Bệnh đột quỵ xuất huyết - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Đột quỵ xuất huyết còn được gọi là xuất huyết nội sọ, xảy ra khi một mạch máu bị vỡ khiến máu tích tụ xung quanh chỗ vỡ. Vậy bệnh lý này có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của bệnh lý này, mời các bạn tham khảo!

Bệnh đột quỵ xuất huyết - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Tình trạng đột quỵ xuất huyết là gì?

Đột quỵ là tình trạng lượng máu chảy đến phần não bị hạn chế hoặc giảm đáng kể. Các tế bào não có thể chết nhanh chóng do không nhận đủ oxy từ máu và có thể làm tổn thương não vĩnh viễn. Đột quỵ có thể nghiêm trọng hoặc không nghiêm trọng, người mắc tình trạng này có thể bình phục hoàn toàn hoặc còn di chứng hoặc thậm chí tử vong. Đột quỵ xuất huyết còn được gọi là xuất huyết nội sọ, xảy ra khi một mạch máu bị vỡ khiến máu tích tụ xung quanh chỗ vỡ. Điều này tạo áp lực lên não và gây ra mất máu ở các vùng lân cận.

Điều trị y tế ngay lập tức là cách tốt nhất để phục hồi. Phòng ngừa cũng rất quan trọng. Bạn nên kiểm soát các yếu tố nguy cơ để giảm tối thiểu tỷ lệ bị đột quỵ xuất huyết.

2. Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng đột quỵ xuất huyết?

Các dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng xuất huyết nội sọ có thể khác nhau từ người này sang người khác, nhưng hầu như luôn hiện diện ngay lập tức sau khi đột quỵ xảy ra.

Các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:

Mất hoàn toàn hoặc hạn chế ý thức; Buồn nôn; Ói mửa Đau đầu đột ngột và nghiêm trọng; Yếu hoặc cảm giác tê ở mặt, chân hoặc cánh tay ở một bên của cơ thể; Co giật; Chóng mặt; Mất thăng bằng; Có vấn đề với lời nói hoặc nuốt; Lẫn lộn hoặc mất phương hướng.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn ngừa tình trạng này diễn tiến nặng hơn và tránh các tình huống phải cấp cứu, vì vậy hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh cách tình trạng nặng này.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra tình trạng đột quỵ xuất huyết?

Có 2 nguyên nhân gây vỡ mạch máu trong não, trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất có lẽ là chứng phình mạch. Chứng phình mạch xảy ra khi một phần của mạch máu to ra do cao huyết áp mạn tính hoặc khi thành mạch máu yếu bẩm sinh. Chứng phình mạch này dẫn đến thành mạch máu mỏng đi và cuối cùng là vỡ.

Một nguyên nhân khác của xuất huyết nội sọ là dị tật động tĩnh mạch. Điều này xảy ra khi động mạch và tĩnh mạch liên kết với nhau một cách bất thường mà không có mao mạch giữa chúng. Dị tật động tĩnh mạch là do bẩm sinh và không di truyền.

4. Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc tình trạng đột quỵ xuất huyết?

Đột quỵ xuất huyết không phổ biến, trên thực tế chỉ có 15% các ca đột quỵ là do xuất huyết, nhưng 40% của các trường hợp đó bị tử vong. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc tình trạng đột quỵ xuất huyết?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:

Cao huyết áp; Lạm dụng thuốc kháng đông; Nghiện rượu; Lạm dụng thuốc.

5. Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tình trạng đột quỵ xuất huyết?

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ việc:

Xét nghiệm máu. Kiểm soát thời gian đông máu, mức độ đường và các chất quan trọng khác là một phần trong việc kiểm soát bệnh; Chụp cắt lớp vi tính (CT). Chụp CT có thể cho thấy xuất huyết, khối u, đột quỵ và các tình trạng khác; Chụp cộng hưởng từ (MRI). MRI có thể phát hiện mô não bị tổn thương do đột quỵ thiếu máu cục bộ và xuất huyết não. 

Những phương pháp nào dùng để điều trị tình trạng đột quỵ xuất huyết?

Nếu mắc tình trạng này, bạn cần được cấp cứu khẩn cấp. Việc điều trị sẽ tập trung vào giám sát việc xuất huyết trong não và làm giảm áp lực gây ra bởi tình trạng xuất huyết.

Bác sĩ có thể dùng thuốc để giảm huyết áp hoặc làm chậm chảy máu. Nếu bị đột quỵ xuất huyết trong khi dùng thuốc kháng đông thì bạn có nguy cơ bị xuất huyết nặng. Thôn thường, bác sĩ sẽ ngay lập tức dùng thuốc chống lại ảnh hưởng của các chất kháng đông trong quá trình điều trị khẩn cấp.

Khi kiểm soát cơn đột quỵ xuất huyết khẩn cấp, bác sĩ có thể dùng thêm một liệu pháp điều trị khác. Nếu vỡ mạch máu không nghiêm trọng và chỉ tạo ra một lượng chảy máu và áp lực nhỏ, bạn có thể cần chăm sóc hỗ trợ, bao gồm:

Truyền dịch; Nghỉ ngơi; Kiểm soát các vấn đề y tế khác; Liệu pháp phát âm, vật lý hoặc nghề nghiệp.

Đối với đột quỵ nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể phẫu thuật để phục hồi các mạch máu bị vỡ và cầm máu. Nếu đột quỵ là do dị tật động tĩnh mạch, phẫu thuật có thể được sử dụng để loại bỏ nó. Tuy nhiên, không phải là lúc nào cũng có thể phẫu thuật vì còn phải phụ thuộc vào vị trí bị dị tật động tĩnh mạch. Phẫu thuật cũng có thể được yêu cầu để làm giảm áp lực gây ra bởi sự chảy máu và phù não.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của tình trạng đột quỵ xuất huyết?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

Kiểm soát huyết áp là cách tốt nhất để kiểm soát rủi ro vì cao huyết áp là nguyên nhân thường gặp nhất của một xuất huyết nội sọ. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ về cách làm giảm huyết áp nếu huyết áp quá cao; Hạn chế sử dụng rượu và thuốc.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh đột quỵ xuất huyết, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh. Chúc các bạn sức khỏe!

Ngày:20/10/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM