Soạn bài Hịch tướng sĩ Ngữ văn 8 tóm tắt

Bài soạn "Hịch tướng sĩ" dưới đây nhằm giúp các em cảm nhận được lòng căm thù giặc sâu sắc của tác giả. Hy vọng rằng bài soạn này sẽ giúp các em học tập tốt hơn. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Hịch tướng sĩ Ngữ văn 8 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 61 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

Bài hịch co bố cục:

- Đoạn 1 (từ đầu đến “đến nay còn lưu tiếng tốt.”): đưa ra những dẫn chứng về những người anh hùng đã dũng cảm hi sinh vì Tổ quốc đến quên mình.

- Đoạn 2 (từ “Huống chi ta” đến “ta cũng vui lòng”): từ việc phơi bày bộ mặt xấu xa của sứ giặc, tác giả bày tỏ lòng căm thù giặc sâu sắc.

- Đoạn 3 (từ “Các ngươi ở cùng ta” đến “không muốn vui vẻ phỏng có được không"): từ khắc sâu mối gắn bó ân tình giữa chủ và tướng.

- Đoạn 4 (từ “Nay ta chọn binh pháp” đến hết): nêu ra việc trước mắt phải làm và kết thúc bằng những lời khích lệ nghĩa khí tướng sĩ.

2. Soạn câu 2 trang 61 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

- Mục đích của tác giả chính là cho người đọc thấy được những bạo ngược, sự tàn ác mà bọn giặc đã mang lại cho đất nước ta, nhân dân ta. Tác giả vạch ra tội ác và sự hống hách, ngang ngược của giặc. Bộ mặt của giặc được phơi bày bằng những việc trong thực tế. Đi lại nghênh ngang, sỉ mắng triều đình. Bắt nạt tể phụ, đòi lụa ngọc, thu vàng bạc, vét của kho.

- Sử dụng lối nói so sánh, ẩn dụ:

+ So sánh quân giặc với thân dê chó, lưỡi cú diều.

+ Hình ảnh được đặt trong thế đối sánh để tỏ rõ sự căm thù, khinh bỉ cực độ: uốn lưỡi cũ diều - sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó - bắt nạt tể phụ.

3. Soạn câu 3 trang 61 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

- Tác giả đã thể hiện lòng yêu nước qua hành động và thái độ của bản thân, hành động quên ăn, xả thân vì nước, thái độ căm ghét đến tột cùng. Nổi bật hình tượng người anh hùng yêu nước, khảng khái, sẵn sàng xả thân vì nước. Dốc hết những lời gan ruột để lay động quân sĩ tình yêu nước, thái độ căm thù giặc.

4. Soạn câu 4 trang 61 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

Phê phán những việc sau:

- Tác giả mạnh mẽ và dứt khoát phê phán những hành động của các tướng sĩ dưới mình khi họ làm không đúng chuẩn mực.

- Trần Quốc Tuấn nghiêm khắc phê phán thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của tướng sĩ khi đất nước bị làm nhục.

- Khi phê phán hoặc khẳng định tác giả đều tập trung vào vấn đề nêu cao tinh thần cảnh giác, chăm lo rèn luyện để chiến thắng kẻ thù xâm lược.

- Tập trung phê phán những thú vui tầm thường, hành động sai trái: thích rượu ngon, mê gái đẹp, ưa săn bắn.

- Thức tỉnh sự tự ý thức, trách nhiệm, tự nhìn nhận.

- Lời nói đanh thép như trách mắng tướng sĩ "không biết lo", "không biết thẹn", "không biết căm tức".

5. Soạn câu 5 trang 61 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

- Sự thay đổi giọng điệu như vậy phù hợp với nội dung cảm xúc và thái độ của tác giả, tác động cả về trí lẫn tình cảm, khơi dậy trách nhiệm của mọi người đối với chủ tướng cũng như với bản thân họ. Giọng văn rất linh hoạt, có khi là lời vị chủ soái nói với tướng sĩ dưới quyền, có khi là lời người cùng ảnh, lúc là lời khuyên răn bày tỏ thiệt hơn, khi lại là lời nghiêm khắc cảnh cáo.

6. Soạn câu 6 trang 61 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

Đặc sắc nghệ thuật góp phần tạo nên sức thuyết phục cho văn bản:

- Tác giả sử dụng thành công nhiều thủ pháp nghệ thuật và để khắc họa được những nỗi đau đớn, tủi nhục khi nhân dân ta mất nước bằng cách sử dụng thủ pháp so sánh tương phản.

- Thủ pháp trùng điệp - tăng tiến được kết hợp với thủ pháp so sánh - tương phản nhằm tạo giọng điệu hùng hồn.

7. Soạn câu 7 trang 61 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

Nhận xét chung:

- Văn bản Hịch tướng sĩ là một bài văn chính luận thể hiện lòng yêu nước và lòng căm thù giặc của cả dân tộc Việt Nam.

- Bài văn có những dẫn chứng cụ thể nhằm tố cáo bộ mặt độc ác của quân giặc.

8. Soạn câu 1 luyện tập trang 61 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

- Phát biểu về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua bài hịch bằng một đoạn văn ngắn: Chúng ta có thể nhận thấy rằng từng câu, từng chữ trong văn bản "Hịch tướng sĩ" đều thể hiện sự căm ghét bọn giặc đến tận cùng. Sau những câu văn hùng hồn, thấm đượm là hình ảnh người anh hùng yêu nước xót đau đến quặn lòng vì nước non bị quân thù giày xéo, là ngọn lửa căm thù hừng hực cháy trong tim, là sự nóng lòng rửa nhục đến quên ăn mất ngủ. Khi bày tỏ những đớn đau dằn vặt tự đáy lòng mình, chính Trần Quốc Tuấn đã nêu ra một tấm gương bất khuất về lòng yêu nước để cho tướng sĩ noi theo. Và như thế cũng có nghĩa là nó có sức động viên rất lớn đối với tinh thần tướng sĩ.

9. Soạn câu 2 luyện tập trang 61 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

- Chứng minh bài Hịch tướng sĩ vừa có lập luận chặt chẽ, sắc bén vừa giàu hình tượng, cảm xúc, do đó có sức thuyết phục cao bằng một đoạn văn ngắn: Trần Quốc Tuấn đã thể hiện lòng yêu nước sâu sắc và lòng căm thù giặc qua những dẫn chứng cụ thể, lập luận khoa học và mạch lạc. Sự khéo léo của Trần Quốc Tuấn trong lập luận còn nằm ở chỗ, tác giả xen kết hài hoà giữa phê phán và khích lệ, kiểm điểm với động viên. Điều cốt yếu nhất mà Đại vương đã làm được đó là khơi vào nỗi nhục của bản thân và quốc thể từ đó mà thắp lên sự căm hờn trong mỗi người: “Chẳng những gia quyến của ta bị tan mà vợ con các ngươi cũng khốn, chẳng những tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngươi cũng bị quật lên”. Câu văn khơi gợi vô cùng bởi chẳng ai là không căm uất, không muốn đứng lên tiêu diệt những kẻ dã tâm giày xéo, chà đạp dã man lên quê hương, đất nước, gia đình mình.

Ngày:31/12/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM