Giải SBT Hóa 12

Môn Hóa học lớp 12 là một môn học được đánh giá khá khó và quan trọng. Để có kiến thức thật tốt chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT các bạn học sinh cần có phương pháp học cụ thể và khoa học. Với mong muốn giúp các bạn học sinh có thêm nhiều kiến thức và tài liệu học tập để học thật tốt môn Hóa học lớp 12, eLib đã tổng hợp các bài tập SBT Hóa học 12 bao gồm phương pháp giải và hướng dẫn giải cụ thể cho từng bài tập trong sách bài tập. Mời các bạn cùng tham khảo nhé!

1. Giới thiệu nội dung SBT Hóa học 12

Với mong muốn đem đến cho các bạn học sinh lớp 12 có thêm nhiều tài liệu học tập môn Hóa và đạt kết quả thật cao trong các kì thi sắp tới, eLib xin giới thiệu đến các em nội dung giải bài tập chương trình SBT môn Hóa học 12 bao gồm 9 chương với 40 bài bên dưới đây. Nội dung giải bài tập SBT được biên tập đầy đủ, bám sát với nội dung chương trình Hóa 12, bố cục rõ ràng, thuận tiện để các bạn có thể tham khảo từng nội dung chi tiết ở Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile.

2. Phương pháp học tốt môn Hóa học 12

Hóa học là một bộ môn khoa học có khối lượng lớn kiến thức cả về lý thuyết lẫn bài tập. Để học tốt môn Hóa học cần nắm vững bản chất hiện tượng hóa học, nắm vững các kiến thức cơ bản đã được học, vận dụng tối ưu các kiến thức cơ bản để giải quyết một hay nhiều vấn đề mới. Vì vậy, eLib sẽ chỉ ra các mẹo hữu ích giúp các em tiếp thu môn Hóa lớp 12 hiệu quả. 

2.1. Cách học Hóa tốt nhất là xây dựng niềm say mê với nó

Trong bất kỳ môn học nào, nếu các em không có niềm say mê và yêu thích thì chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn để có thể vượt qua nó. Hóa học cũng vậy, khi mang một tâm lý chắn ghét, sợ hãi thì sẽ không thể nào học tốt được. Vì thế, xây dựng lòng say mê cũng là một bí quyết học môn hóa hiệu quả.

2.2. Tập trung lắng nghe giáo viên

Đừng bao giờ làm việc riêng trong giờ học, đó cũng là một kinh nghiệm học tập môn Hóa. “Giờ nào việc đó”, không chỉ riêng môn Hóa mà các em nên lưu ý vấn đề này khi học bất kỳ môn học nào. Phải tập trung lắng nghe sự giảng dạy của giáo viên, đồng thời cần phải đặt ra câu hỏi đối với những vấn đề mình chưa hiểu. Các em nên rèn luyện thái độ học tập tích cực bằng cách thường xuyên trao đổi, thảo luận để cho tiết học thêm sinh động, bớt nhàm chán. Nhờ đó, tinh thần của các em cũng thấy thoải mái, bớt cẳng thảng hơn và học tập hiệu quả hơn.

2.3. Tự học ở nhà

Tự học vẫn là cách học tập hiệu quả nhất. Giáo viên chỉ là người truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm, đồng thời giải quyết giúp các em những vướng mắc khi cảm thấy khó khăn. Bản thân các em chính là sự quyết định. Vì vậy, ngoài việc xem bài kỹ trước khi đến lớp thì sau những tiết học các em cũng phải học và áp dụng vào làm bài tập ngay sau khi về nhà.

Trước hết, phải ghi nhớ kỹ lý thuyết sau đó vận dụng vào bài tập. Chăm chỉ làm đi làm lại những dạng bài tập trong sách giáo khoa cũng như nghiên cứu thêm những sách tham khảo các em sẽ rút ra được cách làm cũng như các bước giải bài tập hóa. Từ đó, việc giải một bài tập sẽ trở nên đơn giản hơn. Vì kiến thức về môn hóa rất nhiều và khó nhớ, nên các em phải làm sao để hệ thống lại một cách gọn gàng, biến những kiến thức của thầy cô và sách vở thành kiến thức của chính mình.

2.4. Cách làm tốt bài tập hóa học

Muốn học giỏi môn Hóa học, học sinh cần nắm vững hóa tính – điều chế, kết hợp với cấu tạo, lí tính, chú ý các hiện tượng hóa học xảy ra.

- Viết phương trình phản ứng : phải nắm vững phần hóa tính các chất, suy nghĩ xem loại hợp chất đó có thể tác dụng được với những tác chất nào ?

- Chuỗi phản ứng : Nắm vững cả hóa tính và điều chế, mối quan hệ giữa các chất, sự thay đổi mạch cacbon,…kết hợp với điều kiện phản ứng để suy luận tìm công thức các chất (đối với dạng khó), nhớ cân bằng và ghi rõ điều kiện nếu có.

- Nhận diện hóa chất : nắm được thuốc thử cần dùng, dấu hiệu, và viết phương trình phản ứng kèm dấu hiệu.

- Giải thích hiện tượng, chứng minh : viết được phản ứng xảy ra ở từng giai đoạn, chú ý sự tạo kết tủa – bay hơi hay sự thay đổi màu sắc, mùi, …

3. Bí quyết đạt điểm cao bài thi môn Hóa 12

3.1. Chuẩn bị trước kỳ thi

Tâm lý đóng vai trò quan trọng trong việc thí sinh đạt điểm cao, vì vậy, hãy thư giãn, đừng quá căng thẳng và tự gây áp lực. Các bạn làm bài thi hết sức, xong môn nào, hãy tạm gạt sang một bên để tập trung môn khác.
Từ nay đến ngày thi, các bạn chú ý ngủ và dậy đúng giờ, ăn uống đầy đủ, những ngày thi không nên ăn đồ lạ.

Thí sinh nên đọc lại những lý thuyết khó nhớ nhất trong sách giáo khoa mang tính rà soát chứ không nên nhồi nhét.

Các bạn cũng nên xem lại các đề thi đại học những năm gần đây, đề thi minh họa. Tuy nhiên, đọc lại để định hướng cách làm, rèn tư duy chứ không phải ngồi làm lại tất cả.

3.2. Trong quá trình làm bài thi

Các bạn hãy làm bài thi theo kỹ năng làm bài trắc nghiệm chung, như làm câu dễ trước, câu khó sau; phân bổ thời gian làm bài…, đồng thời chú ý thêm các kỹ năng riêng đối với môn Hóa học như sau:

Làm trước câu hỏi lý thuyết vì phần lớn là câu dễ, nếu không làm được hãy tạm bỏ qua.

Bài tập: Làm phần chắc chắn trước. Trong đề thi, các bài tập hữu cơ và vô cơ thường được xếp xen kẽ. Các bạn nên chọn làm vô cơ hay hữu cơ trước để tập trung kiến thức. 

Nguyên tắc làm bài tập: Nếu quá 3 phút/1 câu, các bạn không tiếp tục làm câu đó nữa để đảm bảo thời gian làm những câu còn lại. Hãy quay lại làm các câu khó, cực khó cuối cùng.

Nháp cũng cần kỹ năng: Giấy nháp là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các bạn trong quá trình làm bài thi. Các bạn nên nháp gọn gàng, rõ ràng, không nên lộn xộn. 

Bài thi trắc nghiệm có nhiều bài tập, các bạn nháp lộn xộn, sẽ khó kiểm tra lại. Tốt nhất, thí sinh nên nháp xong bài nào thì kẻ ngang tờ giấy để phân cách những bài còn lại.

Lưu trữ các ý tưởng quan trọng đối với các câu chưa tìm ra đáp số. Học sinh hãy ghi lại các ý đã phân tích được như sơ đồ phản ứng, phép tính, để khi làm lại có thể tiết kiệm thời gian. 

Với các bài đã cố gắng hết sức mà không ra kết quả, thí sinh cũng đừng vội nản. Phương pháp may rủi cũng cần có tính toán. Hãy cố gắng kết hợp tất cả thông tin có thể tìm ra đáp án.

Phân bổ thời gian hợp lý cho bài thi. Ví dụ, mục tiêu chỉ có 7 điểm, hãy ưu tiên phân bổ thời gian nhiều hơn cho 35 câu đầu (nếu đề thi sắp xếp theo cấu trúc từ dễ đến khó). 

Chú ý tận dụng hết thời gian làm bài, không nên ra sớm, hãy để 5-10 phút để kiểm tra lại bài làm trước khi nộp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM