Soạn bài Đi đường Ngữ văn 8 tóm tắt

eLib xin gửi đến các em bài soạn dưới đây nhằm giúp các em có thể hệ thống hóa được nội dung của bài "Đi đường". Đồng thời, bài soạn này còn giúp các em trau dồi thêm vốn từ phong phú cho bản thân. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Soạn bài Đi đường Ngữ văn 8 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 40 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

- Câu 1 - câu khai (khởi), mở ra ý thơ: Nói đến sự gian lao như là điều hiển nhiên của người đi đường.

- Câu 2 - câu thừa có vai trò mở rộng, triển khai, cụ thể hoá ý đã được mở ra ở câu khai: Khó khăn, gian nan của người đi đường được cụ thể bằng hình ảnh lớp lớp núi non hiểm trở.

- Câu 3 - câu chuyển, chuyển ý, câu này chính là câu để tác giả thể hiện nội dung chính của ý thơ. Hàm ý của bài tứ tuyệt bộc lộ bất ngờ ở câu này: Khi đã vượt các lớp núi lên đến đỉnh cao chót vót.

- Câu 4 - câu này chính là câu hợp, câu này tạo nên mối quan hệ chặt chẽ với câu trước đó để tạo thành một cặp câu hoàn chỉnh chuyển tải ý nghĩa bài thơ.

=> Kết cấu bài thơ đã thể hiện thành công những tư tưởng, tình cảm của tác giả.

2. Soạn câu 2 trang 40 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

- Bài thơ "Đi đường" được tác giả khắc họa hình ảnh đi đường của con người đầy khó khăn và gian khổ bằng hệ thống điệp ngữ ở nguyên tác có tác dụng rõ rệt trong việc tạo nhịp điệu, âm hưởng cho mạch thơ. Các chữ tẩu lộ - tẩu lộ, trùng san - trùng san - trùng san gợi ra cái trùng điệp gian nan của dặm đường dài. Bài thơ dịch làm mất đi điệp ngữ ở câu mở đầu.

3. Soạn câu 3 trang 40 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

Phân tích câu thơ thứ 2 và câu 4:

- Câu thơ thứ hai như một điệp khúc nói về những vất vả và khó khăn liên tiếp, chồng chất của người đi đường. Các dãy núi nối tiếp cứ như bất tận, triền miên. Từ đó suy ngẫm về tinh thần của người chiến sĩ trước gian nan.

- Nếu như câu thơ trước đó thể hiện những vất vả và gian lao vì đi đường thì câu thơ 4 này lại thể hiện sự thoải mái, ung dung của người đi đường. Câu thơ diễn tả niềm hạnh phúc bất ngờ nhưng xứng đáng đến với con người đã kì công trèo qua bao dãy núi vô cùng gian khổ.

4. Soạn câu 4 trang 40 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

- Qua văn bản "Đi đường" của Hồ Chí Minh tác giả muốn nói lên những khó khăn, thử thách trong cuộc sống sẽ giúp chúng ta trưởng thành hơn, có kinh nghiệm hơn và thử thách để vươn tới đỉnh cao. Người muốn nhắn nhủ bài học kinh nghiệm về đường đời, con đường cách mạng gian lao, lâu dài và nhất định thắng lợi.

- Bài thơ không đơn thuần là miêu tả và kể về hành trình đi đường.

- Lời thơ bình dị, cô đọng, chân thực nhưng lại hàm chứa tính triết lý sâu sắc.

Ngày:25/12/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM