Soạn bài: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội Ngữ văn 8 tóm tắt

Nội dung bài soạn dưới đây giúp các em biết cách phân biệt giữa từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội, từ đó có cách sử dụng dấu câu hợp lí, dùng từ ngữ có chọn lọc để đảm bảo hiệu quả cuộc thoại. Ngoài ra, với hình thức soạn bài ngắn gọn, các em có thể tiết kiệm được thời gian soạn bài của bản thân. Chúc các em học tốt! 

Soạn bài: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội Ngữ văn 8 tóm tắt

1. Từ ngữ địa phương

  • Từ “ngô” là từ sử dụng phổ biến trong toàn dân.
  • Các từ “bắp, bẹ” là từ địa phương.

2. Biệt ngữ xã hội

a. Đoạn văn trích trong tác phẩm Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng có hai từ: “mẹ, mợ” là tiếng gọi “mẹ” trước Cách mạng tháng Tám ở tầng lớp thượng lưu trong thành phố Hà Nội, Nam Định (kể cả tiếng gọi cha bằng “cậu”).

b. “Ngỗng” là bài tập làm văn chỉ đạt điểm 2 (thai hình dáng con ngỗng), còn “trúng tủ” là bài tập làm văn hay bài tập nào đó (đề văn, câu hỏi) rơi vào đúng phần ôn tập, đã học kĩ, thuộc bài. Các từ này thường được giới học sinh dùng.

3. Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội

3.1. Soạn câu 1 trang 57 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

Khi sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội cần chú ý: Không nên lạm dụng phải sử dụng phù hợp đối tượng giao tiếp (độ tuổi, tầng lớp,...), phù hợp với tình huống giao tiếp. Việc lạm dụng có thể gây khăn trong giao tiếp cũng như tác động tiêu cực tới tâm lí người đối thoại.

3.2. Soạn câu 2 trang 57 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

Các từ trong đoạn thơ của Hồng Nguyên và Nguyên Hồng thật ra cũng đã dể hiểu như: tui (tôi), ví (với), hiện chừ (bây giờ), ra ri (như thế này). Các từ “dằm thượng” (túi áo trên), mõi (lấy trộm) là tiếng lóng riêng của một lớp người nào đó. Đó là biệt ngữ xã hội.

4. Luyện tập

4.1. Soạn câu 2 trang 58 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

Một số từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân tương ứng.

Từ ngữ địa phương và Từ ngữ toàn dân:

  • Giời - Trời
  • Răng, rứa-Thế nào, thế
  • Đọi - Bát
  • Thơm - Dứa
  • Hĩm - Con gái

4.2. Soạn câu 2 trang 59 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

Từ ngữ của tầng lớp học sinh:

  • “Đúp” học: Không được lên lớp, phải học lại lớp cũ: Thằng Nam bị đúp do đánh nhau và thi trượt đấy bọn mày ạ.
  • “Cúp” học: Trốn tiết, trốn buổi học: Hôm nay cúp học tiết 3 đi chơi net với tao đi Nam.
  • “Phao”: Tài liệu: Ngày mai thi, mày đã chuẩn bị phao chưa?

4.3. Soạn câu 3 trang 59 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

Trong giao tiếp, chỉ dùng tiếng địa phương trong trường hợp người nói chuyện với mình cùng địa phương, còn trong các trường hợp khác (b, c, d, e, g trong SGK) đều không nên dùng từ ngữ địa phương.

4.4. Soạn câu 4 trang 59 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

Chuối đầu vờn đã lổ

Cam đầu ngõ đã vàng

Em nhớ ruộng nhớ vườn

Không nhớ anh răng được

    (Thăm lúa - Trần Hữu Chung)

Từ ngữ địa phương: lổ, răng

Ngày:06/08/2020 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM