Soạn bài Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm Ngữ văn 8 tóm tắt

Bài soạn Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm nhằm giúp các tự tin kể trước đám đông. eLib đã biên soạn nội dung bài này bám sát chương trình Ngữ văn 8. Mời các em tham khảo bài soạn dưới đây. Chúc các em học tập tốt.

Soạn bài Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm Ngữ văn 8 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 100 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

a.

- Kể theo ngôi thứ nhất là trực tiếp kể những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua.

- Kể theo ngôi thứ ba: là khi người kể giấu mình, gọi nhân vật bằng tên gọi của chúng.

b.

- Văn bản kể theo ngôi thứ nhất: Văn bản: “Trong lòng mẹ”, “Hai cây phong”, “Lão Hạc”.

- Văn bản kể theo ngôi thứ ba: “Tức nước vỡ bờ”, “Đánh nhau với cối xay gió”, “Chiếc lá cuối cùng”.

c.  

Tùy thuộc vào cốt truyện cụ thể, ở nhwuxng tình huống cụ thể mà người viết lựa chọn ngôi kể cho phù hợp. Cũng có khi trong một truyện, người viết dùng các ngôi kể khác nhau để soi chiếu sự việc.

2. Soạn câu 2 trang 101 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

-  Yếu tố biểu cảm thể hiện trong các câu đối thoại của chị Dậu với tên cai lệ và người nhà lí trưởng: ban đầu chị van xin, xưng với người nhà lí trưởng là cháu và ông, tiếp đến, khi bị đánh chị chịu không nổi, xưng bằng tôi, cuối cùng khi bị dồn đến chân tường, chị đã thay đổi hẳn lời xưng hô: mày, bà.

- Các yếu tố miêu tả: miêu tả cảnh tên cai lệ đánh vào ngực chị Dậu, tiếp đến cảnh chị Dậu liều mạng cự lại, rồi cảnh chị Dậu túm cổ tên cai lệ và vật nhau với người nhà lí trưởng. Các yếu tố miêu tả có tác dụng với người đọc hình dung ra những quá trình diễn biến của tình tiết câu chuyện.

- Kể lại câu chuyện theo ngôi kể thứ nhất, tất cả đều dưới cái nhìn của nhân vật xưng "tôi".

Ngày:20/10/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM