Toán 6 Chương 3 Bài 2: Phân số bằng nhau

eLib xin giới thiệu đến các em nội dung bài giảng Phân số bằng nhau. Hi vọng bài giải sẽ giúp các em học tốt hơn. Mời các em cùng tham khảo dưới đây.

Toán 6 Chương 3 Bài 2: Phân số bằng nhau

1. Tóm tắt lý thuyết

Hai phân số  \(\dfrac{a}{b}\)  và  \(\dfrac{c}{d}\)  gọi là bằng nhau nếu tích chéo \(a.d=b.c\).

Ví dụ 1: 

\(\dfrac{-5}{3}=\dfrac{10}{-6}\) vì  \((-5).(-6)=3.10\) \((=30)\); 

\(\dfrac{-4}{9} \neq \dfrac{-5}{11}\) vì \(-4.11\neq 9.(-5)\)

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Các cặp phân số sau có bằng nhau hau không? Vì sao?

a) \( \displaystyle{1 \over 4}\) và \( \displaystyle{3 \over 12}\)                           

b) \( \displaystyle{2 \over 3}\) và \( \displaystyle{6 \over 8}\)

c) \( \displaystyle{{ - 3} \over 5}\) và \( \displaystyle{9 \over { - 15}}\)                     

d) \( \displaystyle{4 \over 3}\) và \( \displaystyle{{ - 12} \over 9}\) 

Hướng dẫn giải

a) Ta có: \( \displaystyle1 . 12 = 12 ; 3 . 4 = 12\)

Suy ra \( \displaystyle{1 \over 4}= \displaystyle{3 \over 2}\)

b) Ta có: \(2 . 8 = 16 ; 3 . 6 = 18 ≠ 16\)

Suy ra \( \displaystyle{2 \over 3} \ne {6 \over 8}\) 

c) Ta có: \(-3 . (-15 ) = 45 ; 9 . 5 = 45\)

Suy ra \( \displaystyle{{ - 3} \over 5}\)= \( \displaystyle{9 \over { - 15}}\)           

d) Ta có: \(4 . 9 = 36 ; -12 . 3 = - 36 ≠ 36\)

Suy ra \( \displaystyle{4 \over 3} \ne {{ - 12} \over 9}\)

Câu 2: Có thể khẳng định ngay các cặp phân số sau đây không bằng nhau, tại sao?

a) \(\dfrac {-2}{5}\) và \(\dfrac {2}{5}\)   

b) \(\dfrac {4}{-21}\) và \(\dfrac {5}{20}\)

c) \(\dfrac {-9}{-11}\) và \(\dfrac {7}{-10}\) 

Hướng dẫn giải

a) Vì \(\dfrac {-2}{5}<0\) và \(\dfrac {2}{5}>0\)  nên \(\dfrac {-2}{5}<\dfrac {2}{5}\) hay hai phân số này không bằng nhau.

b) Vì \(\dfrac {4}{-21}<0\) và \(\dfrac {5}{20}>0\)  nên \(\dfrac {4}{-21}<\dfrac {5}{20}\) hay hai phân số này không bằng nhau.

c) Vì \(\dfrac {-9}{-11}>0\) và \(\dfrac {7}{-10}<0\)  nên \(\dfrac {-9}{-11}>\dfrac {7}{-10}\) hay hai phân số này không bằng nhau.

Câu 3: Tìm số nguyên x, biết: \(\dfrac{x}{15}=\dfrac{3}{9}\)

Hướng dẫn giải

Vì \(\dfrac{x}{15}=\dfrac{3}{9}\) nên \(x.9=3.15\Rightarrow x=\dfrac{3.15}{9}=5\)

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Tìm 3 phân số bằng với phân số  \(\dfrac{-3}{7}\)

Câu 2: Lập các phân số bằng nhau từ đẳng thức: 6.7=14.3

Câu 3: Chứng tỏ các cặp số sau đây bằng nhau: 

a) \(\dfrac{a}{-b}\)  và \(\dfrac{-a}{b}\) 

b) \(\dfrac{-a}{-b}\) và \(\dfrac{a}{b}\)

Câu 4: Tìm các số x, y, z, t biết: \(\dfrac{12}{-6}=\dfrac{x}{5}=\dfrac{-y}{3}=\dfrac{z}{-7}=\dfrac{-t}{-8}\)

Câu 5: Cho  2 phân số bằng nhau \(\dfrac{a}{b}=\dfrac{c}{d}\) . Chứng minh rằng  \(\dfrac{a\pm b}{b}=\dfrac{c\pm d}{d}\)

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Trong các đẳng thức sau đây, đẳng thức nào là đẳng thức đúng: 

A. \(\frac{-(-a)}{(-b)}=\frac{-a}{-b}\)

B. \(\frac{(-a)}{(-b)}=\frac{-a}{-(-b)}\)

C. \(\frac{-(-a)}{(-b)}=\frac{a}{b}\)

D. \(\frac{-(-a)}{-(-b)}=\frac{a}{b}\)

Câu 2: Tìm các cặp số nguyên x, y biết: \(\frac{x}{3}=\frac{7}{y}\)

A. (3,7), (7,3)

B. (1,21), (3,7)

C.  (3,7), (7,3), (1,21), (21,1)

D. (1,21), (21,1)

Câu 3: Giá trị nào của x để thỏa mãn đẳng thức sau: \(\frac{x}{5}=\frac{6}{3}\)

A. 8

B. 9

C. 10

D. 11

Câu 4: Các cặp phân số náo sau đây là cặp phân số bằng nhau: 

A. \(\frac{-3}{5}\) và \(\frac{9}{15}\)

B. \(\frac{-3}{5}\) và \(\frac{-9}{-15}\)

C. \(\frac{-3}{5}\) và \(\frac{9}{-15}\)

D. \(\frac{-3}{5}\) và \(\frac{5}{3}\)

Câu 5: Có tồn tại hay không các số nguyên x,y thỏa mãn các phân số sau bằng nhau: \(\frac{x}{11}=\frac{4}{22}\);\(\frac{13}{y}=\frac{4}{17}\)

A. Có tồn tại cả x và y

B. Cả hai đều không tồn tại

C. Chỉ tồn tại x và không tồn tại y

D. Chỉ tồn tại y và không tồn tại x

4. Kết luận

Qua bài học này, các em cần nắm được những nội dung sau:

  • Nắm được định nghĩa hai phân số bằng nhau
  • Biết giải các dạng toán liên quan đến hai phân số bằng nhau.
Ngày:14/08/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM