Bệnh mất trí nhớ thể Lewy - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh mất trí nhớ thể Lewy hay còn gọi là sa sút trí tuệ thể Lewy, là loại phổ biến nhất của chứng mất trí nhớ tiến triển, đứng thứ hai sau bệnh Alzheimer. Những người có bệnh mất trí nhớ thể Lewy có thể gặp ảo giác thị giác, những thay đổi về tính lanh lợi, hoạt bát và khả năng chú ý. Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của bệnh, mời các bạn tham khảo!

Bệnh mất trí nhớ thể Lewy - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Bệnh mất trí nhớ thể Lewy là bệnh gì ?

Bệnh mất trí nhớ thể Lewy hay còn gọi là sa sút trí tuệ thể Lewy, là loại phổ biến nhất của chứng mất trí nhớ tiến triển, đứng thứ hai sau bệnh Alzheimer. Protein tích luỹ, được gọi là thể Lewy, phát triển trong tế bào thần kinh ở vùng não liên quan đến suy nghĩ, trí nhớ và vận động (điều khiển các cử động). Bệnh mất trí nhớ thể Lewy gây suy giảm liên tục về khả năng tinh thần và trí tuệ. Những người có bệnh mất trí nhớ thể Lewy có thể gặp ảo giác thị giác, những thay đổi về tính lanh lợi, hoạt bát và khả năng chú ý. Các ảnh hưởng khác bao gồm các triệu chứng của bệnh Parkinson như cơ bắp cứng, di chuyển chậm và run.

2. Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh mất trí nhớ thể Lewy?

Các triệu chứng phổ biến của bệnh mất trí nhớ thể Lewy là:

  • Hình ảnh ảo giác. Ảo giác có thể là một trong những triệu chứng đầu tiên và thường tái phát. Người bệnh có thể  nhìn thấy các hình dạng, động vật hoặc người mà không có ở đó. Các ảo giác khác về nghe (thính giác), mùi (khứu giác) hoặc chạm (xúc giác)cũng có thể xảy ra.
  • Rối loạn di chuyển. Có thể có các dấu hiệu của bệnh Parkinson (triệu chứng Parkinson) như di chuyển chậm, cơ bắp cứng, run hoặc kéo lê bước chân.
  • Khả năng điều hoà các chức năng cơ thể kém (hệ thống thần kinh tự chủ). Bệnh mất trí nhớ thể Lewy ảnh hưởng đến một phần của hệ thống thần kinh giúp điều hoà huyết áp, nhịp tim, tiết mồ hôi và quá trình tiêu hóa. Điều này có thể dẫn đến chóng mặt, vấp ngã và các vấn đề đường ruột như táo bón.
  • Các vấn đề nhận thức. Bạn có thể gặp những vấn đề về suy nghĩ (nhận thức) tương tự như của bệnh Alzheimer như nhầm lẫn, chú ý kém, có vấn đề về tầm nhìn và mất trí nhớ.
  • Khó ngủ. Bạn có thể mắc các rối loạn hành vi trong khi ngủ giai đoạn mắt nhấp nháy (REM) như thực hiện các hành động trong giấc mơ khi bạn đang ngủ.
  • Sự chú ý thay đổi thất thường. Các cơn buồn ngủ, nhìn chằm chằm rất lâu vào khoảng không, giấc ngủ ngày dài hoặc nói chuyện lộn xộn có thể là những triệu chứng của bệnh.
  • Phiền muộn. Bạn có thể gặp trầm cảm trong thời gian bị bệnh.
  • Thờ ơ. Bạn có thể bị mất động lực làm việc.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra  bệnh mất trí nhớ thể Lewy?

Sa sút trí tuệ thể Lewy là do khối protein hình thành bên trong các tế bào não. Những tích luỹ bất thường này được gọi là thể Lewy.

Những tích luỹ này cũng được tìm thấy ở những người bị bệnh Parkinson và chúng bồi đắp ở các vùng não chịu trách nhiệm về các chức năng như suy nghĩ, nhận thức thị giác và chuyển động cơ bắp.

Vẫn chưa rõ tại sao sự thích luỹ hình thành và làm thế nào chúng làm hỏng tế bào não. Người ta cho rằng một phần của vấn đề là do các protein này ảnh hưởng đến chức năng bình thường của não bộ bằng cách can thiệp vào các xung động dẫn truyền giữa các tế bào não.

Sa sút trí tuệ thể Lewy thường xảy ra ở những người không có tiền sử gia đình mắc bệnh này, mặc dù có vài trường hợp hiếm hoi có yếu tố di truyền.

4. Nguy cơ mắc phải

Mức độ phổ biến của bệnh mất trí nhớ thể Lewy?

Bệnh mất trí nhớ thể Lewy là bệnh phổ biến. Các hình thức khác của mất trí nhớ dạng thoái hóa phổ biến hơn bệnh này là bệnh Alzheimer. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ thể Lewy?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh cơ mất trí nhớ thể Lewy như:

  • Trên 60;
  • Nam giới;
  • Có một thành viên trong gia đình bị bệnh mất trí nhớ thể Lewy hoặc bệnh Parkinson.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trầm cảm có liên quan đến bệnh mất trí nhớ thể Lewy.

5. Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh mất trí nhớ thể Lewy?

Không có một xét nghiệm duy nhất cho bệnh mất trí nhớ thể Lewy.

Một số việc làm cần thiết giúp chẩn đoán bệnh như sau:

  • Đánh giá các triệu chứng – cho dù có những triệu chứng điển hình của bệnh mất trí nhớ thể Lewy;
  • Đánh giá khả năng tinh thần – thường bao gồm một số bài tập và câu hỏi ;
  • Xét nghiệm máu để loại trừ các tình trạng có các triệu chứng tương tự;
  • Chụp hình não bộ như MRI, CT scan hoặc chụp điện toán cắt lớp đơn photon (SPECT) kiểm tra sự chuyên chở dopamine. Các phương pháp này có thể phát hiện ra các dấu hiệu của chứng mất trí hoặc các vấn đề khác của não bộ

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh mất trí nhớ thể Lewy?

Hiện tại chưa có cách chữa trị bệnh sa sút trí tuệ thể Lewy hoặc bất kỳ cách điều trị nào để giảm tốc độ tiến triển của bệnh.

Tuy nhiên, có một số phương pháp điều trị giúp kiểm soát triệu chứng có thể  đến vài năm.

Phương pháp điều trị bao gồm:

Thuốc giúp giảm ảo giác, lú lẫn, lơ mơ, các vấn đề di chuyển và giấc ngủ. Vật lý trị liệu, trị liệu nghề nghiệp, các liệu pháp ngôn ngữ và cách nói chuyện giúp cải thiện các vấn đề về vận động, công việc hàng ngày và giao tiếp. Tâm lý trị liệu như kích thích trí tuệ (các hoạt động và bài tập được thiết kế để cải thiện trí nhớ, kĩ năng giải quyết vấn đề và khả năng ngôn ngữ). Các hoạt động giúp cho bệnh nhân mất trí nhớ như quán cà phê trí nhớ (dành cho những người có vấn đề về trí nhớ và người chăm sóc của họ đến để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn).

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh mất trí nhớ thể Lewy?

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với bệnh mất trí nhớ thể Lewy:

Hỏi bạn bè hoặc các thành viên khác trong gia đình để được giúp đỡ khi bạn cần. Hãy tìm hiểu các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà để giúp bạn chăm sóc cho người mắc bệnh mất trí nhớ thể Lewy. Tập thể dục thường xuyên và có một chế độ ăn uống lành mạnh. Tìm hiểu càng nhiều về căn bệnh này nếu bạn có thể. Bạn có thể hỏi bác sĩ, nhân viên xã hội và những người khác trong nhóm chăm sóc. Tham gia một nhóm hỗ trợ.

Nếu bạn là người chăm sóc cho một người mắc bệnh mất trí nhớ thể Lewy, theo dõi chặt chẽ để đảm bảo bệnh nhân không bị ngã, mất ý thức hoặc phản ứng tiêu cực với thuốc. An ủi và dỗ dành người bệnh trong thời gian họ bị nhầm lẫn, hoang tưởng hoặc có ảo giác.

Người chăm sóc có thể phải sử dụng những lời khuyên sau đây trong các tình huống cá nhân:

  • Nói rõ ràng và đơn giản. Duy trì giao tiếp bằng mắt và nói chậm, dùng câu đơn giản và đừng vội phản ứng. Chỉ đưa ra một ý tưởng hay một chỉ dẫn mỗi lần. Sử dụng cử chỉ và tín hiệu như chỉ tay vào các đồ vật.
  • Khuyến khích tập thể dục. Lợi ích của việc tập thể dục bao gồm những cải thiện về các chức năng của cơ thể,  các triệu chứng về hành vi và suy nhược. Một số nghiên cứu cho thấy tập thể dục có thể làm chậm tốc độ suy giảm nhận thức ở những người bị bệnh mất trí nhớ.
  • Kích thích tâm trí. Tham gia vào trò chơi, câu đố ô chữ và các hoạt động khác liên quan đến việc sử dụng kĩ năng tư duy có thể giúp giảm tốc độ suy giảm trí tuệ ở những người bị bệnh mất trí nhớ.
  • Thiết lập một trình tự vào buổi tối. Các vấn đề hành vi có thể nặng hơn vào ban đêm. Tạo không khí êm dịu mà không có sự phân tâm của truyền hình, dọn rửa chén và hoạt động huyên náo của các thành viên trong gia đình. Bật đèn ngủ để phòng mất phương hướng.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh mất trí nhớ thể Lewy, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị!

Ngày:01/10/2020 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM