Bệnh đau đầu từng cụm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Đau đầu từng cụm là một trong những tình trạng đau đầu nghiêm trọng, không theo nhịp mạch đập và kéo dài. Cơn đau thường ở sâu bên trong, xung quanh mắt ở một bên đầu, sau đó lan đến trán, thái dương và má. Vậy nguyên nhân và triệu chứng của bệnh là gì? Làm thế nào để điều trị hiệu quả? Tham khảo ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Bệnh đau đầu từng cụm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Định nghĩa

Đau đầu từng cụm (đau đầu cụm, nhức đầu cụm) là bệnh gì?

Đau đầu từng cụm hay còn gọi là đau đầu cụm hoặc nhức đầu cụm. Đây là một trong những tình trạng đau đầu nghiêm trọng, không theo nhịp mạch đập và kéo dài. Cơn đau thường ở sâu bên trong, xung quanh mắt ở một bên đầu, sau đó lan đến trán, thái dương và má. Đau đầu từng cụm có thể xuất hiện đột ngột rồi hết nhanh hoặc hết từ từ.

Nhức đầu cụm không thể đoán trước được. Có thể trong vài tháng bạn không đau đầu, nhưng sau đó lại tái phát. Bệnh có thể là dấu hiệu của một số bệnh khác như có khối u trong não hoặc bị vỡ mạch máu đến não.

Những ai thường mắc phải đau đầu từng cụm (đau đầu cụm, nhức đầu cụm)?

Đau đầu từng cụm là căn bệnh không quá phổ biến. Bệnh có thể xảy ra ở nam lẫn nữ. Tuy nhiên đau đầu cụm thường xảy ra với nam giới hơn nữ giới và các dấu hiệu đầu tiên thuờng xảy ra với người trên độ tuổi 20.

2. Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của đau đầu từng cụm (đau đầu cụm, nhức đầu cụm) là gì?

Dấu hiệu đặc trưng của nhức đầu cụm là đau buốt và rất dữ dội ở một bên đầu kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, nhạy cảm với tiếng động và ánh sáng. Mỗi cơn đau kéo dài từ 15 phút cho tới 3 tiếng. Đa số các cơn đau xảy ra vào ban đêm sau khi bạn đã ngủ 1-2 tiếng và làm cho người bệnh thường xuyên thức giấc vào ban đêm.

Một số triệu chứng khác như bị đỏ mắt, mắt sụp mí, nghẹt mũi hoặc chảy mũi và sưng mặt ở nửa bên đầu bị đau. Các bệnh nhân cho biết cơn đau sẽ nặng thêm nếu bệnh nhân nằm nghỉ, nên sau các cơn đau người bệnh thường sẽ mệt mỏi.

Cơn đau đầu xuất hiện bất chợt và liên tục trong một khoảng thời gian tạo thành các cụm đau đầu. Mỗi cụm đau đầu kéo dài khoảng 6 đến 12 tuần sau. Sau mỗi cụm, con đau đầu thường không xuất hiện lại trong vài tháng hoặc đôi khi vài năm. Chu kỳ các cụm đau đầu thường đều nhau và xuất hiện theo mùa như trong mỗi mùa xuân hoặc mùa thu.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn cần đi khám ngay nếu bạn có các triệu chứng như:

Đột ngột đau đầu nặng, như bị đánh vào đầu; Đau đầu kèm sốt, buồn nôn hoặcnôn mửa, cứng cổ, rối loạn tâm thần, co giật, tê liệt, hoặc khó khăn trong việc nói; Đau đầu sau một chấn thương vào đầu, ngay cả khi đó là chỉ là ngã hay va đập nhẹ, đặc biệt là nếu đau đầu ngày càng nhiều; Đột ngột nhức đầu dữ dội không giống như những cơn đau đầu khác bạn đã từng bị; Đau đầu càng ngày càng nặng hơn trong vài ngày liên tiế

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra đau đầu từng cụm (đau đầu cụm, nhức đầu cụm) là gì?

Vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây nhức đầu cụm. Các nhà nghiên cứu cho rằng đó là do ảnh hưởng của biến chứng trong vùng dưới đồi của não bộ. Vùng dưới đồi có chức năng dẫn truyền các xung thần kinh đến các bộ phận khác của não bộ và điều khiển các chức năng sinh lý như điều tiết các hormone trong cơ thể cũng như đồng hồ sinh lý.

Bạn có thể bị đau đầu từng cụm do dùng thuốc giảm đau thắt ngực chứa nitroglycerin, hút thuốc, nghiện rượu, giờ ngủ thất thường và tiếp xúc nhiều với dung môi gốc dầu như nước hoa hoặc dung môi dầu mỏ.

4. Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau đầu từng cụm (đau đầu cụm, nhức đầu cụm)?

Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị đau đầu từng cụm bao gồm:

Độ tuổi: tuổi từ 20-50 tuổi thường gặp đau đầu từng cụm hơn; Hút thuốc lá, nghiện rượu: những người hút thuốc nhiều hoặc nghiện rượu có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường; Có người thân trong gia đình từng bị đau đầu từng cụm.

5. Điều trị

Nhng thông tin được cung cp không th thay thế cho li khuyên ca các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham kho ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị đau đầu từng cụm (đau đầu cụm, nhức đầu cụm)?

Hiện vẫn chưa có cách điều trị cho bệnh đau đầu từng cụm. Mục đích điều trị bệnh chủ yếu là giảm triệu chứng vì bệnh này không thể chữa khỏi. Tuy nhiên vì bệnh xảy ra theo chu kỳ, vẫn có cách đề phòng bệnh.

Khi cơn đau đầu xảy ra, bác sĩ sẽ chỉ định uống thuốc giảm đau như Triptans, Octreotide hay Dihydroergotamine. Để chống cơn đau đầu, bác sĩ sẽ cho dùng thuốc trước khi cụm đau đầu xảy ra và từ từ giảm lượng thuốc khi cụm đau đầu kết thúc. Các biện pháp phòng chống bao gồm Verapamil, Methysergide, Lithium, Corticosteroids, Topiramate. Nên cẩn thận khi sử dụng các loại thuốc này và luôn theo sự chỉ định của bác sĩ hoặc chuyên viên.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán đau đầu từng cụm (đau đầu cụm, nhức đầu cụm)?

Bác sĩ chẩn đoán đau đầu từng cụm thông qua hỏi trực tiếp và khám lâm sàng. Các xét nghiệm khác nói chung không cần thiết cho chẩn đoán đau đầu từng cụm. Nếu tính chất triệu chứng không giống đau đầu từng cụm, các bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm bổ sung như chụp cộng hưởng từ (MRI) vùng đầu để có thể phát hiện được các bệnh lý khác.

6. Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của đau đầu từng cụm (đau đầu cụm, nhức đầu cụm)?

Bạn có thể kiểm soát tốt nhức đầu cụm nếu bạn lưu ý vài điều sau:

Ngủ đủ và đúng giờ; Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ; Hỏi ý kiến bác sĩ của bạn trước khi sử dụng thuốc giảm đau không kê toa; Tái khám đúng hẹn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hy vọng với một số thông tin trên đây về bệnh đau đầu từng cụm, sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh. Chúc các bạn sức khỏe!

Ngày:13/10/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM