Soạn bài Tức nước vỡ bờ Ngữ văn 8 tóm tắt

Giới thiệu đến các em bài soạn Tức nước vỡ bờ, nội dung được soạn theo từng câu hỏi cụ thể giúp các em soạn bài và làm bài tập tốt hơn. Chúc các em học tập hiệu quả!

Soạn bài Tức nước vỡ bờ  Ngữ văn 8 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 32 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

Khi bọn tay sai xông vào nhà, chị Dậu trong tình thế rất thảm thương:

  • Anh Dậu vừa tỉnh sau một cơn thập tử nhất sinh.
  • Được bà lão hàng xóm tốt bụng cho bát gạo nấu cháo. Chị Dậu rón rén bưng bát cháo và hồi hộp xem chồng ăn có ngon không.
  • Anh Dậu vừa “run rẩy cất bát cháo kề vào đến miệng” thì hai tên tay sai đã “sầm sập tiến vào” trong tay đầy những “roi song, tay thước và dây thừng” chúng là hiện hình của tai họa.

2. Soạn câu 2 trang 32 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

Phân tích nhân vật cai lệ:

- Là một tên tay sai chuyên nghiệp rất thạo nghề làm tay sai:

  • Là cai, cầm đầu đám lính lệ ở huyện đường (loại lính chuyên làm tay sai hầu hạ chống quan nha chứ không phải lính chiến đấu).
  • Hắn là tiêu biểu nhất của hạng tay sai, công cụ đắc lực của cái trật tự xã hội ấy.

- Tên cai lệ được phái về làng Đông Xá để giúp lí trưởng làng này đốc thuế.

  • Hắn rất mẫn cán, thường lăm lăm cầm roi song theo gã người nhà lí trưởng vào những nhà có người thiếu thuế để quát nạt, chửi bới, đánh trói.
  • Trong kì sưu thuế giống như một cuộc săn thú này, cai lệ là một con chó săn nòi hung dữ, rất được việc! 

3. Soạn câu 3 trang 33 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

- Diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích:

+ Ban đầu: nhẫn nhục, chịu đựng, chỉ nói lí:

  • Gọi ông, xưng cháu. Lời nói nhún nhường, cầu xin “cháu van ông,...”
  • Hành động: run run, chạy đến đỡ tay cai lệ,...

 + Không chịu đựng được nữa vùng dậy phản kháng:

  • Xưng hô ông-tôi, sau đó mày-bà. Lời nói đầy quyết liệt thách thức.
  • Hành động mạnh mẽ, khỏe khoắn “túm cổ cai lệ, ấn dúi ra cửa,...’

- Sự thay đổi thái độ của chị Dậu được miêu tả chân thực, hợp lí. Chị Dậu hiện lên là một người phụ nữ giàu tình thương yêu chồng, dịu dàng. Đồng thời thật can đảm, mạnh mẽ, giàu sức phản kháng.

4. Soạn câu 4 trang 33 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

Quy luật “Có áp bức có đấu tranh”. Hành động của chị Dậu xuất phát từ một quy luật: “Con giun xét lắm cũng quằn”. Vì vậy đặt nhan đề Tức nước vỡ bờ cho đoạn trích là thỏa đáng vì đoạn trích nêu những diễn biến phù hợp với cái cảnh tức nước vỡ bờ.

5. Soạn câu 5 trang 33 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

“Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”. Vì:

  • Thể hiện thật rõ nét, sinh động tính cách các nhân vật.
  • Tạo tình huống khéo léo. Ngòi bút miêu tả ngoại hình, hành động, ngôn ngữ linh hoạt, sống động.
  • Ngôn ngữ kể chuyện, đối thoại, ngôn ngữ nhân vật độc đáo, thể hiện được sắc thái tâm lí nhân vật.

6. Soạn câu 6 trang 33 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

  • Ý kiến của nhà văn Nguyễn Tuân hoàn toàn đúng vì qua đoạn trích cho chúng ta thấy sự bất công vô lí của nạn sưu thuế trong xã hội phong kiến: Người đã chết rồi vẫn phải nộp thuế thân.
  • Nguyễn Tuân muốn khẳng định quy luật có áp bức, có đấu tranh; áp bức càng mạnh thì đấu tranh càng dữ dội. Họ vùng lên để đòi lại công bằng cho cuộc sống của mình. 
Ngày:29/07/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM