Giải bài tập SGK Toán 6 Ôn tập cuối năm

Phần hướng dẫn giải bài tập SGK Ôn tập cuối năm sẽ giúp các em nắm được phương pháp và rèn luyện kĩ năng các dạng bài tập từ SGK Toán 6 Tập hai.

Giải bài tập SGK Toán 6 Ôn tập cuối năm

1. Giải bài 168 trang 66 SGK Toán 6 tập 2

Điền kí hiệu (∈, ∉, ⊂, ∩) thích hợp vào ô vuông:

\(\displaystyle {{ - 3} \over 4}\, \square \, {\rm{ }}Z;\)           \(0 \, \square \, N ;\)            \(3,275 \, \square \, N;\) 

\(N \, \square \, Z = N; \)           \(N \, \square \, Z.\) 

Phương pháp giải

Tập hợp số nguyên Z là \(Z=\{...;-3;-2;-1;0;1;2;3;...\}\)

Tập hợp số tự nhiên \(N = \{0;1;2;3;4;...\}\) 

Hướng dẫn giải

\(\displaystyle {{ - 3} \over 4} \notin Z;\)            \(0 ∈ N;\)          \(3,275 ∉ N;\)

\(N ∩ Z = N;\)          \(N ⊂ Z.\) 

2. Giải bài 169 trang 66 SGK Toán 6 tập 2

Điền vào chỗ trống:

a) Với \(a, n ∈ N\)

\({a^n} = \underbrace {a.a.a.\,...\,.a}_{...\,\,thừa\,\,số}\) với \(...\)

Với \(a ≠ 0\) thì \(a^0= ...\)

b) Với \(a, m, n ∈ N\)

\({a^m}.{a^n} =...\)

\({a^m}:{a^n} = ...\) với ..... 

Phương pháp giải

Xem lại quy tắc nhân hai lũy thừa cùng cơ số

Xem lại lý thuyết chia hai lũy thừa cùng cơ số

Hướng dẫn giải

Câu a

Với \(a, n ∈ N\)

\({a^n} = \underbrace {a.a.a.\,...\,.a}_{n\,\,thừa\,\,số}\) với \(n ≠ 0\)

Với \(a ≠ 0\) thì \(a^0= 1\)

Câu b

Với \(a, m, n ∈ N\)

\({a^m}.{a^n} = {a^{m + n}}\)

\({a^m}:{a^n} = {a^{m - n}}\) với \(a≠ 0\) và \(m ≥ n\) 

3. Giải bài 170 trang 67 SGK Toán 6 tập 2

Tìm giao của tập hợp C các số chẵn và tập hợp L các số lẻ. 

Phương pháp giải

Phần tử a thuộc giao của 2 tập hợp A và B nếu a vừa thuộc tập hợp A và a vừa thuộc tập hợp B. 

Hướng dẫn giải

Gọi một số \(m ∈ Z\) thì \(2m\) là số chẵn và \(2m +1\) là số lẻ. Ta có:

\(C = \{x ∈ Z / x = 2m\}\)

\(L = \{ x ∈ Z / x = 2m + 1\}\)  

Suy ra \( C ∩ L = Ø\) vì không có số nào vừa chẵn vừa lẻ.

4. Giải bài 171 trang 67 SGK Toán 6 tập 2

Tính giá trị các biểu thức sau:

\(A = 27 + 46 + 79 + 34 + 53;\)

\(B = - 377 - (98 - 277)\)

\(C = - 1,7. 2,3 + 1,7. (- 3,7) - 1,7.3 - 0,17:0,1\)

\(\displaystyle D = 2{3 \over 4}.\left( { - 0,4} \right) - 1{3 \over 5}.2,75 + \left( { - 1,2} \right):{4 \over {11}}\)

\(E = \displaystyle {{\left( {{2^3}.5.7} \right)\left( {{5^2}{{.7}^3}} \right)} \over {{{\left( {{{2.5.7}^2}} \right)}^2}}}\)

Phương pháp giải

a)  Sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp: \(a+b=b+a\) và \((a+b)+c=a+(b+c)\)

b) Sử dụng quy tắc phá ngoặc và tính chất kết hợp

c) Sử dụng tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng \(ab + ac = a\left( {b + c} \right)\)

d) Đưa hỗn số về dạng phân số, sử dụng phân phối của phép nhân với phép cộng, phép trừ \(ab + ac = a\left( {b + c} \right)\); \(ab-ac=a(b-c)\)

e) Sử dụng \({\left( {a.b} \right)^m} = {a^m}{b^m};\,{\left( {{a^m}} \right)^n} = {a^{m.n}}\)

Hướng dẫn giải

\( \displaystyle A = 27 + 46 + 79 + 34 + 53 \)\( \displaystyle = (27 + 53)  +  (46 + 34) + 79 \)\( \displaystyle = 80 + 80 + 79 = 239\)

\( \displaystyle B = - 377 - (98 - 277)\)

   \( \displaystyle = - 377 - 98 + 277\)

   \( \displaystyle =  (- 377+ 277)-98\)

   \( \displaystyle = -100-98\) 

   \( \displaystyle =           -198\)

\( \displaystyle C = - 1,7. 2,3 + 1,7. (- 3,7)\)\( \displaystyle - 1,7.3 - 0,17:0,1\)

  \( \displaystyle = - 1,7. 2,3 + 1,7. (- 3,7) \)\( \displaystyle - 1,7.3 - 0,17.10\)

 \( \displaystyle = - 1,7. 2,3 - 1,7.  3,7\)\( \displaystyle - 1,7.3 - 1,7\)

  \( \displaystyle = -1,7. (2,3 + 3,7 + 3 + 1)\)

  \( \displaystyle = -1,7 . 10  \)

  \( \displaystyle =  -17.\)

\( \displaystyle D=2{3 \over 4}.\left( { - 0,4} \right) - 1{3 \over 5}.2,75 \)\(\displaystyle + \left( { - 1,2} \right):{4 \over {11}}\)

\( \displaystyle ={{11} \over 4}.{{ - 4} \over {10}} - {8 \over 5}.{{275} \over 100} + {{ - 12} \over 10}.{{11} \over 4}\)

   \( \displaystyle ={{11} \over 4}.{{ - 2} \over {5}} - {8 \over 5}.{{11} \over 4} + {{ - 6} \over 5}.{{11} \over 4}\)

   \( \displaystyle ={{11} \over 4}.\left( {{{ - 2} \over {5}} - {8 \over 5} + {{ - 6} \over 5}} \right)\)

   \( \displaystyle  = {{11} \over 4}.{{ - 2 - 8 - 6} \over 5}\)

   \( \displaystyle  = {{11} \over 4}.{{ - 16} \over 5}\)

   \( \displaystyle  = {{ - 44} \over 5}\) 

\( \displaystyle E = {{\left( {{2^3}.5.7} \right).\left( {{5^2}{{.7}^3}} \right)} \over {{{\left( {{{2.5.7}^2}} \right)}^2}}}\)

\(\begin{array}{l}
= \dfrac{{{2^3}{{.5.7.5}^2}{{.7}^3}}}{{{2^2}{{.5}^2}.{{\left( {{7^2}} \right)}^2}}} = \dfrac{{{2^3}{{.5}^{1 + 2}}{{.7}^{1 + 3}}}}{{{2^2}{{.5}^2}{{.7}^{2.2}}}}\\
= \dfrac{{{2^3}{{.5}^3}{{.7}^4}}}{{{2^2}{{.5}^2}{{.7}^4}}} = \dfrac{{2.5.1}}{{1.1.1}} = 10
\end{array}\)

5. Giải bài 172 trang 67 SGK Toán 6 tập 2

Chia đều \(60\) chiếc kẹo cho tất cả học sinh lớp 6C thì còn dư \(13\) chiếc. Hỏi lớp 6C có bao nhiêu học sinh? 

Phương pháp giải

Vận dụng tính chất của phép chia có dư: \(a = bq + r\,\left( {0 \le r < b} \right)\) với \(q\) là thương và \(r\) là phần dư của phép chia \(a\) cho \(b\) 

Hướng dẫn giải

Gọi số học sinh của lớp 6C là \(x\) (học sinh) và số kẹo mỗi học sinh nhận được là \(m\) (kẹo) thì ta có:

\(60 = x. m +13,\) với \(13 < x.\)

Chuyển vế ta được: \(x . m = 60 – 13\) hay \(x. m = 47.\)

Vì \(13 < x\) và \(47\) là số nguyên tố nên \(47 = 47.1.\) Do đó \(x = 47\) và \(m = 1\)

Vậy lớp 6C có \(47\) học sinh. 

Cách lập luận khác: 

Chia đều 60 chiếc kẹo cho tất cả học sinh lớp 6C còn dư 13 chiếc, nên số học sinh lớp 6C là ước của:

\(60 - 13 = 47\)

Vì 47 là số nguyên tố, chỉ có hai ước là 1 và 47 nên số học sinh lớp 6C là 47 học sinh.

(Số học sinh không thể bằng 1 vì phép chia 60 cho số học sinh có số dư là 13 > 1)

6. Giải bài 173 trang 67 SGK Toán 6 tập 2

Một ca nô xuôi một khúc sông hết \(3\) giờ và ngược khúc sông đó hết \(5\) giờ. Biết vận tốc dòng nước là \(3\) km/h. Tính độ dài khúc sông đó.

Phương pháp giải

Vận tốc xuôi dòng bằng vận tốc thực của ca nô cộng với vận tốc dòng nước.

Vận tốc khi ngược dòng bằng vận tốc thực của ca nô trừ đi vận tốc dòng nước.

\(v=\dfrac{S}{t}\) với \(S\) là quãng đường, \(v\) là vận tốc và \(t\) là thời gian

Hướng dẫn giải

Gọi độ dài khúc sông là \(x\) (km).

Vì ca nô xuôi 1 khúc sông hết \( \displaystyle 3\) giờ nên vận tốc xuôi dòng của ca nô là: \( \displaystyle {x \over 3}\) (km/h)

Suy ra vận tốc thực của ca nô là \( \displaystyle {x \over 3} - 3\) km/h

Vì ca nô ngược khúc sông đó hết \( \displaystyle 5\) giờ nên vận tốc ngược dòng của ca nô là: \( \displaystyle {x \over 5}\)  (km/h).

Suy ra vận tốc thực của ca nô là \( \displaystyle {x \over 5} + 3\) km/h

Vì vận tốc thực của ca nô bằng nhau nên ta có:

\( \displaystyle {x \over 3} - 3 = {x \over 5} + 3\)

\(\dfrac{{x - 9}}{3} = \dfrac{{x + 15}}{5}\)

\(5(x-9)=3(x+15)\)

\( \displaystyle 5x - 45 = 3x + 45 \) 

Chuyển vế ta được: \( \displaystyle 2x = 90\) nên \(x=90:2=45\)

Vậy \( \displaystyle x = 45\) (km). 

Cách khác:

Khi xuôi dòng, \(1\) giờ ca nô đi được \( \displaystyle {1 \over 3}\) khúc sông.

Khi ngược dòng, \(1\) giờ ca nô đi được \( \displaystyle {1 \over 5}\) khúc sông.

\(1\) giờ dòng nước chảy được chảy được \(\dfrac{1}{2} \cdot \left( {\dfrac{1}{3} - \dfrac{1}{5}} \right) = \dfrac{1}{{15}}\) (khúc sông) ứng với \(3\)km.

Độ dài khúc sông đó là :  \(3:\dfrac{1}{{15}} = 45\left( {km} \right)\)

Đáp số : \(45\) (km). 

7. Giải bài 174 trang 67 SGK Toán 6 tập 2

So sánh hai biểu thức A và B biết rằng:

\( \displaystyle A = {{2000} \over {2001}} + {{2001} \over {2002}}\)

\( \displaystyle B = {{2000 + 2001} \over {2001 + 2002}}\) 

Phương pháp giải

Ta sử dụng \(\dfrac{a}{b} > \dfrac{a}{{b + c}}\,\,\left( {c > 0} \right)\)

Hướng dẫn giải

Ta có: \( \displaystyle {{2000} \over {2001}} > {{2000} \over {2001 + 2002}}\) (hai phân số dương có cùng tử, phân số nào có mẫu nhỏ hơn thì lớn hơn)

\( \displaystyle {{2001} \over {2002}} > {{2001} \over {2001 + 2002}}\)   (hai phân số dương có cùng tử, phân số nào có mẫu nhỏ hơn thì lớn hơn) 

Cộng vế với vế ta được:

\( \displaystyle {{2000} \over {2001}} + {{2001} \over {2002}} > {{2000} \over {2001 + 2002}} + {{2001} \over {2001 + 2002}}\)

Hay \( \displaystyle {{2000} \over {2001}} + {{2001} \over {2002}} > {{2000+2001} \over {2001 + 2002}}\)

Vậy \( \displaystyle A > B\) 

8. Giải bài 175 trang 67 SGK Toán 6 tập 2

Hai vòi nước cùng chảy vào một bể. Biết rằng để chảy được nửa bể, một mình vòi A phải mất 4 giờ 30 phút còn một mình vòi B chỉ mất 2 giờ 15 phút. Hỏi cả hai vòi cùng chảy vào bể đó thì sau bao lâu bể sẽ đầy? 

Phương pháp giải

- Tính lượng nước vòi 1 chảy được trong 1 giờ

- Tính lượng nước vòi 2 chảy được trong 1 giờ

- Tính lượng nước 2 vòi chảy được trong 1 giờ

Từ đó suy ra thời gian mà 2 vòi cùng chảy đến khi đầy bể

Hướng dẫn giải

Đổi 4 giờ 30 phút = \( \displaystyle {9 \over 2}\) giờ, 2 giờ 15 phút \(= \displaystyle {9 \over 4}\) giờ.

Vì để chảy được nửa bể, một mình vòi A phải mất 4 giờ 30 phút tức là  \( \displaystyle {9 \over 2}\) giờ nên mỗi giờ vòi A chảy vào được \( \displaystyle {1 \over 2}:{9 \over 2} = {1 \over 9}\) (bể).

Tương tự: Mỗi giờ vòi B chảy vào được: \( \displaystyle {1 \over 2}:{9 \over 4} = {2 \over 9}\) (bể).

Suy ra mỗi giờ, cả hai vòi chảy được \( \displaystyle {1 \over 9} + {2 \over 9} = {1 \over 3}\) (bể).

Vậy để đầy bể thì cả hai vòi cùng chảy vào trong \( \displaystyle 1:{1 \over 3} = 3\) (giờ).

9. Giải bài 176 trang 67 SGK Toán 6 tập 2

Tính:

a) \( \displaystyle 1{{13} \over {15}}.{\left( {0,5} \right)^2}.3 + \left( {{8 \over {15}} - 1{{19} \over {60}}} \right):1{{23} \over {24}}\)

b) \(\dfrac{{\left( {\dfrac{{{{11}^2}}}{{200}} + 0,415} \right):0,01}}{{\dfrac{1}{{12}} - 37,25 + 3\dfrac{1}{6}}}\)

Phương pháp giải

- Đổi hỗn số, số thập phân về dạng phân số

- Thực hiện đúng thứ tự: Trong ngoặc trước, rồi đến nhân chia và cộng trừ.

Hướng dẫn giải

Câu a

( \displaystyle 1{{13} \over {15}}.{\left( {0,5} \right)^2}.3 + \left( {{8 \over {15}} - 1{{19} \over {60}}} \right):1{{23} \over {24}}\)

\( \displaystyle = {{28} \over {15}}.{\left( {{1 \over 2}} \right)^2}.3 + \left( {{8 \over {15}} - {{79} \over {60}}} \right):{{47} \over {24}}\) 

\( \displaystyle = {{28} \over {15}}.{1 \over 4}.3 + {{8.4 - 79} \over {60}}:{{47} \over {24}}\)

\( \displaystyle = {7 \over 5} + {{ - 47} \over {60}}.{{24} \over {47}}\)

\( \displaystyle = {7 \over 5} + {{ - 2} \over 5}\)

\( \displaystyle = {5 \over 5} = 1\)

Câu b

\( \displaystyle \dfrac{{\left( {\dfrac{{{{11}^2}}}{{200}} + 0,415} \right):0,01}}{{\dfrac{1}{{12}} - 37,25 + 3\dfrac{1}{6}}}\)

\( = \dfrac{{\left( {\dfrac{{121}}{{200}} + \dfrac{{415}}{{1000}}} \right):\dfrac{1}{{100}}}}{{\dfrac{1}{{12}} - \dfrac{{149}}{4} + \dfrac{{19}}{6}}}\)

\( = \dfrac{{\left( {\dfrac{{121}}{{200}} + \dfrac{{83}}{{200}}} \right):\dfrac{1}{{100}}}}{{\dfrac{{1 - 447 + 38}}{{12}}}}\)

\(\begin{array}{l}
= \dfrac{{\dfrac{{204}}{{200}}:\dfrac{1}{{100}}}}{{\dfrac{{ - 408}}{{12}}}}\\
= \dfrac{{\dfrac{{102}}{{100}}.100}}{{ - 34}}\\
= \dfrac{{102}}{{ - 34}} = - 3
\end{array}\)

10. Giải bài 177 trang 68 SGK Toán 6 tập 2

Độ C và độ F

Ở nước ta và nhiều nước khác, nhiệt độ được tính theo độ C (chữ dầu của Celsius, đọc là Xen – xi - ớt – xơ ).

Ở Anh, Mỹ và một số nước khác, nhiệt độ được tính theo độ F (chữ đầu của Fahrenheit, đọc là Phe – rơn – hai – tơ). Công thức đổi từ độ C sang độ F là: \(F = \dfrac{9}{5}C + 32\)

(F và C ở đây là số độ F và số độ C tương ứng). 

a) Tính xem trong điều kiện bình thường, nước sôi ở bao nhiêu độ F?

b) Lập công thức đổi từ độ F sang độ C rồi tính xem \(50^\circ F\) tương đương với bao nhiêu độ C?

c) Ở Bắc cực có một thời điểm mà nhiệt kế đo độ C và nhiệt kế đo độ F cùng chỉ một số. Tìm số đó.

Phương pháp giải

a) Thay \(C=100\) vào công thức \(F = \dfrac{9}{5}C + 32\)

b) Chuyển vế để biểu diễn \(C\) theo \(F.\)

c) Cho \(C=F\) ta tìm được số đó.

Hướng dẫn giải

Câu a

Vì nước sôi ở \(100^0C\) nên thay \(C=100\) vào công thức đổi từ nhiệt độ C sang nhiệt độ F, ta có:

 \(\displaystyle F = {9 \over 5}C + 32 = {9 \over 5}.100 + 32\)\(\displaystyle = 180 + 32 = 212{(^0}F)\)

Vậy nước sôi ở \(212^0F\) 

Câu b

Từ công thức \(\displaystyle F = {9 \over 5}C + 32\) 

Suy ra:

\(\begin{array}{l}
\dfrac{9}{5}C = F - 32\\
C = \left( {F - 32} \right):\dfrac{9}{5}
\end{array}\)

\(\displaystyle C = {5 \over 9}\left( {F - 32} \right)\)

Vậy \(\displaystyle C = {5 \over 9}\left( {F - 32} \right)\)

* Thay F = 50 vào công thức \(\displaystyle C = {5 \over 9}\left( {F - 32} \right)\) ta được:

\(50^0F\) tương đương với \(\displaystyle {5 \over 9}\left( {50 - 32} \right) \)\(\displaystyle = {5 \over 9}.18 = 10^0C\)  

Câu c

Hai loại nhiệt kế chỉ cùng một số tức \(F=C\) nên \(\displaystyle C = {9 \over 5}C + 32\) hay \(\displaystyle \left( {{9 \over 5} - 1} \right)C =  - 32 \) 

\(\displaystyle {4 \over 5}C =  - 32\)

\(\begin{array}{l}
C = - 32:\dfrac{4}{5}\\
C = - 32.\dfrac{5}{4}
\end{array}\)

\(C = -40\) 

Vậy thời điểm cả hai nhiệt kế cùng chỉ một số là \(–40.\)

11. Giải bài 178 trang 68 SGK Toán 6 tập 2

“Tỉ số vàng”

Người Cổ Hy Lạp và người Cổ Ai Cập đã ý thức được tỉ số “đẹp” trong các công trình xây dựng. Họ cho rằng hình chữ nhật đẹp là hình chữ nhật có tỉ số giữa chiều dài và chiều rộng là \(1: 0,618\) (các hình chữ nhật: DPLC, APLB, HGLB, … trong hình 17). Vì thê, tỉ số này được gọi là “tỉ số vàng” (theo cách gọi của nhà danh họa và nhà khoa học người Ý nổi tiếng Lê – ô – nác – đô đa Vin – xi). 

Khi nghiên cứu kiến trúc của Đền cổ Pác – tê – nông (h.18) ở A – ten (Hy Lạp), người ta nhận xét kích thước của các hình hình học trong đền phần lớn chịu ảnh hưởng của “tỉ số vàng”.

a) Các kích thước của một hình chữ nhật tuân theo “tỉ số vàng”, biết rằng chiều rộng của nó đo được 3,09m. Tính chiều dài của hình chữ nhật đó.

b) Chiều dài của một hình chữ nhật là 4,5 m. Để có “tỉ số vàng” thì chiều rộng của nó phải là bao nhiêu?

c) Một khu vườn hình chữ nhật có chiều dài là 15,4m, chiều rộng là 8m. Khu vườn này có đạt “tỉ số vàng” không?

Phương pháp giải

Sử dụng tỉ số giữa chiều dài và chiều rộng là \(1: 0,618\) để tìm các đại lượng còn lại.

Hướng dẫn giải

Câu a

Gọi \(x\) (m) là chiều dài hình chữ nhật \((x > 0).\)

Để có tỉ số vàng thì: 

\(x : 3,09 = 1 : 0,618\) 

\(x =3,09 : 0,618 = 5(m)\) 

Vậy chiều dài hình chữ nhật là 5m

Câu b

Gọi \(y\) (m) là chiều rộng hình chữ nhật \((y > 0).\)

Để có tỉ số vàng thì:

\(4,5 : y = 1 : 0,618\)

\(y =4,5:(1:0,618)= 4,5.0,618 \)\(= 2,781(m)\)

Vậy chiều rộng hình chữ nhật là 2,781(m)

Câu c

Ta có tỉ số vàng bằng \(1 :0,618 \approx 1,618\)

Tỉ số giữa chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật là:

\(15,4 : 8 = 1,925 ≠ 1,618\)

Vậy khu vườn không đạt tỉ số vàng.

Ngày:17/08/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM