Bệnh viêm màng não do Haemophilus - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm màng não do Haemophilus là một dạng viêm màng não do vi khuẩn Haemophilus influenzae gây ra. Viêm màng não có liên quan đến tình trạng viêm các màng bảo vệ bao phủ não bộ và tủy sống. Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của bệnh, mời các bạn tham khảo!

Bệnh viêm màng não do Haemophilus - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Viêm màng não do Haemophilus là bệnh gì?

Viêm màng não do Haemophilus là một dạng viêm màng não do vi khuẩn Haemophilus influenzae gây ra. Bệnh thường liên quan đến Haemophilus influenzae loại b. Viêm màng não có liên quan đến tình trạng viêm các màng bảo vệ bao phủ não bộ và tủy sống. Viêm màng não do Haemophilus đặc trưng bởi một số triệu chứng phổ biến như: sốt, buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng, nhức đầu, cứng cổ, chán ăn và động kinh. Viêm màng não do Haemophilus có thể gây tử vong nhưng bạn có thể dùng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng, đặc biệt là trường hợp được chẩn đoán sớm và tình trạng viêm không gây nhiều tổn hại. Trước khi vắc-xin Hib xuất hiện vào năm 1985, viêm màng não do Haemophilus là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh viêm màng não do vi khuẩn ở trẻ em dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, kể từ khi phát minh ra vắc-xin Hib, chỉ có 2/100.000 trẻ em bị viêm màng não loại này. 5-10% các trường hợp có thể gây tử vong, mặc dù tỷ lệ tử vong trung bình ở nước đang phát triển là 17%, chủ yếu là do thiếu tiếp cận với tiêm chủng cũng như chăm sóc y tế cần thiết để chống lại bệnh viêm màng não.

2. Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm màng não do Haemophilus là gì?

Một số dấu hiệu và các triệu chứng thường gặp của tình trạng này có thể bao gồm:

Buồn nôn hoặc nôn; Sốt; Nhức đầu; Nhạy cảm với ánh sáng; Co giật; Chán ăn; Tâm trạng thay đổi, chẳng hạn như dễ kích động; Cứng cổ.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn ngừa tình trạng này diễn tiến nặng hơn và tránh các tình huống phải cấp cứu, vì vậy hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh tình trạng này.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm màng não do Haemophilus?

Viêm màng não do vi khuẩn Haemophilus influenzae gây ra. Bệnh này không giống như bệnh cúm được gây ra bởi một loại virus. Viêm màng não do H. influenzae có thể xảy ra sau khi bị nhiễm trùng đường hô hấp trên. Nhiễm trùng thường lây lan từ phổi và đường hô hấp đến máu, sau đó đến não.

4. Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh viêm màng não do Haemophilus?

Trước khi có vắc-xin Hib, bệnh này là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi. Kể từ khi có vắc-xin, tỷ lệ mắc bệnh viêm màng não loại này giảm đi chỉ còn 2/100.000 trẻ.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm màng não do Haemophilus?

Vi khuẩn Haemophilus influenzae có thể trú ngụ trong cơ thể người mà không gây ra bất kỳ triệu chứng gì. Vi khuẩn lan truyền qua không khí khi cá nhân mang vi khuẩn ho hoặc hắt hơi. Nguy cơ hình thành bệnh viêm màng não do Haemophilus liên quan đến tiền sử chủng ngừa của người đó và công chúng.

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng nếu trẻ sốngtrong gia đình có thành viên bị bệnh viêm màng não Haemophilus hoặc mang theo các vi khuẩn thì sẽ có khả năng cao gấp 585 lần mắc bệnh viêm màng não do Haemophilus. Ngoài ra, anh chị em của người bị viêm màng não do Haemophilus influenzae sẽ được tiêm chủng một số loại. Tương tự như vậy, trẻ em dưới 2 tuổi có nguy cơ cao hơn bị bệnh khi ở nhà chăm sóc trẻ, đặc biệt là trong tháng đầu tiên mới đi học vì phải tiếp xúc với những trẻ mang vi khuẩn Hib không có triệu chứng.

Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm:

Mang thai; Lớn tuổi; Nhiễm trùng xoang (viêm xoang); Đau họng (viêm họng); Nhiễm trùng đường hô hấp trên; Hệ miễn dịch bị suy yếu.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

5. Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh viêm màng não do Haemophilus?

Nếu bác sĩ nghi ngờ rằng bạn mắc bệnh này, họ sẽ khám bệnh và yêu cầu làm tiến hành một số xét nghiệm cần thiết, ví dụ như xét nghiệm máu để xác định loại vi khuẩn và xem có dấu hiệu của nhiễm trùng trong máu hay không. Bác sĩ sẽ dùng kim lấy mẫu máu từ tĩnh mạch ra.

Các xét nghiệm khác có thể bao gồm:

X-quang ngực; Chụp cắt lớp vi tính phần đầu; Nhuộm Gram, các quy trình nhuộm đặc biệt khác và cấy dịch não tủy.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh viêm màng não do Haemophilus?

Bởi vì viêm màng não do Haemophilus là bệnh do vi khuẩn, nên phương pháp chính là liệu pháp chống vi khuẩn. Một số thuốc kháng sinh phổ biến điều trị tình trạng này bao gồm ceftriaxone hoặc cefotaxime, cả hai đều có thể điều trị các tình trạng nhiễm trùng và do đó làm giảm viêm ở màng não hoặc các màng bảo vệ não và tủy sống.

Chất chống viêm như corticosteroid hoặc steroid do cơ thể tạo ra giúp làm giảm viêm, cũng có thể được sử dụng để giảm tình trạng viêm màng não, giúp giảm nguy cơ tử vong và khả năng tổn thương não.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh viêm màng não do Haemophilus?

Bác sĩ khuyến cáo mọi người nên tiêm vắc-xin để ngừa tình trạng này trước khi bệnh gây ra nhiều vấn đề cho cơ thể.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh Viêm màng não do Haemophilus, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:12/10/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM