Soạn văn lớp 8 tóm tắt
Soạn Ngữ văn tóm tắt lớp 8, giúp các em hệ thống lại kiến thức một cách nhanh nhất và tiết kiệm thời gian nhất, giúp các em nhanh chóng nắm bắt được kiến thức trong sách giáo khoa. đồng thời giúp các em có thời gian khám phá tìm tòi những vấn đề sâu hơn, từ đó kích thích óc tư duy và sáng tạo của các em. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết do eLib biên soạn và tổng hợp dưới đây. Chúc các em học tốt!Mục lục nội dung
1. Giới thiệu bài soạn Ngữ văn 8
2. Các vấn đề khó khăn gặp phải khi soạn văn 8
3. Một số mẹo vặt giúp các em soạn văn 8 đúng, hay, hiệu quả
3.1. Đọc và tìm hiểu các phần trong SGK của bài học
3.2. Tìm tòi và trả lời các câu hỏi ở giữa và cuối bài học
3.3. Xây dựng dàn ý cho từng bài học8
1. Giới thiệu bài soạn Ngữ văn 8 tóm tắt
Chương trình Ngữ văn 8 với hệ thống kiến thức sâu rộng hơn so với các chương trình ở lớp học dưới, Nội dung kiến thức gồm 3 phân môn đọc hiểu văn bản, tiếng việt và làm văn. Cả ba phần này có sự tích hợp với nhau về cả chiều ngang và cả chiều dọc, vì thế khi học Ngữ văn 8 các kiến thức có sự liên kết chặt chẽ với nhau cả về nội dung và hình thức. Nhằm giúp các em học tập hiệu quả hơn, eLib giới thiệu đến các em hệ thống bài soạn trong chương trình SGK môn Ngữ văn 8. Soạn văn lớp 8 không chỉ là tài liệu hữu ích dành cho các em học sinh tham khảo mà còn là tài liệu được các thầy cô giáo ứng dụng phổ biến cho nhu cầu giảng dạy của mình. Với việc soạn bài một cách chi tiết, có hướng dẫn cụ thể kiến thức giúp định hướng cho các em làm bài, soạn bài hiệu quả qua từng tiết học trước khi đến lớp. Tài liệu soạn văn lớp 8 tập 1, tập 2 đều được cập nhật đầy đủ hỗ trợ học tập, đáp ứng nhu cầu tìm kiếm, soạn bài, trau dồi kiến thức của các em để đạt những kết quả cao nhất. Sâu đây, hãy cùng eLib tham khảo từng bài soạn chi tiết ở Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile.
2. Các vấn đề khó khăn gặp phải khi soạn văn lớp 8
Việc soạn bài văn từ các lớp 6, 7 đã là nền tảng ban đầu giúp các em có thể thích nghi được với việc soạn văn lớp 8 dễ dàng hơn. Tuy nhiên, đặc thù tính chất kiến thức đòi hỏi tư duy phân tích, tổng hợp cao hơn, khiến các em còn gặp khá nhiều khó khăn. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem các khó khăn khi soạn văn lớp 8 là gì để có định hướng nâng cao bổ sung thêm thời gian học nhé.
- Chương trình ngữ văn 8 có dung lượng bài học đã tăng lên rất nhiều, đây là thách thức dành cho các em, tuy nhiên cũng là niềm vui khi các em sẽ có cơ hội được tiếp với nhiều thêm những kiến thức mới, thúc đẩy tư duy của mình nhiều hơn. Do đó muốn học tốt các em cần có phương pháp đúng đắn, việc soạn văn lớp 8 tốt cũng là một trong những bước đệm để em có thể nắm bắt được kiến thức tốt hơn. Làm sao để có thể soạn bài tốt, các em sẽ gặp phải những khó khăn như thế nào?
- Bài học có mức độ phức tạp hơn đòi hỏi khi soạn văn khiến các em phải đào sâu tư duy nhiều hơn. Nếu như chương trình lớp 6, các bài học chủ yếu là các câu chuyện cổ tích đã có phần quen thuộc và dễ dàng in sâu vào trí nhớ của các em, hay chương trình lớp 7 với các bài thơ, bài ca dao về quê hương đất nước thì chương trình lớp 8 các em đã được mở rộng thêm các tác phẩm truyện kí Việt Nam và nước ngoài, bài nghị luận cổ cùng các loại văn bản ứng dụng nhiều hơn trong cuộc sống. Ví dụ việc soạn văn 8 trong lòng mẹ, soạn văn 8 tôi đi học hay soạn văn 8 xây dựng đoạn văn trong văn bản... sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về các tác phẩm kí nhân văn và đòi hỏi phân tích sâu sắc hơn, các bài ngữ pháp tạo điều kiện cho các em luyện tập nhiều các xây dựng văn phong, cách viết văn tốt hơn chuẩn mực hơn. Chính vì mức độ tư duy của bài học tăng lên, gây nhiều khó khăn cho các em học sinh, đặc biệt các học sinh nam, vốn luôn cho rằng môn văn là môn học không nằm trong danh mục các môn học yêu thích dẫn đến các em có phần lạm dụng học tốt ngữ văn 8 tập 1, 2.
- Việc sử dụng tài liệu tham khảo cho việc soạn văn lớp 8 không có gì là xấu, nhưng nếu chép y nguyên những gì có trong sách để đối phó với với kiểm tra của thầy cô, trở nên lạm dụng mà không động não suy nghĩ thì chắc chắn sẽ khiến các em không nắm bắt được nội dung. Sau này khi thực hành viết bài phân tích kiểm tra, nếu không sử dụng văn mẫu thì em sẽ rơi vào tình trạng không biết bài học nói về điều gì, các ý cần triển khai ra sao, sắp xếp ý, đoạn văn thế nào để đạt hiệu quả cao nhất. Việc phụ thuộc hoàn toàn vào tài liệu tham khảo sẽ giết chết khả năng sáng tạo và tư duy độc lập của các em. Chính vì vậy, các em nên soạn bài theo quan điểm của mình trước, chỗ nào khó khăn quá thì các em đọc trong sách tham khảo cho hiểu rồi viết lại theo ý của mình nhé.
- Chương trình ngữ văn lớp 8 tập 1, tập 2 xoay quanh các mảng kiến thức về văn tự sự, văn thuyết minh, văn nghị luận, văn bản nhật dụng. Hầu như là các mảng kiến thức rất khó, cần đầu tư công sức đọc kĩ, soạn bài kĩ trước khi đến lớp thì khi có khó khăn thắc mắc gì các em có thể hỏi lại thầy cô để củng cố kiến thức tốt nhất. Còn nếu không, các em dễ rơi vào tình trạng áp dụng lí thuyết máy móc, dập khuôn, không phân biệt được các loại dạng bài khiến vận dụng sai về hình thức, cách thức biểu đạt, phân tích thiếu chuyên sâu, hời hợt… Hệ quả của việc máy móc là các em sẽ không đạt hiệu quả cao khi học bài, dễ bị điểm thấp ảnh hưởng đến kết quả học tập.
- Soạn văn lớp 8 mặc dù có thể đem lại nhiều khó khăn cho các em tuy nhiên nếu các em xác định được rõ ràng các mảng kiến thức mà mình sẽ học. Đọc kĩ, phân tích kĩ trước khi đến lớp. Ghi chú lại những phần kiến thức mình còn thiếu, tham khảo trước trong sách tham khảo rồi viết lại theo ý mình. Để khi lên lớp nghe giảng, chỗ nào còn khúc mắc em hãy hỏi thầy cô của mình ngay, khi đó kiến thức của em sẽ được củng cố thêm, tư duy sâu sắc hơn và kiến thức sẽ thực sự là của các em.
3. Một số mẹo nhỏ giúp các em soạn văn 8 đúng, hay, hiệu quả
3.1. Đọc và tìm hiểu các phần trong sách giáo khoa của bài học
Trong sách giáo khoa là có những thông tin vô cùng quan trọng và bắt buộc mà tất cả các em học sinh phải học tập theo. Các em muốn soạn văn lớp 8 tốt thì việc cơ bản đầu tiên phải làm là đọc toàn bài cần soạn để hiểu hơn về những nội dung cơ bản trong tác phẩm, các vấn đề quan trong trong bài và những kiến thức trong làm văn.
Có nhiều em vẫn mang quan điểm rằng đọc văn bản là điều không thực sự cần thiết vì chỉ cần sách học tốt, sách tham khảo, đọc sơ qua là có thể hiểu hết vấn đề. Nhưng đây là một sai lầm rất lớn. Đọc kỹ phần tác phẩm là cách soạn văn lớp 8 cơ bản nhất. Nếu các em không đọc phần tác phẩm sẽ không nắm được rõ các ý mà tác giả muốn nói đến thông qua tác phẩm, các ý chính của bài. Do đó nếu không đọc văn bản khi soạn sẽ ảnh hưởng xấu đến toàn bộ quá trình học môn văn của mình. Phần chú thích trong sách giáo khoa là phần giải thích cho các từ khóa, từ Hán Việt có trong văn bản. Khi các em đọc phần chú thích sẽ hiểu kỹ hơn về phần văn bản và biết thêm một số từ Hán Việt giúp vốn từ của bạn trở lên phong phú hơn, đa dạng hơn. Câu hỏi đặt ra tại sao cần như vậy? Vì phần chú thích chính là phần giải thích các từ khóa trong văn bản đó, các em khi đọc kỹ phần chú thích sẽ hiểu thêm về văn bản, có thêm vốn từ phong phú như từ Hán Việt. Đọc kỹ phần ghi nhớ cũng là cách soạn văn lớp 6 hiệu quả. Vì trong phần ghi nhớ sẽ nêu những ý chính, những điều cần nhớ trong bài cũng như những điều mà tác phẩm muốn nói lên là gì. Từ đó bạn sẽ học bài, làm bài dễ hiểu, dễ làm hơn.
3.2. Tìm tòi trả lời các câu hỏi ở giữa và cuối bài học
- Trả lời các câu hỏi trong phần Đọc- hiểu văn bản: Phần hệ thống các câu hỏi có trong phần đọc- hiểu văn bản chính là nền tảng quan trọng giúp các em hiểu hơn phần nội dung chính của văn bản. Vì vậy, việc trả lời lần lượt tất cả các câu hỏi trong phần này cũng chính là cách soạn văn lớp 8 tốt. Việc trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa là cách tốt nhất giúp các em khám phá, tìm tòi, xác định và tiếp cận hơn về những phần kiến thức cơ bản tác phẩm muốn nói đến. Không chỉ vậy, khi bạn đã trả lời hết các câu hỏi trước khi đến lớp kết hợp với việc nghe bài giảng của cô giáo sẽ giúp các em nhớ lâu hơn về phần kiến thức đó.
- Trả lời các câu hỏi trong phần Tiếng Việt: Đối với phần này, bạn chỉ cần phân tích thật kỹ những ví dụ cụ thể có trong sách giáo khoa và từ đó rút ra những nhận xét, kết luận và lấy một vài ví dụ tương tự có trong đời sống hàng ngày để hiểu rõ hơn về vấn đề đó.
- Trả lời các câu hỏi trong phần Tập làm văn: Cũng giống như 2 phần trên, cách soạn văn lớp 8 hiệu quả cho phần này là bạn cần phân tích thật kỹ văn bản mẫu từ lý thuyết đến những ví dụ thực tế. Khi bạn phân tích kỹ thì sẽ tự mình rút ra được bài học và những nội dung chính mà chúng ta cần học theo.
3.3. Xây dựng dàn ý cho từng bài học
Việc vạch dàn ý cho việc soạn bài em có thể áp dụng chung một dàn bài cho các bài soạn văn lớp 8 khác nhau trong chương trình học. Tuy nhiên cũng cần linh hoạt cho các bài học có hàm lượng kiến thức lớn hơn các bài học khác. Trước khi vạch dàn ý, em nên chia bài đọc ra thành các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mỗi tác phẩm trong sách Ngữ văn 8 thường sẽ chia thành ba phần như vậy, cách chia mỗi em có thể khác nhau, tuy nhiên mở bài thường nhằm mục đích giới thiệu, thân bài là diễn biến câu chuyện, tình huống và kết bài giải quyết các tình huống, kết luận các thông điệp giá trị. Khi em đọc bài kĩ trước thì em sẽ nhận ra các cách chia đoạn khác nhau tùy từng bài nhé.
- Đối với các tác phẩm văn học, bài đọc dài em có thể soạn bài theo 6 dàn ý gợi ý sau:
+ Mở bài của tác phẩm tác giả nhắc đến nhân vật nào, sự việc hiện tượng nào, có tên gọi cụ thể không. Có miêu tả hoặc hình dung hình ảnh nào của nhân vật không. Cảm xúc của nhân vật hoặc điểm nhấn nào trong đoạn mở đầu này.
+ Đặc điểm đặc biệt trong đoạn thân bài là tình tiết nào, tình tiết đó có ý nghĩa như thế nào? Các hiện tượng nhân vật trong bài tác động, ảnh hưởng đến nhau như thế nào?
+ Các thủ pháp nghệ thuật đặc biệt nào được tác giả sử dụng trong bài?
+ Các từ mới lạ, các từ hay, các từ Hán Việt đặc biệt là từ nào? Ý nghĩa của những từ đó là gì? (Nếu em không biết có thể để lại để hỏi thầy cô trên lớp)
+ Câu nói, câu văn trong bài mà em tâm đắc nhất là gì?
+ Cảm nghĩ của em về đoạn cuối, hoặc toàn bài là gì?
3.4. Tìm hiểu những kiến thức liên quan từ tài liệu tham khảo
Bên cạnh việc tự trả lời các câu hỏi có trong sách giáo khoa, các em cũng có thể tìm các sách, tài liệu tham khảo khác để nâng cao thêm kiến thức của mình. Sách tham khảo có thể cho các em nhiều ý tưởng hay ho, nhưng khiến các em bị phụ thuộc mỗi khi hết ý. Các em có thể viết văn theo suy nghĩ, cảm nhận của riêng mình rồi sau đó mới đọc sách tham khảo để bổ sung thêm ý mới bên cạnh những ý mình đã triển khai trước đó. Dùng sách tham khảo không phải là xấu, quan trọng là các em nên chọn lọc khi sử dụng thay vì bị phụ thuộc vào nó. Đây cũng chính là cách giúp các em soạn văn đúng và hiệu quả hơn.
3.5. Thư giãn và tạo tâm trạng thư thái
Việc soạn văn là hành trình khám phá từ từ theo nội dung từng câu hỏi, đừng vì tư tưởng bị bắt buộc mà tự ép bản thân phải hoàn thành. Đừng ngại viết ra những điều mới, ý kiến trả lời riêng của bản thân thay vì lo lắng không đúng theo sách. Đôi khi sáng tạo ngoài lề đó lại khiến bài viết của các em thêm nổi bật và khả năng ngôn từ vững chắc hơn. Soạn bài với tâm trạng thật sự thoải mái các em sẽ thấy việc soạn văn không hề khó khăn chút nào, hơn hết các em cảm nhận được nhiều điều tốt đẹp mà những giá trị văn chương mang lại.
Tham khảo thêm
- Soạn bài Hoạt động Ngữ văn: Làm thơ bảy chữ tóm tắt
- Soạn văn Hai chữ nước nhà tóm tắt
- Soạn bài Ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt tóm tắt
- Soạn bài Muốn làm thằng cuội tóm tắt
- Soạn bài Luyện tập làm văn bản thông báo tóm tắt
- Soạn bài Thuyết minh về một thể loại văn học tóm tắt
- Soạn bài Chương trình địa phương - Tiếng Việt Ngữ văn 8 tóm tắt
- Soạn bài Ôn luyện về dấu câu tóm tắt
- Soạn bài Tổng kết phần văn (tiếp theo) tóm tắt
- Soạn bài Đập đá ở Côn Lôn tóm tắt