Toán 6 Chương 3 Bài 5: Quy đồng mẫu số nhiều phân số
Mời các em cùng tham khảo nội dung bài học Quy đồng mẫu số nhiều phân số dưới đây. Ta đã biết cách đưa các phân số có mẫu âm về các phân số có mẫu dương bằng với phân số cũ. Ở bài học này ta sẽ biết cách đưa hai hay nhiều phân số về các phân số bằng với các phân số ban đầu và có cùng mẫu số.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Quy đồng mẫu hai phân số
Muốn quy đồng hai phân số ta làm như sau:
Bước 1: Tìm một bội chung của 2 mẫu số để làm mẫu chung
Bước 2: Tìm thừa số phụ của mỗi mẫu (chia mẫu chung cho từng mẫu)
Bước 3: Nhân cả tử và mẫu của mỗi phân số với thừa số phụ tương ứng
Ví dụ: Quy đồng mẫu số hai phân số \(\dfrac{3}{4}\) và \(\dfrac{2}{5}\)
Xét hai phân số \(\dfrac{3}{4}\) và \(\dfrac{2}{5}\). Ta có 20 là một bội chung của 4 và 5.
Ta có: \(\dfrac{3}{4}=\dfrac{3.5}{4.5}=\dfrac{15}{20}\) và \(\dfrac{2}{5}=\frac{2.4}{5.4}=\dfrac{8}{20}\).
Hai phân số \(\dfrac{3}{4}\) và \(\dfrac{2}{5}\) cũng có thể được quy đồng mẫu với các mẫu chung khác chẳng hạn như: 40, 60, 80,....
Để cho đơn giản khi quy đồng mẫu hai phân số ta thường lấy mẫu chung là BCNN của các mẫu.
1.2. Quy đồng mẫu nhiều phân số
Vì mọi phân số đều có thể viết dưới dạng phân số có mẫu dương nên ta có quy tắc:
Muốn quy đồng mẫu nhiều phân số với mẫu dương ta làm như sau:
Bước 1: Tìm một bội chung của các mẫu (thường là BCNN) để làm mẫu chung
Bước 2: Tìm thừa số phụ của mỗi mẫu (bằng cách chia mẫu chung cho từng mẫu).
Bước 3: Nhân tử và mẫu của mỗi phân số với thừa số phụ tương ứng
Ví dụ: Quy đồng mẫu các phân số: \(\dfrac{9}{10}\), \(\dfrac{4}{15}\) và \(\dfrac{7}{6}\)
-Tìm BCNN: BCNN (10,15,6)=30
- Tìm thừa số phụ:
30:10=3, 30:15=2, 30:6=5
- Nhân tử và mẫu với thừa số phụ tương ứng
\(\dfrac{9}{10}=\dfrac{9.3}{10.3}=\dfrac{27}{30}\),
\(\dfrac{4}{15}=\dfrac{4.2}{15.2}=\dfrac{18}{30}\);
\(\dfrac{7}{6}=\dfrac{7.5}{6.5}=\dfrac{35}{30}\)
2. Bài tập minh họa
Câu 1: Quy đồng mẫu 2 phân số sau: \(\dfrac{5}{6};\dfrac{6}{7}\)
Hướng dẫn giải
Ta có: BCNN (6;7)=42
Nên:
\(\dfrac{5}{7}=\dfrac{5.7}{6.7}=\dfrac{35}{42}\)
\(\dfrac{6}{7}=\dfrac{6.6}{7.6}=\dfrac{36}{42}\)
Câu 2: Quy đồng mẫu các phân số sau: \(\dfrac{3}{4};\dfrac{7}{6};\dfrac{5}{8}\)
Hướng dẫn giải
Ta có: BCNN (4; 6; 8)=24
Nên
\(\dfrac{3}{4}=\dfrac{3.6}{4.6}=\dfrac{18}{24}\)
\(\dfrac{7}{6}=\dfrac{7.4}{6.4}=\dfrac{28}{24}\)
\(\dfrac{5}{8}=\dfrac{5.3}{8.3}=\dfrac{15}{24}\)
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Quy đồng mẫu 2 phân số sau: \(\dfrac{2}{5};\dfrac{3}{7}\)
Câu 2: Quy đồng mẫu các phân số sau: \(\dfrac{7}{3};\dfrac{5}{6};\dfrac{3}{4}\)
Câu 3: Rút gọn 2 biểu thức và quy đồng:
\(\dfrac{2^{5}.7+2^{5}}{2^{5}.5^{2}-2^{5}.3}\) và \(\dfrac{3^{4}.5-3^{6}}{3^{4}.13+3^{4}}\)
Câu 4: Quy đồng 2 biểu thức sau: \(\dfrac{a+b}{a^{2}}; \dfrac{a}{b(a+b)}; a,b \in Z; a,b,(a+b)\neq 0\)
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Quy đồng mẫu các phân số \(\dfrac{-3}{7};\dfrac{-5}{9};\dfrac{4}{21}\) ta đượccác phân số mới là:
A. \(\dfrac{-21}{63};\dfrac{-35}{63};\dfrac{16}{63}\)
B. \(\dfrac{-27}{63};\dfrac{-35}{63};\dfrac{12}{63}\)
C. \(\dfrac{-27}{63};\dfrac{-30}{63};\dfrac{16}{63}\)
D. \(\dfrac{-21}{63};\dfrac{-30}{63};\dfrac{12}{63}\)
Câu 2: Sau khi quy đồng mẫu 2 phân số \(\dfrac{3}{5};\dfrac{7}{6}\) ta được 2 phân số nào?
A. \(\dfrac{18}{30};\dfrac{42}{30}\)
B. \(\dfrac{18}{30};\dfrac{35}{30}\)
C. \(\dfrac{25}{30};\dfrac{35}{30}\)
D. \(\dfrac{25}{30};\dfrac{42}{30}\)
Câu 3: Phân số tiếp theo của dãy phân số: \(\dfrac{9}{20};\dfrac{3}{5};\dfrac{3}{4};..\)là:
A. \(\dfrac{9}{23}\)
B. \(\dfrac{3}{9}\)
C. \(\dfrac{9}{10}\)
D. \(\dfrac{3}{3}\)
Câu 4: Sau khi quy đồng 2 phân số \(\dfrac{15}{120};\dfrac{2}{40}\) ta được 2 phân số mới là:
A. \(\dfrac{60}{480};\dfrac{22}{480}\)
B. \(\dfrac{600}{4800};\dfrac{200}{4800}\)
C. \(\dfrac{15}{120};\dfrac{6}{120}\)
D. \(\dfrac{500}{4800};\dfrac{240}{4800}\)
Câu 5: Cho dãy phân số: \(\dfrac{1}{5};\dfrac{3}{10};\dfrac{2}{5};...\) phân số tiếp theo của dãy là: (Viết dưới dạng phân số tối giản)
A. \(\dfrac{2}{10}\)
B. \(\dfrac{4}{5}\)
C. \(\dfrac{1}{2}\)
D. \(\dfrac{4}{10}\)
4. Kết luận
Qua bài học này, các em cần nắm được những nội dung sau:
- Biết quy đồng mẫu hai phân số
- Quy đồng được mẫu nhiều phân số.
Tham khảo thêm
- doc Toán 6 Chương 3 Bài 1: Mở rộng khái niệm về phân số
- doc Toán 6 Chương 3 Bài 2: Phân số bằng nhau
- doc Toán 6 Chương 3 Bài 3: Tính chất cơ bản của phân số
- doc Toán 6 Chương 3 Bài 4: Rút gọn phân số
- doc Toán 6 Chương 3 Bài 6: So sánh phân số
- doc Toán 6 Chương 3 Bài 7: Phép cộng phân số
- doc Toán 6 Chương 3 Bài 8: Tính chất cơ bản của phép cộng phân số
- doc Toán 6 Chương 3 Bài 9: Phép trừ phân số
- doc Toán 6 Chương 3 Bài 10: Phép nhân phân số
- doc Toán 6 Chương 3 Bài 11: Tính chất cơ bản của phép nhân phân số
- doc Toán 6 Chương 3 Bài 12: Phép chia phân số
- doc Toán 6 Chương 3 Bài 13: Hỗn số Số thập phân và phần trăm
- doc Toán 6 Chương 3 Bài 14: Tìm giá trị phân số của một số cho trước
- doc Toán 6 Chương 3 Bài 15: Tìm một số biết giá trị một phân số của nó
- doc Toán 6 Chương 3 Bài 16: Tìm tỉ số của hai số
- doc Toán 6 Chương 3 Bài 17: Biểu đồ phần trăm