Soạn bài Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận Ngữ văn 8 tóm tắt

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em hiểu hơn về vai trò của những yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận. Hy vọng rằng bài soạn này sẽ giúp các em học tốt hơn. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận Ngữ văn 8 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 125 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

- Chúng ta có thể sắp xếp những luận điểm lại theo thứ tự là: a -> c -> e -> b -> d.

2. Soạn câu 2 trang 125 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

Những yếu tố tự sự và yếu tố miêu tả có trong hai đoạn văn đã cho là:

a. Đoạn văn a:

- Yếu tố tự sự:

+ "Có bạn trút bỏ chiếc áo sơ mi để mặc vào một chiếc áo phông".

+ "Có bạn đòi mua bằng được chiếc quần bò đắt tiền để diện đến trường".

+ "Lại có bạn quên cả việc học tập".

+ "Hôm qua, ở cổng trường, chút nữa là tôi không nhận ra bạn của lớp mình".

- Yếu tố miêu tả:

+ "Trắng, loè loẹt, loằng ngoằng"

+ "Xé gấu và thủng gối".

+ "Dán mắt vào, đắm đuối".

+ "Mái tóc đỏ hoe, đôi giày cao quá khổ, áo đen ngắn ngủn bó chặt lấy thân mình, người gầy nhỏ, quần trắng ống rộng lùng thùng".

b. Đoạn văn b:

- Yếu tố tự sự:

+ "Nhớ lớp kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục mà chúng ta mới học".

+ "Cái ông trưởng giả Giuốc-Đanh kia .đặt may lễ phục".

+ "Ông ta tưởng rằng hễ mặc được bộ lễ phục quý tộc là mình có ngay cái sang của nhà quý tộc".

+ "Ông Giuốc-Đanh đã tự mình biến thành trò cười".

+ "Ông ta cò bị đám thợ phu lột áo, quần".

- Yếu tố miêu tả:

+ "Hãnh diện ngẩng cao đầu".

+ "Bộ quần áo may hoa lộn ngược và ngắn cũn cỡn".

+ "Bị lột cả áo ngắn, quần cộc".

+ "Giuốc-đanh kia hăm hở".

3. Soạn câu 3 trang 125 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

- Viết đoạn văn nghị luận có yếu tố tự sự và miêu tả với chủ đề về bạo lực học đường: Trong môi trường giáo dục hiện nay có những vấn đề cần được giải quyết ngay và luôn, trong đó nổi bật nhất là vấn đề bạo lực học đường, đây được xem là một vấn đề gây bức xúc dư luận và làm xấu hình ảnh trường học, nó là những hành vi thô bạo, dùng bạo lực để giải quyết các vấn đề giữa các bạn học sinh, xâm phạm đến thân thể, xúc phạm danh dự và làm tổn thương tinh thần của bạn. Bạo lực học đường ngày nay càng gia tăng, hình thức biểu hiện ngày càng phức tạp (đánh bằng nắm đấm, thước, gậy, ghế, dao…; bêu rếu, dọa nạt, chửi bới, tung clip hành hung bạn lên các trạng mạng xã hội); tính chất sự việc ngày càng nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến chết người. Có nhiều nguyên dân dẫn đến bạo lực học đường, có thể kể đến nguyên nhân trực tiếp là do mâu thuẫn, xích mích, thích thể hiện cái tôi, bị bạn bè kích động, rủ rê lôi kéo. Nguyên nhân gián tiếp là do thiếu kĩ năng sống, không có kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, gia đình và nhà trường chưa giáo dục nghiêm minh, triệt để, các biện pháp kỷ luật chưa đủ sức răn đe.

Ngày:12/01/2021 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM