá hầu hạ.

- Kết bài: Kết thúc câu chuyện, mụ vợ trở về ngồi bên cạnh chiếc máng lợn cũ rách nát.

Ngày:10/09/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM