Soạn bài Lợn cưới, áo mới Ngữ văn 6 đầy đủ

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em hiểu được truyện cười "Lợn cưới, áo mới" có ý nghĩa phê phán, chế giễu những người có tính hay khoe của, một tính xấu khá phổ biến trong xã hội. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Lợn cưới, áo mới Ngữ văn 6 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 127 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

Rút ra khái niệm về tính khoe của con người trong cuộc sống. Từ đó, phân tích chi tiết anh đi tìm lợn khoe của:

- Truyện muốn nhấn mạnh một thói xấu trong xã hội, đó là tính khỏe của. Khoe khoang của cải là một thói xấu đôi khi khiến người khoe tự đẩy mình vào tình thế lố bịch, bị người đời cười chê. Những người khoe của thường là những kẻ hợm hĩnh, coi của cải là trên hết, có chút gì mà người khác không có cũng khoe ra để chứng tỏ là mình hơn người.

- Loại người này thường xuất hiện nhiều từ thời xưa, khi cuộc sống còn khổ cực, giá trị vật chất được đặt lên hàng đầu, thậm chí là duy nhất. Không chỉ người giàu khoe của mà ngay cả người nghèo cũng khoe. Người giàu khoe của vì hợm của, người nghèo khoe của vì họ cho đó là cách tốt nhất để khẳng định vị thế, che giấu hoàn cảnh thực của mình.

2. Soạn câu 2 trang 127 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

Phân tích anh áo mới khoe của, cử chỉ, điệu bộ khoe của, câu trả lời khoe của:

- Nhân vật an có áo mới khoe khoang một cách thái quá. Anh có áo mới thích khoe của tới mức lố bịch. Mặc áo mới đứng hóng ở cửa đợi người đi qua để khoe.

- Khi thấy có anh chàng tìm lợn, thấy anh kia không hỏi tới cái áo thì liền giơ vạt áo ra khoe, nhấn mạnh “Từ lúc tôi mặc cái áo mới này”.

- Anh ta ranh mãnh khi bỏ chữ “cưới” trong “lợn cưới” mà anh chàng tìm lợn khoe khoang.

- Yếu tố thừa trong câu “từ lúc tôi mặc cái áo mới này” vừa thừa lại không rõ ràng.

3. Soạn câu 3 trang 127 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

Truyện cười "Lợn cưới, áo mới" tạo ra tiếng cười giòn giã cho người đọc bởi tính khoe của của anh có áo mới và anh có lợn cưới:

- Chi tiết gây cười được bật ra khi anh đi tìm lợn hỏi anh có áo cưới. Mục đích của anh là hỏi để người ta giúp anh tìm con lợn. Thay vì cung cấp những thông tin cần thiết về con lợn, anh lại nhằm vào một mục đích khác: khoe nhà giàu, cỗ cưới to (Ngày xưa, đám cưới mà mổ cả một con lợn hẳn là to lắm). Anh được hỏi cũng chẳng vừa, lẽ ra chỉ cần thông báo điều mà người hỏi muốn biết (không nhìn thấy con lợn), anh lại cũng tranh thủ khoe luôn chiếc áo mới của mình.

- Tình huống giữa anh áo cưới và anh lợn mới tạo nên tiếng cười cho người đọc. Như thế gọi là “kẻ cắp bà già gặp nhau”. Anh khoe của lại gặp đúng cái anh cũng thích khoe của, mà anh kia khoe của còn tài hơn. Anh tìm lợn dù sao cũng chỉ cài thêm thông tin vào một cách khéo léo (con lợn ấy là con lợn cưới), từ đó khiến anh kia suy ra rằng nhà anh sắp có cỗ bàn to lắm. Anh khoe áo thì nói huỵch toẹt: "Từ lúc tôi mặc cái áo mới này…" thông tin của anh hoàn toàn không liên quan gì đến vấn đề mà anh kia quan tâm (con lợn bị sổng chuồng).

4. Soạn câu 4 trang 127 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

Sau khi tìm hiểu truyện cười "Lợn cưới, áo mới" chúng ta có thể rút ra những bài học ý nghĩa như sau:

- Phê phán những người có tính hay khoe của -> một tính xấu khá phổ biến trong xã hội.

- Khi hỏi cần và trả lời cần hỏi đúng trọng tâm, và đầy đủ thông tin. Tránh việc nói thừa hoặc nói thông tin không liên quan.

Ngày:06/10/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM