Toán 6 Chương 3 Bài 1: Mở rộng khái niệm về phân số

Mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng Mở rộng khái niệm phân số do eLib tổng hợp và biên soạn dưới đây. Bài học này chúng ta sẽ tìm hiểu tổng quát hơn về phân số.

Toán 6 Chương 3 Bài 1: Mở rộng khái niệm về phân số

1. Tóm tắt lý thuyết

Tổng quát: Người ta gọi  \(\frac{a}{b}\) với \(a,b \in Z, b\neq 0\) là một phân số, a là tử số (tử), b là mẫu số (mẫu) của phân số.

Ví dụ: \(\frac{1}{2};\frac{{ - 2}}{3};\frac{3}{{ - 4}};\frac{{ - 5}}{{ - 6}};...\) là những phân số.

Chú ý: 

- Số nguyên a cũng được viết dưới dạng phân số là \(\dfrac{a}{1}\).

- Phân số âm: là phân số có tử và mẫu là các số nguyên khác dấu.

- Phân số dương: là phân số có tử và mẫu là các số nguyên cùng dấu.

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Cho ba ví dụ về phân số. Cho biết tử và mẫu của mỗi phân số đó.

Hướng dẫn giải

- Phân số \(\displaystyle{{ - 7} \over 8}\), có -7 là tử số, 8 là mẫu số

- Phân số \(\displaystyle {{  14} \over 5}\), có 14 là tử số, 5 là mẫu số

- Phân số \(\displaystyle {9 \over 2}\), có 9 là tử số, 2 là mẫu số

Câu 2: Trong các cách viết sau đây, cách viết nào cho ta phân số?

a) \(\dfrac{4}{7}\)     b) \(\dfrac{0,25}{-3}\)     c) \(\dfrac{-2}{5}\)

d) \(\dfrac{6,23}{7,4}\)    e) \(\dfrac{3}{0}\)

Hướng dẫn giải

Cách viết cho ta phân số là a, c

Cách viết b, d có tử số là số thập phân nên không cho ta phân số

Cách viết e có mẫu số bằng 0 nên không cho ta phân số

Câu 3: Mọi số nguyên có thể viết dưới dạng phân số không? Cho ví dụ.

Hướng dẫn giải

Mọi số nguyên có thể viết được dưới dạng phân số 

Ví dụ: Số 3 có thể viết dưới dạng phân số là \(\dfrac{3}{1}\) 

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Trong các cách viết sau cách viết nào cho ta phân số: \(\dfrac{2}{0};\dfrac{5,34}{3};\dfrac{4}{2,4};\dfrac{-1}{4};\dfrac{2}{-7}\)

Câu 2: Viết các phép chia sau dưới dạng phân số:

a) \(5:13\)

b) \(-2:9\)

c) \(k:(-5)\),\(k \in Z\)

Câu 3: Dùng 2 chữ số 11 và 13 viết các phân số có thể lập từ 2 số này (mỗi số chỉ viết một lần). Tương tự cho hai số 0 và -6.

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Trong các số: 0, 2, -5. Có thể lập được bao nhiêu phân số có tử và mẫu là 2 trong 3 số này. ( tử khác mẫu)

A. 2

B. 4

C. 6

D. 8

Câu 2: Các ô màu đỏ chiếm bao nhiêu phần trong hình. Dùng phân số biểu thị cho số phần đó

A. \(\frac{4}{16}\)

B. \(\frac{4}{12}\)

C. \(\frac{4}{32}\)

D. \(\frac{4}{8}\)

Câu 3: Cho 5 số \(0\neq a,b,c,d,e \in Z\). Hỏi có thể lập được tất cả bao nhiêu phân số có tử và mẫu là 5 số đã cho. Biết rằng tử số và mẫu số phải khác nhau.

A. 14

B. 16

C. 18

D. 20

Câu 4: Trong các cách viết sau đây cách viết nào là phân số: 

A. \(\frac{1,25}{4}\)

B. \(\frac{1}{-5}\)

C. \(\frac{2}{0}\)

D. \(\frac{6,4}{-9}\)

Câu 5: Cho các số: -1, 2, 3. có thể lập được tất cả bao nhiêu phân sô có tử và mẫu là 2 trong 3 số đó. (phân số có tử và mẫu khác nhau)

A. 2

B. 4

C. 6

D. 8

4. Kết luận

Qua bài học này,các em cần nắm được những nội dung sau:

  • Biết được khái niệm phân số
  • Nhận biết được phân số.
Ngày:13/08/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM