Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 1: Mở rộng khái niệm về phân số

Phần hướng dẫn giải bài tập SGK Mở rộng khái niệm về phân số sẽ giúp các em nắm được phương pháp và rèn luyện kĩ năng các dạng bài tập từ SGK Toán 6 Tập hai.

Giải bài tập SGK Toán 6 Bài 1: Mở rộng khái niệm về phân số

1. Giải bài 1 trang 5 SGK Toán 6 tập 2

Ta biểu diễn \(\dfrac{1}{4}\) của hình tròn bằng cách chia hình tròn bằng 4 phần bằng nhau rồi tô màu một phần như hình 1. 

Theo đó hãy biểu diễn:

a) \(\dfrac{2}{3}\) của hình chữ nhật (h.2) ;

b) \(\dfrac{7}{16}\) của hình vuông (h.3). 

Phương pháp giải

a) Chia hình chữ nhật đã cho thành 3 hình chữ nhật nhỏ bằng nhau rồi tô màu 2 hình trong 3 hình đó.

b) Chia hình vuông đã cho thành 16 hình vuông nhỏ bằng nhau rồi tô màu 7 hình trong 16 hình vuông nhỏ đó.

Hướng dẫn giải

Câu a:

Chia hình chữ nhật thành 3 phần, ta tô đậm hai phần.

Câu b:

Chia hình vuông thành 16 phần rồi tô đậm 7 phần. (Các em có thể tô đậm 7 ô vuông khác).

2. Giải bài 2 trang 6 SGK Toán 6 tập 2

Phần tô màu trong các hình 4a, b, c, d biểu diễn phân số nào?

Phương pháp giải

Hình 4a là một hình vuông được chia thành 9 hình vuông nhỏ bằng nhau, phần tô màu chiếm 2 trong 9 phần đó. Từ đó xác định phân số biểu diến

Làm tương tự đối với các hình còn lại: Ta chia các hình đó thành các phần nhỏ bằng nhau, đếm xem phần tô màu là bao nhiêu phần rồi so với tổng số để xác định phân số biểu diễn

Hướng dẫn giải

Câu a:

Hình vuông được chia thành 9 phần bằng nhau, tô đậm 2 phần.

Do đó hình 4a) biểu diễn phân số \(\dfrac{2}{9}.\) 

Câu b:

Ta chia hình trên thành các phần đều nhau được hình như sau:

 

Hình trên được chia thành 12 phần bằng nhau, có 9 phần được tô đậm.

Do đó hình 4b) biểu diễn phân số \(\dfrac{9}{12}\) ;

Câu c

Ta chia hình vuông thành 4 phần bằng nhau như hình dưới. Phần tô đậm chiếm 1 phần. Nên hình 4c) biểu diễn phân số \(\dfrac{1}{4}\) 

 

Câu d

Ta chia hình thành 12 phần bằng nhau như hình dưới. Phần tô đậm chiếm 1 phần. Nên hình 4c) biểu diễn phân số \(\dfrac{1}{12}\).

 

3. Giải bài 3 trang 6 SGK Toán 6 tập 2

Viết các phân số sau: 

a) Hai phần bảy;                         b) Âm năm phần chín;

c) Mười một phần mười ba;      c) Mười bốn phần năm.

Phương pháp giải

Người ta gọi \(\dfrac{a}{b}\) với \(a,\,b \in Z\) , \(b \ne 0\) là một phân số, a là tử số (tử), b là mẫu số (mẫu) của phân số. 

Hướng dẫn giải

Câu a:

Hai phần bảy: \(\dfrac{2}{7}\) ;

Câu b:

Âm năm phần chín: \(\dfrac{-5}{9}\) ;

Câu c:

Mười một phần mười ba:  \(\dfrac{11}{13}\) ;

Câu d:

Mười bốn phần năm: \(\dfrac{14}{5}\). 

4. Giải bài 4 trang 6 SGK Toán 6 tập 2

Viết các phép chia sau dưới dạng phân số.

a) 3 : 11 ;              b) -4 : 7

c) 5 : (-13)            d) x chia cho 3 (x ∈ Z).

Phương pháp giải

Phân số \(\dfrac{a}{b}\) có thể coi là phép chia a cho b (với b khác 0). 

Hướng dẫn giải

a) 3 : 11 viết là:  \(\dfrac{3}{11}\);

b) -4 : 7 viết là:  \(\dfrac{-4}{7}\); 

c) 5 : (-13) viết là:  \(\dfrac{5}{-13}\);

d) x chia cho 3 (x ∈ Z) viết là \(\dfrac{x}{3}\).

5. Giải bài 5 trang 6 SGK Toán 6 tập 2

 Dùng cả hai số 5 và 7 để viết thành phân số, mỗi số chỉ được viết một lần. Cũng hỏi như vậy với hai số 0 và -2. 

Phương pháp giải

Lưu ý: mẫu số luôn phải khác 0 

Hướng dẫn giải

Với hai số 5 và 7 ta viết được thành các phân số sau: \(\dfrac{5}{7}\)  và \(\dfrac{7}{5}\);                          

Với hai số 0 và  - 2 ta có thể viết thành 1 phân số (vì mẫu số luôn phải khác 0), phân số viết được là: \(\dfrac{0}{-2}\). 

Ngày:15/08/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM