Hội chứng serotonin - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Hội chứng Serotonin là khi serotonin trong não quá ít hoặc quá nhiều gây ra một loạt các triệu chứng có khả năng gây tử vong. Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để điều trị hiệu quả bệnh lý này nhé!

Hội chứng serotonin - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Hội chứng serotonin là gì?

Serotonin là một chất hóa học được sản xuất bởi cơ thể, cho phép các tế bào não và các tế bào khác của hệ thần kinh liên lạc với nhau. Quá ít serotonin trong não có thể đóng vai trò gây trầm cảm. Quá nhiều serotonin có thể dẫn đến tăng hoạt động tế bào thần kinh quá mức và gây ra một loạt các triệu chứng có khả năng gây tử vong, còn gọi là hội chứng serotonin.

2. Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng serotonin?

Các triệu chứng phổ biến của hội chứng serotonin là:

  • Lẫn lộn;
  • Kích động hoặc bồn chồn;
  • Giãn đồng tử;
  • Nhức đầu;
  • Những thay đổi về huyết áp và/hoặc nhiệt độ;
  • Buồn nôn và/hoặc nôn mửa;
  • Tiêu chảy;
  • Nhịp tim nhanh;
  • Rung;
  • Mất sự phối hợp cơ hoặc co giật cơ bắp;
  • Run rẩy và nổi da gà;
  • Đổ mồ hôi nhiều.

Trong các trường hợp nặng, hội chứng serotonin có thể đe dọa tính mạng. Nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng như sau, hãy đi cấp cứu ngay lập tức:

  • Sốt cao;
  • Co giật ;
  • Loạn nhịp tim;
  • Bất tỉnh.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn nghi ngờ có hội chứng serotonin sau khi bắt đầu dùng một loại thuốc mới hoặc tăng liều loại thuốc bạn đang uống, hãy gọi bác sĩ ngay lập tức hoặc đến phòng cấp cứu. Nếu các triệu chứng nặng hoặc xấu đi nhanh chóng, bạn hãy đi cấp cứu ngay.

4. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra hội chứng serotonin?

Hội chứng serotonin có thể xảy ra nếu bạn đang dùng thuốc, đặc biệt là các thuốc chống trầm cảm có ảnh hưởng đến nồng độ serotonin trong cơ thể. Nguy cơ cao thường xảy ra hội chứng serotonin khi bạn dùng hai hay nhiều loại thuốc và / hoặc các thực phẩm chức năng gây ảnh hưởng đến nồng độ serotonin. Các trường hợp khác có  khả năng xảy ra khi bạn sử dụng một loại thuốc lần đầu tiên hoặc tăng liều.

Loại thuốc kê toa phổ biến nhất trong các thuốc chống trầm cảm làm tăng serotonin, ức chế tái hấp thu serotonin (SSRIs) bao gồm citalopram (Celexa®), escitalopram (Lexapro®), fluoxetine (Prozac®), fluvoxamine (Luvox®), paroxetin (Paxil®) và sertraline (Zoloft®).

Các thuốc kê toa khác và thuốc không cần toa có thể làm tăng nồng độ serotonin khi dùng đơn lẻ hoặc kết hợp có thể gây hội chứng serotonin bao gồm:

Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRIs), là loại thuốc chống trầm cảm bao gồm desvenlafaxine (Khedezla®), desvenlafaxine succinate (Pristiq®), duloxetine (Cymbalta®), levomilnacipran (Fetzima®) và venlafaxine (Effexor). Các chất ức chế monoamine oxidase (MAOIs) là dòng thuốc chống trầm cảm bao gồm isocarboxazid (Marplan®), phenelzine (Nardil®), tranylcypromin (PARNATE®) và selegilin thẩm thấu qua da (EMSAM®) Buspiron (BuSpar®) loại thuốc dùng điều trị rối loạn lo âu Desyrel (Trazodone®), thuốc kê toa đối với trầm cảm hoặc mất ngủ Các  thuốc điều trị migraine như almotriptan (Axert®), Amerge (naratriptan®), rizatriptan (Maxalt®), sumatriptan (Imitrex®) và zolmitriptan (Zomig®) Một số thuốc giảm đau bao gồm fentanyl (Sublimaze®, Fentora®), fentanyl citrate (Actiq®), meperidine (Demerol®), pentazocine (Talwin®) và tramadol (Ultram®) Dextromethorphan có trong các loại thuốc không cần toa hoặc thuốc kê toa trị ho, thuốc trị cảm Một số loại thuốc kê toa chống buồn nôn như granisetron (Kytril®), metoclopramid (REGLAN®) và ondansetron (Zofran®) Thuốc chống trầm cảm có ảnh hưởng đến nhiều thụ thể serotonin như vortioxetine (Trintellix®) và vilazodone (Viibryd®)

Một số chất bất hợp pháp như LSD và cocaine, thực phẩm chức năng như men St’ John và nhân sâm cũng có thể dẫn đến hội chứng serotonin khi kết hợp với thuốc chống trầm cảm dạng tác động đến serotonin.

4. Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hội chứng serotonin?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây hội chứng serotonin như:

Bạn bắt đầu sử  dụng hoặc tăng liều một loại thuốc làm tăng nồng độ serotonin. Bạn uống nhiều hơn một loại thuốc làm tăng nồng độ serotonin. Bạn uống thảo dược bổ sung làm tăng nồng độ serotonin. Bạn sử dụng một loại thuốc bất hợp pháp gây tăng nồng độ serotonin.

5. Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hội chứng serotonin?

Không có một xét nghiệm duy nhất để chẩn đoán hội chứng serotonin. Bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử bao gồm việc sử dụng thuốc, các sản phẩm bổ sung và ma túy kèm theo thăm khám lâm sàng. Các tình trạng khác có thể gây ra các triệu chứng tương tự như hội chứng serotonin. Các xét nghiệm để loại trừ các nguyên nhân khác của triệu chứng có thể được chỉ định.

Những phương pháp nào dùng để điều trị  hội chứng serotonin điều trị?

Những người bị hội chứng serotonin thường được nhập viện để theo dõi và điều trị các triệu chứng. Ví dụ, các dẫn xuất benzodiazepin được dùng để điều trị lo âu và / hoặc co giật. Dịch truyền tĩnh mạch để duy trì nước và điện giải. Quan trọng nhất là loại trừ các thuốc gây ra hội chứng serotonin. Truyền nước tĩnh mạch (IV) là phổ biến. Trong trường hợp nặng, có thể dùng cyproheptadine (Periactin®) để ngăn sản xuất serotonin.

6. Chế độ sinh hoạt hợp lý

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của hội chứng serotonin?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với hội chứng serotonin:

Nói chuyện với bác sĩ về những rủi ro có thể. Không tự dừng thuốc bạn đang uống. Nếu bác sĩ kê toa loại thuốc mới, bảo đảm bác sĩ biết về tất cả các loại thuốc khác mà bạn đang dùng, đặc biệt nếu bạn nhận toa thuốc từ nhiều bác sĩ. Nếu bạn và bác sĩ  quyết định những lợi ích của việc kết hợp một số loại thuốc ảnh hưởng đến nồng độ serotonin lớn hơn so với những rủi ro, cẩn thận với hội chứng serotonin.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hy vọng với một số thông tin trên đây về Hội chứng Serotonin sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh. Chúc các bạn sức khỏe!

Ngày:19/10/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM