Soạn bài Câu nghi vấn Ngữ văn 8 tóm tắt

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em có kĩ năng phân tích và vận dụng câu nghi vấn trong một văn bản cụ thể. Hi vọng, đây sẽ là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Câu nghi vấn Ngữ văn 8 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 11 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

a. Những câu (1), (2) và (3) trong ngữ liệu trên chính là câu nghi vấn bởi vì người ta có thể nhận diện những đặc điểm của câu nghi vấn khi nói.

b. Các câu nghi vấn trên dùng để hỏi.

2. Soạn câu 1 luyện tập trang 11 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

Các câu nghi vấn là:

a. Câu nghi vấn là: "Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không?"

b. Câu nghi vấn là: "Đùa trò gì? Em đương lên cơn hen đây! Hừ hừ"…

c. Câu nghi vấn là: "Văn là gì? Chương là gì?"

d. Câu nghi vấn là: "Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không? Đùa trò gì? Chị Cốc béo xù đứng trước của nhà ta ấy hả?"

3. Soạn câu 2 luyện tập trang 12 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

Nhận xét chung:

- Trong các câu này không thể thay từ hay bằng từ hoặc được vì từ hoặc mặc dù cũng để nối các vế câu có quan hệ lựa chọn.

- Có thể xác định các câu trên là câu nghi vấn vì trong các câu ấy có từ nối các vế có quan hệ lựa chọn là: hay, hay là, hay tại.

4. Soạn câu 3 luyện tập trang 13 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

- Các câu trên có những dấu hiệu của câu nghi vấn:

+ Câu (a): có từ "không" ở cuối câu.

+ Câu (b): xuất hiện từ "tại sao".

+ Câu (c): xuất hiện từ "nào".

+ Câu (d): Có từ "ai".

- Mặc dù có những dấu hiệu của câu nghi vấn nhưng suy xét kĩ lại thì những ngữ liệu trên không phải là câu nghi vấn nên chúng ta không thể đặt dấu chấm hỏi vào cuối những câu này được.

5. Soạn câu 4 luyện tập trang 13 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

- Hai câu này đều có hình thức là câu nghi vấn nhưng nghĩa khác nhau.

- Câu (a) là câu hỏi xã giao, mang ý nghĩa người hỏi không biết người bị hỏi có khỏe không câu (b) mang ý nghĩa người hỏi biết người bị hỏi bị ốm nhưng không biết đã khỏi hay chưa.

6. Soạn câu 5 luyện tập trang 13 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

a. Từ nghi vấn nằm ở đầu câu (bao giờ) và về nội dung thì người được hỏi trong câu này đang chuẩn bị hoặc đã có ý định đi Hà Nội. Sự việc người được hỏi đi Hà Nội sẽ xảy ra trong tương lai còn câu hỏi được đặt ra vào thời điểm hiện tại.

b. Từ nghi vấn nằm ở cuối câu (bao giờ) và nội dung là người được hỏi đã đi Hà Nội về, sự việc người được hỏi đi Hà Nội đã xảy ra trong quá khứ và câu hỏi này được đặt ra ở thời hiện tại.

7. Soạn câu 6 luyện tập trang 13 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

Hai câu nghi vấn này đều sai. Chưa biết đáp án mà đã khẳng định là sai:

- Chưa biết bao nhiêu tiền mà đã bảo là rẻ.

- Chưa biết bao nhiêu cân mà đã nói là nặng.

Ngày:18/12/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM