Bệnh sa sút trí tuệ não mạch - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh sa sút trí tuệ não mạch là một tập hợp các điều kiện gây ra một sự suy giảm trong các kỹ năng nhận thức. Những người mắc bệnh sa sút trí tuệ não mạch có các vấn đề về lý luận, phán xét và trí nhớ. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Bệnh sa sút trí tuệ não mạch - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Bệnh sa sút trí tuệ não mạch là một tập hợp các điều kiện gây ra một sự suy giảm trong các kỹ năng nhận thức. Những người mắc bệnh sa sút trí tuệ não mạch có các vấn đề về lý luận, phán xét và trí nhớ. Những vấn đề này có thể xuất hiện đột ngột hoặc thường không thể nhận thấy được trong thời gian đầu. Bệnh sa sút trí tuệ não mạch là do sự tắc nghẽn hoặc thiếu máu lên não, điều này làm mất đi một lượng lớn oxy. Thiếu oxy và máu có thể nhanh chóng gây tổn hại não. Bạn có thể mắc phải bệnh sa sút trí tuệ não mạch sau khi bị đột quỵ nhưng không phải lúc nào đột quỵ cũng gây ra bệnh sa sút trí tuệ não mạch.

2. Triệu chứng thường gặp

Có nhiều triệu chứng cho thấy bạn mắc bệnh sa sút trí tuệ não mạch, tùy thuộc vào nơi lưu lượng máu bị suy yếu trong bộ não. Các triệu chứng thường trùng với các bệnh khác của bệnh mất trí nhớ, đặc biệt là bệnh Alzheimer. Triệu chứng của bệnh sa sút trí tuệ não mạch rõ ràng nhất khi chúng xảy ra sau một cơn đột quỵ. Tình trạng hậu đột quỵ mất trí nhớ là khi các vấn đề vềtư duy và lý luận có thể do cơn đột quỵ gây ra. Một loạt các cơn đột quỵ có thể kéo theo các triệu chứng đặc trưng của bệnh sa sút trí tuệ não mạch. Lúc này, trí nhớ suy giảm rõ rệt, không giống như người măc phải bệnh Alzheimer, trí nhớ của họ có suy giảm nhưng chậm. Bệnh sa sút trí tuệ não mạch cũng có trường hợp diễn tiến rất từ từ, giống như bệnh Alzheimer. Hơn nữa, bệnh sa sút trí tuệ não mạch và Alzheimer thường xuất hiện cùng nhau.

Triệu chứng của bệnh sa sút trí tuệ não mạch bao gồm:

Nhầm lẫn; Khó tập trung; Giảm khả năng suy nghĩ hay hành động; Suy giảm trong khả năng phân tích tình huống, phát triển kế hoạch và giao tiếp hiệu quả; Khó khăn khi quyết định phải làm gì tiếp theo; Vấn đề trí nhớ; Bồn chồn và kích động; Dáng đi không ổn định; Đi tiểu thường xuyên hoặc không có khả năng kiểm soát vấn đề tiểu tiện; Phiền muộn.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Một số điều kiện có thể dẫn đến bệnh sa sút trí tuệ mạch máu bao gồm:

Đột quỵ (nhồi máu) gây tắc một động mạch não. Đột quỵ gây tắc một động mạch não thường gây ra một loạt các triệu chứng có thể bao gồm sa sút trí tuệ não mạch. Một số trường hợp đột quỵ không gây ra bất kỳ triệu chứng nào đáng chú ý nhưng vẫn có nguy cơ gây mất trí nhớ; Trong cả hai trường hợp đột quỵ có triệu chứng rõ ràng và không rõ ràng, nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ não mạch gia tăng tùy theo số lần bị nhồi máu. Bệnh sa sút trí tuệ não mạch gây đột quỵ thường xuyên được gọi là chứng mất trí đa nhồi máu; Mạch máu não bị thu hẹp hoặc hỏng. Mạch máu não bị thu hẹp hoặc tổn thương trong thời gian dài cũng có thể dẫn đến bệnh sa sút trí tuệ não mạch. Nguyên nhân gây ra điều này gồm có tuổi già, huyết áp cao, xơ cứng động mạch, bệnh tiểu đường, bệnh ban đỏ, xuất huyết não và bệnh viêm động mạch thái dương.

4. Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh sa sút trí tuệ não mạch?

Bệnh sa sút trí tuệ não mạch là nguyên nhân phổ biến thứ hai của bệnh mất trí nhớ ở người già. Bởi vì bệnh này ở mức độ thấp hơn so với bệnh Alzheimer, nhiều người không nghi ngờ mình bị mắc bệnh cho tới khi xuất hiện các dấu hiệu suy giảm trí nhớ. Bệnh này rất khó chẩn đoán nên khó mà biết chính xác có bao nhiêu người mắc phải. Theo ước tính hiện tại, có khoảng 15% đến 20% các trường hợp mất trí nhớ ở người lớn tuổi liên quan đến bệnh sa sút trí tuệ não mạch. Bạn có thể kiểm soát bệnh sa sút trí tuệ não mạch bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ não mạch?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh sa sút trí tuệ não mạch, chẳng hạn như:

Tuổi tác. Những người già, đặc biệt là những người trên 65 tuổi, có nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ não mạch cao; Bệnh sử đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim. Các cơn đau tim và đột quỵ có thể cắt giảm lưu lượng máu đến não. Cao huyết áp, hút thuốc lá và cholesterol cao cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh; Cứng động mạch. Cholesterol và mảng bám trong động mạch làm giảm lưu lượng máu trong cơ thể, tăng nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ; Yếu tố nguy cơ. Bệnh tiểu đường, lupus, cao huyết áp và nhịp tim bất thường ảnh hưởng đến lưu lượng vận chuyển máu trong cơ thể.

5. Điều trị hiệu quả

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh sa sút trí tuệ não mạch?

Nếu hồ sơ y tế của bạn không có các chỉ số y tế mới về tim và mạch máu, bác sĩ sẽ kiểm tra:

Huyết áp; Cholesterol; Đường huyết.

Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm để loại trừ nguyên nhân khác gây ra bệnh mất trí nhớ và nhầm lẫn, chẳng hạn như:

Rối loạn tuyến giáp; Thiếu hụt vitamin.

Bác sĩ có thể kiểm tra sức khỏe thần kinh tổng thể bằng cách kiểm tra:

Tính phản xạ; Cơ bắp và sức mạnh, só sánh một bên của cơ thể với bên còn lại; Khả năng đứng dậy khỏi ghế và đi xung quanh căn phòng; Khả năng nhìn và cảm nhận; Sự phối hợp; Khả năng giữ thăng bằng.

Xét nghiệm hình ảnh: bác sĩ có thể đề nghị để giúp chẩn đoán bệnh sa sút trí tuệ não mạch, bao gồm:

Chụp cắt lớp vi tính (CT scan). Quy trình này có thể cung cấp thông tin về cấu trúc của bộ não, phát hiện khu vực bị co rút, phát hiện dấu hiệu bệnh đột quỵ, đột quỵ mức độ nhẹ (cơn thiếu máu não thoáng qua), sự thay đổi của mạch máu hoặc các khối u. Nếu cần thiết, bác sĩ tiêm một chất tương phản qua đường tĩnh mạch (IV) cho bạn để giúp thấy rõ các mô não; Chụp cộng hưởng từ (MRI). Quy trình này có thể mất một tiếng hoặc hơn. MRI không gây đau nhưng một số người cảm thấy ngột ngạt và bị tiếng ồn trong máy làm khó chịu. MRI có thể cung cấp thông tin chi tiết hơn so với phương pháp CT scan khi phát hiện dấu hiệu đột quỵ và sự bất thường trong mạch máu; Siêu âm động mạch cảnh. Phương pháp này sử dụng sóng âm thanh tần số cao để xác định xem các động mạch cảnh – chạy lên qua hai bên cổ để cung cấp máu cho não – có dấu hiệu thu hẹp hay không. Nếu có thì đó là kết quả của các mảng bám hoặc các vấn đề về cấu trúc mạch máu. Xét nghiệm có thể bao gồm một cuộc siêu âm Doppler, qua đó bạn có thể thấy sự di chuyển của máu qua động mạch và các đặc điểm về cấu trúc động mạch; Xét nghiệm bệnh học thần kinh. Đây là hình thức kiểm tra nhằm đánh giá khả năng của bạn về khả năng nói, viết, hiểu được ngôn ngữ, làm việc với các con số, tìm hiểu và ghi nhớ thông tin, lập kế hoạch và giải quyết vấn đề, ứng phó hiệu quả với tình huống giả định.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh sa sút trí tuệ não mạch?

Bác sĩ có thể giúp bạn giảm huyết áp và cholesterol bằng cách khuyến khích bạn áp dụng lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống điều độ và tập thể dục nhiều hơn để ngăn ngừa tắc động mạch, đau tim và đột quỵ. Một số loại thuốc có thể giúp bạn nâng cao trí nhớ và kỹ năng nhận thức. Những loại thuốc thay đổi cách các tế bào não giao tiếp, xử lý, lưu trữ và gợi nên ký ức của bạn. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có phương pháp điều trị nào có thể hoàn toàn chữa được bệnh sa sút trí tuệ não mạch.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh sa sút trí tuệ não mạch nếu áp dụng các biện pháp sau:

Duy trì huyết áp khỏe mạnh; Kiểm soát cholesterol. Một chế độ ăn uống ít chất béo và giảm cholesterol có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ mạch máu bằng cách giảm số lượng mảng bám bên trong động mạch của não bộ; Ngăn chặn, kiểm soát bệnh tiểu đường. Tránh sự khởi phát của bệnh tiểu đường bằng chế độ ăn uống và tập thể dục cũng là một cách tốt để giảm nguy cơ mất trí nhớ. Nếu bạn đã có bệnh tiểu đường thì hãy kiểm soát lượng đường mà bạn dung nạp, điều này có thể giúp bảo vệ mạch máu não khỏi bị hư hại; Bỏ thuốc lá. Hút thuốc lá có hại cho cơ thể; Tập thể dục. Hoạt động thể chất thường xuyên là một phần quan trọng của kế hoạch chăm sóc sức khỏe. Ngoài ra, tập thể dục còn có thể giúp bạn tránh mắc bệnh sa sút trí tuệ não mạch.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh Sa sút trí tuệ não mạch, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:13/09/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM