Soạn bài Em bé thông minh (truyện cổ tích) Ngữ văn 6 đầy đủ

eLib xin gửi đến các em nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em hiểu hơn về thể loại truyện cổ tích Việt Nam. Đồng thời, tài liệu này còn cung cấp cho các em kiến thức đời sống bổ ích thông qua những lời đố, giải đố trong truyện. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Em bé thông minh (truyện cổ tích) Ngữ văn 6 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 74 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

- Phân tích quá trình sử dụng câu đố trong truyện cổ tích Việt Nam xưa. Hiệu quả nghệ thuật của những câu đố mang lại cho truyện cổ tích "Em bé thông minh" là:

+ Tạo ra những tình huống thú vị, li kì để phát triển câu chuyện.

+ Mang lại sự hấp dẫn cho truyện kể.

+ Là tình huống để nhân vật bộc lộ trí thông minh và khả năng của mình.

2. Soạn câu 2 trang 74 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

- Đọc truyện "Em bé thông minh" chúng ta có thể nhận ra rất rõ sự thách đố em bé thông minh trải qua tận bốn lần thử thách:

+ Lần 1: Đáp lại câu đố của viên quan: Trâu cày một ngày được mấy đường.

+ Lần 2: Đáp lại thử thách của nhà vua.

+ Lần 3: Đáp lại thử thách của nhà vua.

+ Lần 4: Thử thách của sứ thần nước ngoài.

- Lần đố sau khó hơn lần đố trước vì:

+ Người đố: Từ viên quan → vua → xứ thần nước ngoài.

+ Tính chất oái oăm của câu đố ngày một tăng: Để làm tăng sự oái oăm của câu đố và trí thông minh của em bé:

     • Lần 1: So sánh em bé với cha.

     • Lần 2: Em bé với dân làng.

     • Lần 3: Em bé với vua.

     • Lần 4: Em bé với xứ thần nước ngoài.

3. Soạn câu 3 trang 74 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

- Em bé giải những câu đố bằng cách:

+ Lần 1: Đố lại viên quan.

+ Lần 2: Để nhà vua tự nhận ra sự phi lý của mình trong câu đố.

+ Lần 3: Bằng cách đố lại.

+ Lần 4: Dùng kinh nghiệm đời sống dân gian.

- Lý thú:

+ Đẩy thế bí về người đố, gậy ông đập lưng ông.

+ Khiến cho người đố tự thấy những điều phi lý mà họ nói.

+ Lời giải đố không nằm trong kiến thức sách vở mà từ đời sống.

4. Soạn câu 4 trang 74 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

- Sau khi tìm hiểu truyện cổ tích "Em bé thông minh" chúng ta có thể rút ra những ý nghĩa như sau:

+ Truyện đề cao giá trị của trí tuệ, ca ngợi sự thông minh, nhanh nhẹn của con người.

+ Trí thông minh phải được đúc rút từ kinh nghiệm cuộc sống và vận dụng trực tiếp vào đời sống.

+ Truyện tạo ra nhiều tình huống hóc búa, li kì.

5. Soạn câu luyện tập trang 74 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

- Sưu tầm một số truyện về em bé thông minh:

+ Truyện Trạng Lường cân voi: Một lần, đoàn sứ giả nhà Minh sang nước ta, vua sai Trạng Lường Lương Thế Vinh ra đón tiếp. Sứ thần nhà Minh biết ông chẳng những nổi tiếng về văn chương mà còn uyên bác về khoa học bèn thách: “Vậy quan trạng có thể cân xem con voi kia nặng bao nhiêu được không?”. Trạng đáp: “Được chứ” và lấy chiếc cân đi ra phía bờ sông cân voi. Ông sai lính dắt voi xuống chiếc thuyền lớn đang neo tại bờ sông, đợi khi con voi đã đứng yên thì đánh dấu mép nước bên mạn thuyền, rồi dắt voi lên bờ. Sau đó, ông ra lệnh cho lính khuân đá bỏ vào thuyền, cho đến khi thuyền chìm xuống ngang mực nước đã đánh dấu thì thôi. Thế rồi ông cân voi bằng cách cân hết số đá trong thuyền và làm cho sứ thần nể phục.

+ Truyện trạng Quỳnh: Lúc Quỳnh còn là học trò nhà nghèo, phải ra đền Sòng xin cấy. Đền Sòng quê ông là nơi thờ Bà Chúa Liễu nổi tiếng rất linh thiên, không ai là không kinh sợ. Chúa Liễu có nhiều ruộng và bà cũng cho cấy để lấy lợi. Lần ấy, Quỳnh vào đền khấn mượn đất xong thì khấn quẻ âm dương hỏi Chúa là bà lấy gốc hay lấy ngọn trong vụ thu hoạch tới. Lần đầu Chúa bảo lấy ngọn, thế là vụ ấy Quỳnh trồng khoai lang. Đến khi khoai đã có củ, đào khoai xong, Quỳnh đem hết củ về nhà còn bao nhiêu dây khoai Quỳnh đem để đền bà chúa. Lần thứ hai, xin âm dương, Chúa đòi lấy gốc để ngọn cho Quỳnh. Mùa ấy Quỳnh liền trồng lúa. Đến mùa gặt, Quỳnh cắt hết bông và đem gốc rạ trả cho Bà Chúa! Chúa Liễu hai lần bị Quỳnh lừa, tức giận lắm xong đã trót hứa rồi, không biết làm thế nào được. Lần thứ ba, Quỳnh đến xin thì Chúa bảo lấy cả gốc lẫn ngọn, còn khúc giữa cho Quỳnh, Quỳnh giả vờ kêu ca: - Chị lấy thế em còn gì được nữa! Khấn đi khấn lại mãi, Chúa nhất định không nghe, Quỳnh về trồng ngô, đến kỳ bẻ ngô bao nhiêu bắp Quỳnh giữ lại, còn ngọn với gốc Quỳnh đem nộp cho Chúa. Chúa mắc mưu Quỳnh ba lần, đòi lại ruộng, song trong ba vụ ấy, Quỳnh đã kiếm cũng được cái vốn kha khá rồi.

Ngày:26/09/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM