Soạn bài Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ Ngữ văn 6 đầy đủ

Nội dung bài soạn dưới đây sẽ giúp các em hiểu về từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ vô cùng đa dạng và phong phú. Từ đó khi sử dụng từ ngữ các em sẽ lưu ý hơn. Chúc các em học thật tốt!

Soạn bài Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ Ngữ văn 6 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 55 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

- Đọc và tìm hiểu bài thơ "Những cái chân" của Vũ Quần Phương để hiểu về từ nhiều nghĩa.

Những cái chân

"Cái gậy có một chân

Biết giúp bà khỏi ngã

Chiếc com-pa bố vẽ

Có chân đứng, chân quay.

Cái kiềng đun hằng ngày

Ba chân xòe trong lửa.

Chẳng bao giờ đi cả

Là chiếc bàn bốn chân

Riêng cái võng Trường Sơn

Không chân, đi khắp nước".

(Vũ Quần Phương)

2. Soạn câu 2 trang 55 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

- Từ "chân" có thể hiểu theo những nghĩa sau:

+ Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật dùng để đi, đứng (đau chân, bàn chân...).

+ Bộ phận dưới cùng của 1 số sự vật có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác (chân giường, chân tường...).

+ Bộ phận dưới cùng của 1 số sự vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền (chân tường, chân núi...).

3. Soạn câu 3 trang 56 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

Những từ khác mang nhiều nghĩa như từ "chân" là:

- Từ "bụng":

+ "Thắt lưng buột bụng": ý nói lối sống tiết kiệm, không ăn xài hoang phí.

+ "Bụng người": chỉ cái bụng - một bộ phận trên cơ thể người.

- Từ "sườn": 

+ "Sườn" chỉ bộ phận trên cơ thể người: xương sườn.

+ "Sườn" chỉ thiên nhiên, sự vật: sườn núi, sườn xe đạp,...

4. Soạn câu 4 trang 56 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

- Những từ chỉ có một nghĩa duy nhất: thận, gan, tim, camera, ăn,...

=> Những từ chỉ có một nghĩa duy nhất thường là những từ chỉ trạng thái.

5. Soạn câu 5 trang 56 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

- Bộ phận tiếp xúc với đất của cơ thể người hay động vật => nghĩa gốc.

- Bộ phận gắn liền với đất hoặc sự vật khác => nghĩa chuyển.

- Mối quan hệ: Chúng cùng có một nét nghĩa chung: chỉ bộ phận cuối cùng sự vật.

6. Soạn câu 6 trang 56 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

- Nhìn chung đối với ngôn ngữ chung thì một từ thường được dùng chỉ với một nghĩa nhưng trong vài trường hợp thì một từ được dùng với nhiều nghĩa.

7. Soạn câu 7 trang 56 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

- Trong bài thơ "Những cái chân" thì từ chân được dùng với nghĩa chuyển: "Cái gậy có một chân"; "có chân đứng, chân quay"; "ba chân xòe trong lửa"; "là chiếc bàn bốn chân"; "Không chân, đi khắp nước",...

8. Soạn câu 1 luyện tập trang 56 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

- Ba từ chỉ bộ phận con người và sự chuyển nghĩa của chúng là:

+ Từ mắt: mắt na, mắt dứa, mắt võng, mắt cây, mắt lưới,...

+ Từ mũi: mũi thuyền, mũi dao, mũi đất, mũi quân.

+ Từ tay: tay ghế.

+ Từ cổ: cổ chai, cổ lọ, cổ áo.

9. Soạn câu 2 luyện tập trang 56 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

Trong tiếng Việt có một số từ chỉ bộ phận của cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo từ chỉ bộ phận cơ thể người, đó là những trường hợp như sau:

- Lá: lá phổi, lá lách...

- Quả: quả tim, quả thận...

- Búp: Tay búp măng...

- Hoa: hoa tay, hoa cái (đầu lâu).

- Lá liễu, lá răm: Mắt lá liễu, lá răm.

10. Soạn câu 3 luyện tập trang 57 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ 

a. Chỉ sự vật chuyển thành chỉ hoạt động/ hành động có một số từ cụ thể như sau:

- Cà muối → muối dưa; cái hái → hái rau; cái bào → bào gỗ; hộp sơn → sơn cửa.

b. Chỉ hành động chuyển thành chỉ đơn vị như sau:

- Cái cuốc → cuốc đất.

- Cân đường → một cân đường.

- Bơm xe → cái bơm.

- Cuộn bức tranh → ba bức tranh.

11. Soạn câu 4 luyện tập trang 57 SGK Ngữ văn 6 đầy đủ

a. Tác giả nêu lên hai nghĩa của từ bụng:

- Là bộ phận trên cơ thể người hoặc động vật chứa ruột và dạ dày.

- Biểu tượng của ý nghĩ sâu kín, không bộc lộ đối với người, với việc nói chung.

→ Cùng một từ có nhiều ý nghĩa khác nhau: nghĩa gốc và nghĩa chuyển.

b. Nghĩa của từ bụng trong những kết hợp sau:

- Ăn cho ấm bụng (bụng: bộ phận cơ thể người, động vật chứa ruột và dạ dày).

- Anh ấy tốt bụng (bụng: biểu tượng của ý nghĩ, tình cảm sâu kín đối với người, việc.

- Chạy nhiều bụng chân săn chắc (bụng phần phình to ra ở một số động vật).

Ngày:11/09/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM