Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 2: Phân số bằng nhau
Phần hướng dẫn giải bài tập SGK Phân số bằng nhau sẽ giúp các em nắm được phương pháp và rèn luyện kĩ năng các dạng bài tập từ SGK Toán 6 Tập hai.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 6 trang 8 SGK Toán 6 tập 2
Tìm các số nguyên x và y biết:
a) \(\dfrac{x}{7}=\dfrac{6}{21}\);
b) \(\dfrac{-5}{y}=\dfrac{20}{28}.\)
Phương pháp giải
Hai phân số \(\dfrac{a}{b}\) và \(\dfrac{c}{d}\) gọi là bằng nhau nếu \(a. d = b . c\)
Hướng dẫn giải
Câu a:
Ta có \(\dfrac{x}{7}=\dfrac{6}{21}\) khi \(x.21 = 6.7\) hay \(21x = 42.\)
Từ đó suy ra \(x = 42 : 21 = 2.\) Vậy \(x=2.\)
Câu b:
Ta có \(\dfrac{-5}{y}=\dfrac{20}{28}\) khi \((-5). 28 = y . 20\) hay \(20y = -140.\)
Từ đó suy ra \(y = (-140) : 20 = -7.\) Vậy \(y = -7.\)
2. Giải bài 7 trang 8 SGK Toán 6 tập 2
Điền số thích hợp vào ô vuông.
Phương pháp giải
Hai phân số \(\dfrac{a}{b}\) và \(\dfrac{c}{d}\) gọi là bằng nhau nếu \(a. d = b . c\)
Hướng dẫn giải
Thay mỗi ô vuông bằng một x rồi tìm x bằng cách nhân chéo.
Câu a:
\(\dfrac{1}{2} = \dfrac{{x}}{{12}}\)
Nên \( 2.x = 12.1\)
\( x = 12 : 2\)
\(x= 6\)
Vậy \(\dfrac{1}{2}=\dfrac{6}{12}\) ;
Câu b:
\(\dfrac{3}{4} = \dfrac{{15}}{{x}}\)
Nên \(3. x = 4. 15\)
\( x = 60 : 3 \)
\(x= 20\)
Vậy \(\dfrac{3}{4}=\dfrac{15}{20}\) ;
Câu c:
\(\dfrac{{x}}{8} = \dfrac{{-28}}{32}\)
Nên ta có \(8. (-28) = x. 32\)
\( -224 = x . 32\)
\( x = -224 : 32\)
\(x = - 7\)
Vậy: \(\dfrac{-7}{8}=\dfrac{-28}{32}\) ;
Câu d:
\(\dfrac{3}{{x}} = \dfrac{{12}}{-24}\)
Nên \(3. (-24) = x. 12 \)
\( - 72 = x . 12 \)
\( x = (-72) : 12 \)
\(x= -6\)
Vậy ta có: \(\dfrac{3}{-6}=\dfrac{12}{-24}.\)
3. Giải bài 8 trang 8 SGK Toán 6 tập 2
Cho hai số nguyên a và b (b ≠ 0). Chứng tỏ rằng các cặp phân số sau đây luôn bằng nhau:
a) \(\dfrac{a}{-b}\) và \(\dfrac{-a}{b}\)
b) \(\dfrac{-a}{-b}\) và \(\dfrac{a}{b}\) .
Phương pháp giải
Hai phân số \(\dfrac{a}{b}\) và \(\dfrac{c}{d}\) gọi là bằng nhau nếu \(a. d = b . c\)
Hướng dẫn giải
Câu a:
Ta có: \(\dfrac{a}{-b}=\dfrac{-a}{b}\) vì \(a.b = (-b).(-a).\)
Câu b:
Ta có: \(\dfrac{-a}{-b}=\dfrac{a}{b}\) vì \((-a).b = -a.b = a.(-b).\)
4. Giải bài 9 trang 9 SGK Toán 6 tập 2
Áp dụng kết quả của bài 8, hãy viết mỗi phân số sau đây thành một phân số bằng nó và có mẫu số dương:
\(\dfrac{3}{-4}; \dfrac{-5}{-7};\dfrac{2}{-9};\dfrac{-11}{-10}\).
Phương pháp giải
Khi ta đổi dấu cả tử và mẫu của một phân số cho trước thì ta được phân số mới bằng phân số đã cho.
Hướng dẫn giải
Ta có \(\dfrac{3}{-4}=\dfrac{-3}{4}; \dfrac{-5}{-7}=\dfrac{5}{7};\)\(\dfrac{2}{-9}=\dfrac{-2}{9};\dfrac{-11}{-10}=\dfrac{11}{10}\)
5. Giải bài 10 trang 9 SGK Toán 6 tập 2
Từ đẳng thức \(2 . 3 = 1 . 6\) ta có thể lập được các cặp phân số bằng nhau như sau:
\(\dfrac{2}{6}=\dfrac{1}{3};\dfrac{2}{1}=\dfrac{6}{3};\dfrac{3}{6}=\dfrac{1}{2};\dfrac{3}{1}=\dfrac{6}{2}\) \(\dfrac{3.4}{3.6}=\dfrac{6.2}{3.6}\).
Hãy lập các phân số bằng nhau từ đẳng thức \(3 . 4 = 6 . 2.\)
Phương pháp giải
Hai phân số \(\dfrac{a}{b}=\dfrac{c}{d}\) khi và chỉ khi \(a.d=b.c\)
Nghĩa là từ \(a.d=b.c\) ta lập thành hai phân số bằng nhau thì phải đảm bảo tích chéo bằng nhau.
Cách lập: Phân số thứ nhất ta lấy \(a\) làm tử số thì mẫu số ta lấy là \(b\) hoặc \(c\), từ đó lập phân số thứ hai sau cho đảm bảo tích chéo bằng nhau \(a.d=b.c\)
(Chú ý rằng khi ta nhân chéo mỗi cặp phân số bằng nhau trên đề bài thì ta đều được đẳng thức \(2.3 = 1.6\) ban đầu. Chẳng hạn: \(\dfrac{2}{6}=\dfrac{1}{3}\) nhân chéo ta được \(2.3=1.6;...\))
Hướng dẫn giải
Từ \(3 . 4 = 6 . 2.\)
Ta lập phân số thứ nhất bằng cách lấy tử số là thừa số bất kì ở vế này và mẫu số là thừa số bất kì ở vế kia, từ đó tìm được phân số còn lại.
Các phân số bằng nhau lập được là: \(\dfrac{3}{2}=\dfrac{6}{4}\); \(\dfrac{2}{3}=\dfrac{4}{6}\); \(\dfrac{6}{3}=\dfrac{4}{2}\); \(\dfrac{3}{6}=\dfrac{2}{4}\)
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 1: Mở rộng khái niệm về phân số
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 3: Tính chất cơ bản của phân số
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 4: Rút gọn phân số
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 5: Quy đồng mẫu số nhiều phân số
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 6: So sánh phân số
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 7: Phép cộng phân số
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 8: Tính chất cơ bản của phép cộng phân số
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 9: Phép trừ phân số
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 10: Phép nhân phân số
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 11: Tính chất cơ bản của phép nhân phân số
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 12: Phép chia phân số
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 13: Hỗn số. Số thập phân. Phần trăm
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 14: Tìm giá trị phân số của một số cho trước
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 15: Tìm một số biết giá trị một phân số của nó
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 16: Tìm tỉ số của hai số
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 17: Biểu đồ phần trăm
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Ôn tập Chương 3: Phân số
- doc Giải bài tập SGK Toán 6 Ôn tập cuối năm