Phẫu thuật phình động mạch não - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
Phẫu thuật phình động mạch não là một thủ thuật được sử dụng để điều trị mạch máu não. Bệnh có thể dẫn đến đột quỵ hoặc tổn thương não nếu không được điều trị. Để hiểu rõ hơn về thủ thuật này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu về phẫu thuật phình động mạch não
Phẫu thuật phình động mạch não là một thủ thuật được sử dụng để điều trị mạch máu phồng lên trong não có nguy cơ bị vỡ hoặc rách.
Chứng phình động mạch xảy ra khi thành mạch máu trở nên mỏng và phình ra hoặc phình bong bóng. Nhiều trường hợp phình động mạch không bị phát hiện vì người bệnh không có bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi động mạch bị vỡ.
Phình động mạch não có thể dẫn đến đột quỵ hoặc tổn thương não nếu nó không được điều trị. Nếu bác sĩ phát hiện chứng phình động mạch chưa vỡ, họ có thể khuyên bạn nên phẫu thuật càng nhanh càng tốt.
Mục đích của việc phẫu thuật phình động mạch não là để điều trị chứng phình động mạch.
Khi nào bạn cần thực hiện phẫu thuật phình động mạch não?
Không phải tất cả các chứng phình động mạch não cần được phẫu thuật ngay lập tức. Khả năng phình động mạch não phụ thuộc vào tuổi tác, tiền sử bệnh, kích thước và vị trí chỗ phình động mạch. Nói chung, các phình động mạch nhỏ và các phình động mạch ở các động mạch nằm phía trước não ít có khả năng bị vỡ. Những phình động mạch nhỏ hơn 7mm ít có khả năng bị vỡ. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên theo dõi để đảm bảo động mạch bị phình không lớn hơn.
2. Cẩn trọng khi thực hiện phẫu thuật phình động mạch não
Chứng phình động mạch não có thể được điều trị bằng phẫu thuật nếu chúng bị vỡ hoặc có nguy cơ bị vỡ.
Bác sĩ chỉ khuyến cáo phẫu thuật phòng ngừa thường nếu động mạch não có nguy cơ vỡ cao. Nguyên nhân là do phẫu thuật có nguy cơ gây biến chứng nghiêm trọng như tổn thương não hoặc đột quỵ.
Nếu bạn được chẩn đoán chứng phình động mạch não không bị vỡ, bác sĩ sẽ đánh giá rủi ro để xem xét việc phẫu thuật có cần thiết hay không.
Quá trình đánh giá thường dựa trên các yếu tố sau:
- Tuổi: Nghiên cứu cho thấy những rủi ro của phẫu thuật ở người lớn tuổi thường lớn hơn lợi ích mà nó mang lại.
- Kích thước của phình động mạch: Phình động mạch lớn hơn 7mm thường cần phẫu thuật.
- Vị trí của phình động mạch: Phình động mạch não trên mạch máu lớn có nguy cơ bị vỡ cao hơn.
- Tiền sử gia đình: Bạn có nguy cơ bị vỡ động mạch não cao hơn nếu trong gia đình đã có người bị vỡ phình động mạch não.
- Tình trạng sức khỏe tiềm ẩn: Một số tình trạng sức khỏe làm tăng nguy cơ vỡ như bệnh thận đa nang di truyền nhiễm sắc thể mang tính trội (adpkd) hoặc huyết áp cao không được kiểm soát tốt.
Sau khi xem xét các yếu tố này, nhóm phẫu thuật có thể cho bạn biết các lợi ích phẫu thuật có vượt trội hơn các nguy cơ tiềm ẩn trong trường hợp của bạn hay không.
Các biến chứng và tác dụng phụ
Bạn có thể cảm thấy rất mệt mỏi trong vài tuần sau phẫu thuật. Bạn cũng có thể bị nhức đầu hoặc khó tập trung trong 1–2 tuần. Có thể mất từ 4–8 tuần để phục hồi hoàn toàn.
Vết mổ có thể bị đau trong khoảng 5 ngày sau khi phẫu thuật. Bạn cũng có thể bị tê và đau ở gần vết thương hoặc sưng và bầm tím quanh mắt. Khi vết thương bắt đầu lành lại, nó có thể gây ngứa. Thuốc và túi nước đá có thể giúp giảm đau đầu, nhức, sưng và ngứa vết thương.
Da đầu có thể sưng lên kèm dịch. Sau khi tình trạng sưng hết, bạn có thể có một vết lõm trên đầu.
Bất kỳ thủ thuật y tế nào đều mang một số rủi ro nhất định. Vì phẫu thuật phình động mạch não có khả năng dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như:
- Thay đổi hành vi do tổn thương thần kinh;
- Cục máu đông;
- Phù não;
- Lú lẫn;
- Nhiễm trùng;
- Động kinh;
- Các vấn đề về mắt và thị lực;
- Đột quỵ;
- Yếu.
Một số vấn đề về thần kinh như ảnh hưởng đến trí nhớ, phối hợp hoặc các chức năng khác có thể xuất hiện sau phẫu thuật. Chúng có thể khác nhau về mức độ nghiêm trọng, có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Bạn cần phải gây mê khi làm phẫu thuật. Nếu bạn đã từng có phản ứng với gây mê như các vấn đề về hô hấp, hãy cho bác sĩ biết.
Trong hầu hết các trường hợp, nguy cơ khi không phẫu thuật sẽ lớn hơn nhiều so với những rủi ro liên quan đến phẫu thuật.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật để biết thêm thông tin.
3. Quy trình phẫu thuật phình động mạch não
Chuẩn bị cho phẫu thuật phình động mạch não
Phẫu thuật chứng phình động mạch não được thực hiện tại phòng cấp cứu vì vậy thường có ít thời gian để chuẩn bị. Nếu bác sĩ phát hiện chứng phình động mạch trước khi nó trở nên nguy hiểm, họ có thể thực hiện một số bước sau:
Hỏi bạn về bất kỳ loại thuốc nào bạn đang dùng, bao gồm thuốc không cần toa và các chất bổ sung dinh dưỡng. Yêu cầu bạn bỏ hút thuốc lá nếu có. Yêu cầu bạn không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì 8 giờ trước khi làm thủ thuật. Chỉ định một số loại thuốc. Yêu cầu bạn ngưng dùng bất kỳ loại thuốc nào.
Quá trình phẫu thuật phình động mạch não
Thời gian thực hiện thủ thuật phình động mạch não phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phương pháp phẫu thuật và mức độ nghiêm trọng của chứng phình động mạch, do đó có thể mất nhiều giờ. Thời gian nằm viện của mỗi người cũng khác nhau, từ 1 ngày đến 1 tuần.
Phương pháp phẫu thuật mà bác sĩ sử dụng phụ thuộc vào kích thước, hình dạng và vị trí của chứng phình động mạch và các yếu tố khác.
Kẹp
Trong quá trình này, bác sĩ phẫu thuật rạch một vết trên da đầu và tạo ra một lỗ nhỏ trong hộp sọ. Sau đó, bác sĩ đặt một kẹp kim loại nhỏ ở đáy phình động mạch để ngăn chặn nó vỡ ra. Cuối cùng, họ sẽ đóng hộp sọ và khâu da đầu lại.
Phẫu thuật trong lòng mạch
Với phẫu thuật trong lòng mạch, bác sĩ sẽ chèn một dây nhỏ vào động mạch ở háng. Bác sĩ phẫu thuật điều khiển sợi dây nhỏ qua vết rạch đó đi theo động mạch đến chỗ phình động mạch trong não. Một ống thông sẽ đi theo dây. Thông qua ống này, bác sĩ phẫu thuật sẽ luồn các dây kim loại mỏng vào trong chỗ phình động mạch. Dây sẽ cuộn thành một quả bóng như cục máu đông. Cục máu này sẽ ngăn chặn phình động mạch bị vỡ.
Điều gì xảy ra sau khi phẫu thuật phình động mạch não?
Bạn có thể nằm viện vài ngày nếu không có chảy máu trong não trước khi phẫu thuật. Thời gian có thể kéo dài 1–2 tuần nếu có biến chứng.
Phẫu thuật chứng phình động mạch não thường không liên quan đến bất kỳ ca phẫu thuật nào khác, nhưng bác sĩ có thể muốn chụp lại CT hoặc MRI não trong các lần tái khám tiếp theo để đảm bảo không có bất kỳ mối lo ngại nào khác.
Điều trị sau phẫu thuật tập trung vào nguyên nhân cơ bản gây ra chứng phình động mạch như xơ cứng động mạch hoặc huyết áp cao.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật để biết thêm thông tin.
4. Phục hồi sau phẫu thuật phình động mạch não
Bạn nên nhờ người thân giúp đỡ tại nhà trong thời gian hồi phục.
Thực hiện lối sống lành mạnh như:
- Kiểm soát huyết áp cao.
- Hãy chắc chắn bạn uống các loại thuốc mà bác sĩ kê toa.
- Không hút thuốc.
- Hãy hỏi bác sĩ xem bạn có thể uống rượu không.
- Hãy hỏi bác sĩ khi nào có thể quan hệ tình dục.
- Dùng thuốc chống co giật nếu được bác sĩ kê.
- Bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến một chuyên gia trị liệu về lời nói, thể chất hoặc nghề nghiệp để giúp bạn hồi phục sau khi bị tổn thương não.
Nếu bác sĩ đặt ống thông qua háng (phẫu thuật nội mạch), bạn có thể đi bộ một quãng ngắn. Hạn chế đi lên và xuống cầu thang khoảng 2 lần một ngày trong 2–3 ngày. Đặc biệt, bạn không làm vườn, lái xe hoặc chơi thể thao cho đến khi bác sĩ nói bạn có thể.
Bác sĩ sẽ cho bạn biết khi nào cần thay băng. Bạn không tắm hoặc bơi trong 1 tuần.
Nếu vết rạch bị chảy máu một ít, hãy nằm xuống và ép vào nơi máu chảy trong vòng 30 phút.
Hãy chắc chắn bạn hiểu các hướng dẫn về việc sử dụng các loại thuốc như thuốc làm loãng máu, aspirin hoặc thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như ibuprofen và naproxen.
Gọi cho bác sĩ nếu bạn bị:
- Nhức đầu dữ dội hoặc đau đầu nặng hơn kèm chóng mặt;
- Cứng cổ Nôn và buồn nôn;
- Đau mắt;
- Các vấn đề với thị lực (từ mù lòa cho đến những vấn đề tầm nhìn ngoại vi hay nhìn đôi);
- Các vấn đề về lời nói;
- Các vấn đề suy nghĩ hoặc hiểu biết;
- Các vấn đề nhận biết những thứ xung quanh bạn;
- Thay đổi hành vi;
- Cảm thấy yếu hoặc mất ý thức;
- Mất thăng bằng, phối hợp hoặc mất khả năng sử dụng cơ;
- Yếu hoặc tê tay, chân hoặc mặt.
Ngoài ra, hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn có:
- Chảy máu tại chỗ rạch không bớt sau khi bạn đã ép vào đó;
- Một cánh tay hoặc chân bị thay đổi màu sắc, trở nên lạnh hoặc tê khi chạm vào;
- Các vết màu đỏ, đau, vàng hoặc xanh trong hoặc xung quanh chỗ bị rạch;
- Sốt cao hơn 38,3°C hoặc ớn lạnh.
Bạn hãy đến gặp bác sĩ phẫu thuật trong vòng 2 tuần sau khi xuất viện.
Hãy hỏi bác sĩ nếu bạn cần theo dõi và xét nghiệm trong thời gian dài, bao gồm chụp CT hoặc MRI đầu.
Nếu được đặt ống dẫn lưu dịch não tủy (CSF) sau phẫu thuật phình động mạch, bạn cần theo dõi thường xuyên để đảm bảo nó hoạt động tốt.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh Phẫu thuật phình động mạch não, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!
Tham khảo thêm
- doc Alzheimer - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Amip ăn não - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh bại não - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh bò điên - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cơn thiếu máu não thoáng qua - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh não - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Pick - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh chấn động não - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh chấn thương đầu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh chấn thương đầu nghiêm trọng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh chấn thương đầu nhẹ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh chấn thương sọ não - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Chụp cắt lớp vi tính sọ não - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Chụp mạch não đồ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Cơn thoáng thiếu máu não - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh dị dạng Chiari - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Fahr - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh giả u não - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh giãn não thất - Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
- doc Bệnh hay quên - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Allan-Herndon-Dudley - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đột quỵ xuất huyết - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng sau chấn động - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng serotonin - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh áp xe não - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng tiểu não - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh xuất huyết não - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh xuất huyết dưới nhện - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lạm dụng cocain - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đau nửa đầu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng nhạy cảm với âm thanh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng Wernicke-Korsakoff - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đau đầu về chiều - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đau đầu từng cụm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đau đầu như sét đánh - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đau đầu mạn tính - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đau đầu khi ăn kem - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đau đầu hồi ứng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh đau đầu do quan hệ tình dục - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng hôn mê - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Triệu chứng đau đầu do chọc dò cột sống - Nguyên nhân và cách điều trị
- doc Viêm não Herpes - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm não - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm màng não mô cầu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm màng não do virus - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm màng não do vi khuẩn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm màng não do Streptococcus suis - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm màng não do Haemophilus - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm màng não - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh Huntington - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh huyết khối xoang hang - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh khổng lồ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh liệt trên nhân tiến triển - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư tuyến yên - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư não - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng mất trí nhớ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh mất trí nhớ thể Lewy - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Peptit natri lợi niệu não - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Bệnh Moyamoya - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh não gan - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh não úng thuỷ áp lực bình thường - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nghiện ăn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Nhiễm trùng Naegleria - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiễm trùng não - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhũn não - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u tuyến yên tiết prolactin - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u tuyến yên - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u sọ hầu - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u sao bào (u não tế bào hình sao) - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u nguyên bào tủy - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u não di căn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u não - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Siêu âm xuyên sọ - Quy trình thực hiện và những lưu ý cần biết
- doc Hội chứng phù não - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh rối loạn tuần hoàn não - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng rối loạn xử lý cảm giác - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng rỗng tuỷ sống - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sa sút trí tuệ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh sa sút trí tuệ não mạch - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tăng áp lực nội sọ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh thoát vị não - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tụ máu dưới màng cứng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tụ máu ngoài màng cứng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh túi phình mạch máu não - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u màng não - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị