Toán 6 Chương 3 Bài 7: Phép cộng phân số
Mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng Phép công phân số. Bài trước chúng ta đã tìm hiểu tác dụng của quy đồng mẫu số là so sánh hai phân số. Bài này chúng ta sẽ biết thêm quy đồng phân số còn để cộng phân số.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
Cộng hai phân số cùng mẫu: Muốn cộng hai phân số cùng mẫu số ta cộng các tử và giữ nguyên mẫu số.
\(\dfrac{a}{m} + \dfrac{b}{m} = \dfrac{{a + b}}{m}\)
Ví dụ: \(\dfrac{1}{2} + \dfrac{{ - 5}}{2} = \dfrac{{1 + ( - 5)}}{2} = \dfrac{{ - 4}}{2} = - 2\)
Cộng hai phân số khác mẫu số: Muốn cộng hai phân số không cùng mẫu, ta viết chúng dưới dạng hai phân số cùng mẫu rồi cộng các tử với nhau và giữ nguyên mẫu chung.
\(\dfrac{a}{m} + \dfrac{b}{n} = \dfrac{{an}}{{m.n}} + \dfrac{{bm}}{{m.n}} = \dfrac{{a.n + b.m}}{{m.n}}\)
Ví dụ: \(\dfrac{{ - 3}}{2} + \dfrac{5}{3} = \dfrac{{ - 9}}{6} + \dfrac{{10}}{6} = \dfrac{{ - 9 + 10}}{6} = \dfrac{1}{6}\)
2. Bài tập minh họa
Câu 1: Cộng các phân số sau:
a) \(\displaystyle \,\,{3 \over 8} + {5 \over 8}\,\,\,\,\)
b) \(\displaystyle\,\,{1 \over 7} + {{ - 4} \over 7}\,\,\,\,\)
c) \(\displaystyle\,\,{6 \over {18}} + {{ - 14} \over {21}}\)
Hướng dẫn giải
a) \(\eqalign{{3 \over 8} + {5 \over 8} = {{3 + 5} \over 8} = {8 \over 8} = 1 \cr}\)
b) \(\eqalign{{1 \over 7} + {{ - 4} \over 7} = {{1 + ( - 4)} \over 7}\, = {{ - 3} \over 7}\cr}\)
c) \(\displaystyle {6 \over {18}} + {{ - 14} \over {21}} = {{6:6} \over {18:6}} + {{ - 14:7} \over {21:7}}\)
\(\displaystyle = {1 \over 3} + {{ - 2} \over 3} = {{1 + ( - 2)} \over 3} = {{ - 1} \over 3} \)
Câu 2: Tại sao ta có thể nói: Cộng hai số nguyên là trường hợp riêng của cộng hai phân số? Cho ví dụ.
Hướng dẫn giải
Ta có thể nói: Cộng hai số nguyên là trường hợp riêng của cộng hai phân số vì mỗi số nguyên đều có thể viết được dưới dạng 1 phân số.
Ví dụ: \(4 + 3 = \dfrac{4}{1} + \dfrac{3}{1} = \dfrac{{4 + 3}}{1} = \dfrac{7}{1} = 7\)
Câu 3: Cộng các phân số sau:
a) \(\displaystyle {{ - 2} \over 3} + {4 \over {15}};\)
b)\(\displaystyle {{11} \over {15}} + {9 \over { - 10}};\)
c) \(\displaystyle {1 \over { - 7}} + 3\)
Hướng dẫn giải
\(\displaystyle a)\,\,{{ - 2} \over 3} + {4 \over {15}} = {{ - 2.5} \over {3.5}} + {4 \over {15}} \)
\(\displaystyle = {{ - 10} \over {15}} + {4 \over {15}} = {{ - 10 + 4} \over {15}} \)\(\displaystyle = {{ - 6} \over {15}}= {{ -2} \over {5}}\)
\(\displaystyle b)\,\,{{11} \over {15}} + {9 \over { - 10}} \)
\(\displaystyle = {{11.2} \over {15.2}} + {{9.( - 3)} \over { - 10.( - 3)}} \)
\(\displaystyle = {{22} \over {30}} + {{ - 27} \over {30}} = {{22 + ( - 27)} \over {30}} \)
\(\displaystyle = {{ - 5} \over {30}}= {{ - 1} \over {6}}\)
\(\displaystyle c)\,\,{1 \over { - 7}} + 3 = {1 \over { - 7}} + {{ - 21} \over { - 7}} = {{1 + ( - 21)} \over { - 7}} \)
\(\displaystyle = {{ - 20} \over { - 7}} = {{20} \over 7} \)
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1:
a) Viết phân số \(\dfrac{7}{{15}}\) dưới dạng tổng của hai phân số tối giản có mẫu khác nhau.
b) Viết phân số \(\dfrac{1}{8}\) dưới dạng tổng của hai phân số dương có tử bằng 1 và mẫu khác nhau.
c) Viết các phân số bằng \(\dfrac{{15}}{{17}}\) có mẫu là số tự nhiên chẵn có hai chữ số.
Câu 2: Chứng tỏ:
\(\dfrac{1}{{1001}} + \dfrac{1}{{1002}} + \dfrac{1}{{1003}} + .... + \dfrac{1}{{1250}} > \dfrac{1}{5}\)
Câu 3: Cho \(a,{\rm{ }}b,{\rm{ }}c \in \,{\mathbb{N}^*}\) và \(A = \dfrac{a}{{a + b}} + \dfrac{b}{{b + c}} + \dfrac{c}{{a + c}}.\) Chứng tỏ 1 < A < 2.
Câu 4: Chứng tỏ:
\(\dfrac{1}{{10}} + \dfrac{1}{{15}} + \dfrac{1}{{21}} + \dfrac{1}{{28}} + \dfrac{1}{{36}} + \dfrac{1}{{45}} = \dfrac{3}{{10}}.\)
Câu 5: Tính \(A = \dfrac{{11}}{{1.3}} + \dfrac{{11}}{{3.5}} + ... + \dfrac{{11}}{{97.99}}\)
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Quy tắc cộng hai phân số có cùng mẫu:
A. Muốn cộng hai phân số có cùng mẫu ta cộng tử với tử, mẫu với mẫu
B. Muốn cộng hai phân số có cùng mẫu ta cộng tử với tử và giữ nguyên mẫu
C. Muốn cộng hai phân số có cùng mẫu ta nhân tử với tử và giữ nguyên mẫu
D. Muốn công hai phân số có cùng mẫu ta cộng mẫu với mẫu và giữ nguyên tử
Câu 2: Tim x biết: \(x - \dfrac{3}{5} = \dfrac{{ - 6}}{7}\)
A. \(\dfrac{{ - 9}}{{30}}\)
B. \(\dfrac{{ - 9}}{{35}}\)
C. \(\dfrac{{ 9}}{{35}}\)
D. \(\dfrac{{ -5}}{{9}}\)
Câu 3: Kết quả của phép tính \(1 + \dfrac{{12}}{{21}} + \dfrac{{ - 3}}{7}\) bằng:
A. \(\dfrac{8}{7}\)
B. \(\dfrac{7}{8}\)
C. \(\dfrac{24}{7}\)
D. \(\dfrac{3}{21}\)
Câu 4: Tính hợp lí biểu thức \(\dfrac{{ - 9}}{7} + \dfrac{{13}}{4} + \dfrac{{ - 1}}{5} + \dfrac{{ - 5}}{7} + \dfrac{3}{4}\) ta được kết quả:
A. \(\dfrac{9}{5}\)
B. \(\dfrac{11}{5}\)
C. \(\dfrac{-11}{5}\)
D. \(\dfrac{-1}{5}\)
Câu 5: Tìm số nguyên x biết \(\dfrac{{ - 1}}{2} \le \dfrac{x}{4} < \dfrac{3}{2}\)
A. \(x \in \left\{ { - 1;0;1;2;3;4;5} \right\}\)
B. \(x \in \left\{ { - 2; - 1;1;2;3;4;5} \right\}\)
C. \(x \in \left\{ { - 2; - 1;0;1;2;3;4;5;6} \right\}\)
D. \(x \in \left\{ { - 2; - 1;0;1;2;3;4;5} \right\}\)
4. Kết luận
Qua bài học này, các em cần nắm được những nội dung sau:
- Thực hiện được các phép cộng phân số
- Làm được những bài toán liên quan.
Tham khảo thêm
- doc Toán 6 Chương 3 Bài 1: Mở rộng khái niệm về phân số
- doc Toán 6 Chương 3 Bài 2: Phân số bằng nhau
- doc Toán 6 Chương 3 Bài 3: Tính chất cơ bản của phân số
- doc Toán 6 Chương 3 Bài 4: Rút gọn phân số
- doc Toán 6 Chương 3 Bài 5: Quy đồng mẫu số nhiều phân số
- doc Toán 6 Chương 3 Bài 6: So sánh phân số
- doc Toán 6 Chương 3 Bài 8: Tính chất cơ bản của phép cộng phân số
- doc Toán 6 Chương 3 Bài 9: Phép trừ phân số
- doc Toán 6 Chương 3 Bài 10: Phép nhân phân số
- doc Toán 6 Chương 3 Bài 11: Tính chất cơ bản của phép nhân phân số
- doc Toán 6 Chương 3 Bài 12: Phép chia phân số
- doc Toán 6 Chương 3 Bài 13: Hỗn số Số thập phân và phần trăm
- doc Toán 6 Chương 3 Bài 14: Tìm giá trị phân số của một số cho trước
- doc Toán 6 Chương 3 Bài 15: Tìm một số biết giá trị một phân số của nó
- doc Toán 6 Chương 3 Bài 16: Tìm tỉ số của hai số
- doc Toán 6 Chương 3 Bài 17: Biểu đồ phần trăm